7. Kết cấu của luận văn
3.3.4. Kiến nghị đối với khách hàng
Nâng cao năng lực, kinh nghiệm quản trị điều hành của người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp, các cá nhân. Quản lý tốt hoạt động kinh doanh, tránh tình trạng đầu tư quá mức, mở rộng kinh doanh bằng mọi giá trong khi các nguồn lực về con người, vốn, công nghệ...và thị trường chưa đầy đủ, dẫn đến
hoạt động kinh doanh gặp khó khăn, thua lỗ, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán các khoản nợ tại Ngân hàng và các TCTC.
Cần nắm vững những quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh, quyền và nghĩa vụ của mình trong quan hệ với các đối tác cũng như quan hệ vay vốn tại Quỹ. Nâng cao hơn nữa ý thức tuân thủ quy định của pháp luật. Tránh tình trạng vi phạm cam kết do nguyên nhân không biết hoặc hiểu sai quy định, dẫn đến cố tình gây cản trở Quỹ trong việc thực hiện các quyền đối với tài sản, nghĩa vụ nợ của khách hàng và/hoặc bên bảo lãnh.
Chú trọng nâng cao chất lượng các báo cáo tài chính cung cấp cho Quỹ thông qua việc sử dụng báo cáo tài chính đã được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán độc lập. Thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình tài chính, luồng tiền luân chuyển để có thể chủ động trong kinh doanh, khắc phục kịp thời khi tình hình tài chính có dấu hiệu suy giảm, mất cân đối.
TÓM TẮT CHƢƠNG 3
Trên cơ sở thực trạng quản lý hoạt động cho vay tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam như đã phân tích ở Chương 2, tác giả đã nêu lên được định hướng phát triển của Quỹ nói chung cũng như định hướng hoạt động cho vay nói riêng trong giai đoạn tới tại Chương 3, đồng thời tác giả cũng đã đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động cho vay tại Quỹ BVMTVN như: (i) Nhóm các giải pháp về cơ chế hoạt động chung, bao gồm: Liên kết hoạt động với các Quỹ môi trường địa phương, Mở chi nhánh tại các vùng miền; (ii) Nhóm các giải pháp về hoạt động cho vay, bao gồm: Hoàn thiện chính sách cho vay, Hoàn thiện bộ máy tổ chức cho vay, Hoàn thiện quy trình, nghiệp vụ cho vay, Nhóm giải pháp về kiểm tra, giám sát sau cho vay và quản lý nợ xấu; (iii) Một số giải pháp khác, bao gồm: Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên làm công tác tín dụng; Tăng cường công tác quản lý cán bộ, hạn chế tiêu cực trong công tác cho vay; Xây dựng hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cho vay. Ngoài ra, tác giả cũng kiến nghị đối với Chính phủ, Bộ ngành, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, khách hàng liên quan đến hoạt động cho vay tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để đảm bảo đạt được những mục tiêu đề ra.
KẾT LUẬN
Cùng với sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về vốn đầu tư bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu đã và đang là một nhu cầu vô cùng cấp thiết. Tuy nhiên việc sử dụng nguồn vốn, quản lý vốn vay có hiệu quả hay không là vấn đề quan trọng hơn rất nhiều bởi nó mang tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam. Trong hoạt động ngân hàng nói chung và đối với Quỹ Bảo vệ môi trường nói riêng thì vấn đề quản lý hoạt động cho vay nhằm nâng cao chất lượng cho vay là vấn đề thu hút sự quan tâm nhiều nhất và cũng là vấn đề mà các nhà lãnh đạo ngân hàng dành nhiều tâm huyết nhất.
Với mong muốn góp phần vào việc hoàn thiện công tác quản lý hoạt động cho vay tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, đề tài ““Quản lý về hỗ trợ tài chính tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam” trong đó tập trung chủ yếu là quản lý hoạt động cho vay đã phân tích những mặt đạt được, những tồn tại hạn chế trong công tác quản lý cho vay tại Quỹ BVMTVN và phân tích các nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế đó. Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp, biện pháp đối với hoạt động chung của Quỹ và công tác quản lý hoạt động cho vay nói riêng phù hợp với thực tiễn.
Luận văn được thực hiện và hoàn thành từ kết quả học tập và trau dồi kiến thức, kỹ năng về hoạt động ngân hàng trong quá trình học tập tại lớp cao học chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng, do các thầy cô giáo của Học viện Hành chính Quốc gia giảng dạy; đặc biệt là sự hướng dẫn tận tâm của thầy giáo PGS. TS. Trần Văn Giao, công tác tại Học viện Hành chính Quốc gia.
Qua thời gian nghiên cứu lý luận, tìm hiểu thực tiễn về công tác quản lý hoạt động cho vay tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, tôi nhận thấy Quỹ là một trong những đơn vị có nhiều triển vọng phát triển, luôn tuân thủ tốt những nguyên tắc, qui chế, quy trình về quản lý cho vay đảm bảo chất lượng
tín dụng. Đồng thời qua nghiên cứu thực trạng cũng nhận thấy những dấu hiệu rủi ro tiềm ẩn có khả năng phát sinh trong tương lai làm xấu đi chất lượng hoạt động tín dụng của Quỹ BVMTVN so với hiện nay do công tác quản lý cho vay còn một số thiếu sót. Trên cơ sở điều kiện thực tiễn và tính chất đặc thủ của Quỹ, những khó khăn và thuận lợi, khách quan lẫn chủ quan, tác giả đã đưa ra một số giải pháp cơ bản trong ngắn hạn và dài hạn, để hạn chế tối đa những khả năng xấu có thể phát sinh nhằm hoàn thiện công tác quản lý cho vay tại đơn vị.
Tuy nhiên việc hoàn thiện công tác quản lý cho vay đòi hỏi phải được tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu ở góc độ sâu hơn, chính xác hơn. Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng vì trình độ và thời gian dành cho nghiên cứu còn hạn chế nên các giải pháp mà tác giả đưa ra không thể tránh khỏi sai sót, tính thuyết phục và khái quát chưa cao. Tuy nhiên, tác giả vẫn hy vọng những tồn tại và giải pháp trên sớm được nghiên cứu xem xét. Vì vậy mong được sự góp ý chân thành và cảm thông của các thầy cô giáo.
Một lần nữa tôi xin được cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy giáo PGS.TS. Trần Văn Giao, các thầy cô giáo Học viện Hành chính Quốc gia, ban lãnh đạo và đồng nghiệp tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Hải Anh (2015), Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay ưu đãi tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
2. Nguyễn Ngọc Anh (2016), Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng Quỹ môi trường của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
3. Dương Thị Phương Anh (2015), Nâng cao hiệu quả quản lý nợ xấu cho các dự án vay vốn tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Học viện Ngân Hàng, Hà Nội.
4. Bộ Tài chính và Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam (2014), Hợp đồng ủy quyền cho vay lại số 06/2013/UQ/BTC-QLN ngày 02 tháng 4 năm 2014.
5. Bộ Tài chính (2015), Thông tư hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam, Thông tư số 132/2015/TT-BTC ngày 28 tháng 8 năm 2015.
6. Hoàng Hà Giang (2017), Phát triển hoạt động cho vay của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội.
7. Phạm Quốc Khánh (2015), Nghiệp vụ tín dụng của các Quỹ Bảo vệ môi trường ở Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội.
8. Nguyễn Thu Lan (2011), Quản lý cho vay tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong quá trình hội nhập, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học kinh tế Quốc dân.
9. Lê Hải Lâm (2017), Cơ chế hỗ trợ tài chính của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội.
10.Nguyễn Trọng Nam (2014), Quản lý cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn, Luận án tiến sĩ, Học viện Ngân hàng.
11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Văn bản hợp nhất quyết định quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, Văn bản hợp nhất số 20/VBHN-NHNN.
12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007), Quyết định sửa đổi Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động, Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN.
13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010), Thông tư quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ, Thông tư số 15/2010/TT-NHNN.
14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN.
15. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010.
16. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014.
17. Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam (2018), Báo cáo tài chính các năm 2016, 2017, 2018, Hà Nội.
18. Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam (2018), Báo cáo tổng kết các năm 2016, 2017, 2018, Hà Nội.
19. Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam (2013), Chiến lược phát triển Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.
20. Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam (2014), Số tay nghiệp vụ tín dụng, Hà Nội.
21. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2018), Quyết định ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, Quyết định số 2168/QĐ-BTNMT ngày 05 tháng 7 năm 2018.
với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, Thông tư số 03/2017/TT-BTNMT ngày 21 tháng 3 năm 2017.
23.Nguyễn Thị Thơm (2017), Nâng cao chất lượng của việc cấp tín dụng tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội.
24. Thủ tướng Chính phủ (2015), Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường, Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015.
25. Thủ tướng Chính phủ (2002), Quyết định về việc thành lập, tổ chức và hoạt động Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, Quyết định số 82/2002/QĐ- TTg ngày 26 tháng 6 năm 2002.
26. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định về tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, Quyết định số 78/2014/QĐ-TTg ngày 26 tháng 12 năm 2014.
27. Nguyễn Văn Tiến (2013), Giáo trình tín dụng ngân hàng, Nxb thống kê, Hà Nội.
28. Nguyễn Văn Tiến (2015), Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại, Nxb thống kê, Hà Nội.
29. Nguyễn Trần Tú (2014), Nâng cao hiệu quả công tác quản lý cho vay đối với học sinh, sinh viên tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh.
30. Bùi Cách Tuyến (2014), Một số vấn đề về Quỹ Bảo vệ môi trường, Nxb Tư Pháp, Hà Nội.
31.Website: i
- ihttp://www.monre.gov.vn/ i(Bộ iTài inguyên ivà iMôi itrường); - https://www.vepf.vn/ (Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam).