7. Kết cấu của luận văn
3.2.1. Nhóm các giải pháp về cơ chế hoạt động chung
3.2.1.1. Liên kết hoạt động với các Quỹ môi trường địa phương:
Hiện nay, có 46 tổ chức Quỹ Bảo vệ môi trường, trong đó, có 01 Quỹ Bảo vệ môi trường Trung ương (Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam), 44 Bảo vệ môi trường địa phương và 01 Quỹ Bảo vệ môi trường ngành than. Để các Quỹ hoạt động tập trung, thống nhất và đạt hiệu quả cao, cần hình thành hệ thống kết nối giữa Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam và các quỹ bảo vệ môi trường địa phương. Trong đó, Quỹ BVMTVN đóng vai trò là đầu mối quốc gia, phát huy được năng lực tài chính của chính mình cũng như huy động năng lực tài chính của toàn mạng lưới cho các mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Quỹ BVMTVN là đơn vị có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ tài chính trong lĩnh vực môi trường, hỗ trợ cho các Quỹ môi trường địa phương trong công tác đào tạo, nâng cao năng lực, hỗ trợ công tác quản lý tài chính. Quỹ
Bảo vệ môi trường địa phương sẽ giúp Quỹ trong cung cấp thông tin khách hàng tại địa bàn địa phương. Ngoài ra, có thể phối hợp đồng cho vay trong các dự án ngoài khả năng cho vay của các quỹ địa phương (đồng cho vay).
Hơn nữa, cần xem xét, xây dựng, ban hành hệ thống văn bản pháp lý nhằm thống nhất mô hình, tổ chức hoạt động, cơ chế tài chính của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam và các Quỹ Bảo vệ môi trường địa phương.
Hình 3.1: Mô hình mối quan hệ giữa Quỹ quốc gia và địa phƣơng
3.2.1.2. Mở chi nhánh tại các vùng miền:
Theo quy định tại Điều lệ hoạt động và tổ chức của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, Quỹ có thể mở trung tâm, chi nhánh để phục vụ cho hoạt động của Quỹ. Mặt khác, xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay về phục vụ khách hàng, miền Nam là vùng ở khoảng cách xa Quỹ nhất nhưng lại cho vay nhiều nhất tại Quỹ. Miền Nam cũng là khu vực phát triển kinh tế với nhiều ngành nghề, lĩnh vực do đó cũng dẫn tới việc phát triển trong đầu tư bảo vệ môi trường. Để có thể mở rộng hoạt động của Quỹ, tăng trưởng hoạt động cho vay, nới lỏng chính sách tín dụng trong việc thu hút khách hàng vay vốn thì việc mở rộng bộ máy tổ chức của Quỹ là điều thiết yếu. Tháng 7/2018, Quỹ BVMTVN đã mở thêm 01 Văn phòng đại diện khu vực miền Nam, có trụ sở đặt tại TP. HCM.
Theo đó, để có thể nâng cao vị thế của Quỹ cũng như đáp ứng tình hình thực tế triển khai trong các hoạt động hỗ trợ tài chính nói chung và hoạt động cho vay nói riêng của Quỹ, đề xuất mở chi nhánh tại khu vực miền Trung trong giai đoạn 2019 đến 2020.
Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng
Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức Quỹ sau khi mở chi nhánh miền Trung
Hoạt động của chi nhánh nhằm phần nào hạn chế về vị trí địa lý của Quỹ. Hoạt động của chi nhánh bao gồm hỗ trợ trong công tác chăm sóc và phát triển khách hàng, tư vấn hồ sơ nghiệp vụ, quản lý giám sát các hoạt động của các doanh nghiệp vay vốn tại Quỹ. Đồng thời, trong công tác cho vay có thể phân quyền phê duyệt hạn mức đối với chi nhánh theo như mô hình của Ngân hàng thương mại.