Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý về hỗ trợ tài chính tại quỹ bảo vệ môi trường việt nam (Trang 115 - 121)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Một số giải pháp khác

3.2.3.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên làm công tác tín dụng

Cho dù chính sách tín dụng có đúng đắn đến đâu, quy trình tín dụng có chặt chẽ đến đâu mà yếu tố con người không tương xứng hoặc không được bố trí thích hợp thì hiệu quả đạt được cũng không thể nào cao được. Nói chung, yếu tố con người là quan trọng nhất trong việc thực hiện bất kỳ mục đích nào của con người, do chính con người đặt ra. Con người là yếu tố trung tâm, vừa

là nền tảng để phát hiện, đánh giá và hạn chế kịp thời những rủi ro tín dụng nhưng đồng thời cũng là nguyên nhân gây ra tổn thất tín dụng từ những rủi ro xuất phát từ yếu tố đạo đức, năng lực yếu kém. Vì vậy, chỉ có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ BVMTVN bằng cách sử dụng yếu tố con người trong vận hành cơ chế hỗ trợ tài chính của Quỹ.

Quỹ BVMTVN cần quan tâm đúng mức việc đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu về từng nghiệp vụ cụ thể, từng đối tượng khách hàng có đặc điểm đặc thù về sản xuất kinh doanh cụ thể. Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề trao đổi các bài học kinh nghiệm liên quan đến tín dụng. Cập nhật kiến thức về nghiệp vụ và tập huấn các quy định pháp luật mới. Ngoài ra, cần tổ chức đội ngũ giảng dạy là các chuyên gia bên ngoài, các cán bộ chuyên viên tín dụng có kinh nghiệm của các ngân hàng, biên soạn và cập nhật giáo trình giảng dạy mang tính thực tiễn, trang bị cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy, tổ chức kiểm tra nghiêm túc, khuyến khích tinh thần học tập bằng cơ chế khen thưởng đề bạt.

Hiện nay, thực tế cho thấy cường độ làm việc của các cán bộ tín dụng trong thời gian qua là khá căng thẳng, thậm chí việc làm thêm ngoài giờ cũng khá phổ biến. Và điều này đã dẫn đến những hạn chế của các hoạt động tiếp xúc với khách hàng, kiểm tra và kiểm soát các khoản cho vay. Vì vậy, để đảm bảo an toàn tín dụng, đủ nhân lực nắm bắt các cơ hội mới thì việc tăng cường cả về số lượng và chất lượng sẽ giúp cho Quỹ BVMTVN đảm bảo nhịp độ tăng trưởng tín dụng đồng thời đảm bảo chất lượng tín dụng.

Quỹ cũng cần phải chú trọng nhiều hơn, đòi hỏi cao hơn và có thái độ rõ ràng hơn đối với cán bộ tín dụng nhằm hạn chế rủi ro trong cho vay như là:

- Về năng lực công tác: đòi hỏi những cán bộ có liên quan đến hoạt động cho vay phải thường xuyên nghiên cứu, học tập, nắm vững, thực hiện đúng các

quy định hiện hành và phải không ngừng nâng cao năng lực công tác, nhất là khả năng phát hiện, ngăn chặn những thủ đoạn lợi dụng khách hàng.

- Về phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm: yêu cầu mỗi cán bộ Quỹ phải luôn tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, nêu cao ý thức trách nhiệm. Cán bộ ở cương vị càng cao thì càng phải gương mẫu.

Quỹ BVMTVN cần phải có chế độ đãi ngộ, khen thưởng hợp lý, công bằng: đối với cán bộ có thành tích xuất sắc thì nên được biểu dương, khen thưởng cả về mặt vật chất lẫn tinh thần tương xứng với kết quả mà họ mang lại, kể cả việc nâng lương trước thời hạn hoặc đề bạt lên vị trí cao hơn; đối với cán bộ có sai phạm thì tùy theo mức độ mà có thể giáo dục thuyết phục hoặc xử lý kỷ luật. Có như vậy thì kỷ cương trong hoạt động tín dụng, uy tín của Quỹ BVMTVN sẽ ngày càng được nâng cao và chất lượng tín dụng chắc chắn sẽ được cải thiện.

Có thể tiến hành điều động, luân chuyển cán bộ tín dụng giữa các phòng nhằm đánh giá và xem xét một cách khách quan nhất trong việc bố trí và sắp xếp cán bộ. Thông qua quá trình đánh giá này phân loại cán bộ, đồng thời để có kế hoạch đào tạo, đào tại lại cán bộ, thậm chí phải xử lý sắp xếp lại lao động và bố trí làm công việc khác phù hợp hơn.

Ngoài ra, Quỹ phải thường xuyên liên kết, tổ chức các khóa đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao trình độ cho cán bộ. Đồng thời, Quỹ không thể bỏ qua việc xây dựng chính sách đãi ngộ nhân sự, thực hiện cơ chế tài chính thông thoáng nhằm thu hút được nhân tài và duy trì đủ nhân lực chất lượng có thể đảm nhiệm các hoạt động tín dụng của Quỹ. Số lượng cán bộ tín dụng có kinh nghiệm hiện nay tại Quỹ luôn thiếu, trong khi các ngân hàng lại thu hút nhân sự với chính sách đãi ngộ tốt hơn đã dẫn đến tình trạng “chảy máu chất xám”. Đứng trước tình hình như vậy, việc xây dựng chính sách đãi ngộ để thu hút nhân sự là vấn đề bức thiết và cấp bách.

Giải pháp đưa ra dựa trên cơ sở phân tích một trong những nguyên nhân ảnh hưởng xấu tới công tác quản lý tín dụng là chất lượng nhân sự chưa cao, kinh nghiệm còn hạn chế. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với quá trình hiện đại hóa, chuyên môn hóa, Quỹ BVMTVN không ngừng phát triển các sản phẩm tín dụng nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn với mục tiêu phát triển an toàn, bền vững, hiệu quả. Tiến trình đổi mới đòi hỏi phải đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nhân lực đảm bảo hoạt động đa năng với nhiều nghiệp vụ khác nhau, nhạy cảm với những biến động về kinh tế, chính trị. Công tác đào tạo bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nâng cao các kỹ năng đối với cán bộ nhân viên cần phải tiến hành thường xuyên, vừa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ hiện tại vừa đảm bảo nhân lực phát triển trong tương lai.

Để nâng cao trình độ cán bộ nhân viên, Quỹ BVMTVN cần thực hiện: * Tổ chức lớp học nâng cao trình độ cho cán bộ tín dụng:

Hình thức tổ chức giảng dậy tập trung bao gồm lý thuyết chính về thẩm định tín dụng, các quy định mới của pháp luật về hoạt động kinh tế, hoạt động ngân hàng, phương pháp dự báo và thực hành xử lý các tình huống đề ra. Có nhiều phương án lựa chọn có thể: Tự học tại cơ quan, hoặc có thể cử cán bộ luân phiên đi học tại các cơ sở đào tạo.

* Định kỳ tổ chức hội thi nghiệp vụ trong toàn Quỹ nên thường xuyên tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ theo định kỳ 2 - 3 năm một lần, theo từng nghiệp vụ trong đó chú trọng nghiệp vụ cho vay và kiểm soát, quản lý sau cho vay:

- Việc tổ chức hội thi sẽ dấy lên phong trào tự học tập, nghiên cứu tại các Phòng/ban và mỗi cá nhân trong toàn Quỹ.

- Nội dung Hội thi nên khuyến khích mạnh các sáng kiến mới, ý tưởng hay, những kinh nghiệm tốt để từ đó các đơn vị tham gia sẽ có điều kiện học tập và ứng dựng vào thực tiễn tại đơn vị.

Kết quả đạt được sau khi thực hiện giải pháp đó là:

- Học viên sẽ nắm được qui trình phân tích tín dụng và rủi ro tín dụng một cách toàn diện trên nhiều khía cạnh khác nhau như qui trình cho vay, phân tích báo cáo tài chính, thẩm định dự án, và quản lý danh mục cho vay từ đó định hình phương án quản lý đối với từng nhóm đối tượng khách hàng cụ thể.

- Giúp học viên có cách nhìn nhận tổng quát dựa trên những đánh giá nhiều khía cạnh phi tài chính có ảnh hưởng đến khả năng cho vay và trả nợ vay của khách hàng như thẩm định kế hoạch kinh doanh, phân tích ngành, phân tích vĩ mô và dự báo khả triển vọng về lĩnh vực khách hàng xin vay.…

- Học viên sẽ có được các kỹ năng cần thiết, tự tin hơn, khéo léo hơn trong việc tiếp xúc, tư vấn khách hàng và sử lý các tình huống xảy ra, giúp nâng cao hiệu quả công tác quản lý khoản vay.

Sau khi hoàn thành khóa học và tham gia các kỳ thi nghiệp vụ, kỳ vọng học viên sẽ có sự nhìn nhận tổng quát về tình hình kinh tế xã hội để lựa chọn khách hàng hoặc lĩnh vực cho vay phù hợp, đồng thời nâng cao kỹ năng thẩm định tính khả thi của phương án, dự án. Từ đó nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý hoạt động cho vay tại Quỹ.

3.2.3.2. Tăng cường công tác quản lý cán bộ, hạn chế tiêu cực trong công tác cho vay

Đã có rất nhiều rủi ro tín dụng do chính bản thân bên cho vay gây ra, trong đó có nhiều trường hợp xảy ra với hậu quả rất nghiệm trọng và mức độ thiệt hại về kinh tế là rất lớn. Nguyên nhân chủ yếu là do: Năng lực chuyên môn của cán bộ nhân viên trực tiếp làm công tác tín dụng yếu, không đủ trình độ để thẩm định, phân tích, đánh giá về khách hàng và nhận định về xu hướng vận động của kinh tế xã hội trong lĩnh vực cho vay; Do đạo đức nghề nghiệp của cán bộ nhân viên bị xuống cấp đã lợi dụng những kẽ hở của chính sách,

cơ chế để vụ lợi, tiêu cực trong công tác cho vay làm thất thoát vốn; Và do công tác quản lý cán bộ, và cơ chế giám sát của Ban lãnh đạo. Sự lỏng lẻo trong công tác quản lý sẽ làm nảy sinh các tư tưởng tiêu cực hoặc chủ quan của người thừa hành. Thực tế đã cho thấy đã có rất nhiều vụ án kinh tế xảy ra do nguyên nhân buông lỏng công tác quản lý cán bộ và không làm tốt công tác giám sát việc thừa hành nhiệm vụ của nhân viên.

Vì vậy, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam cần:

- Tổ chức họp toàn thể cán bộ nhân viên phụ trách công tác cho vay định kỳ một lần/tháng để kiểm điểm về công tác tín dụng và đề ra kế hoạch công tác cho tháng tiếp theo. Chất lượng công việc của mỗi cá nhân và tập thể sẽ là căn cứ để đánh giá chất lượng công tác của cá nhân và trách nhiệm của người lãnh đạo trực tiếp. Qua đó bình xét tiền lương, tiền thưởng theo mức độ đóng góp của cá nhân hoặc xem xét việc bổ nhiệm lại, luân chuyển đối với cán bộ phụ trách.

- Thường xuyên kiểm tra đột xuất về công tác cho vay và quản lý cho vay: Đối chiếu số dư tiền gửi, tiền vay trực tiếp với khách hàng, phỏng vấn khách hàng về quá trình vay tiền, trả tiền tại Quỹ. Công tác này có thể giao cho Phòng Kiểm soát nội bộ và Pháp chế thực hiện thường xuyên hoặc có thể trực tiếp Ban lãnh đạo Quỹ kiểm tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.

- Tăng cường công tác kiểm soát hạn chế tiêu cực trong công tác cho vay: Hàng năm, Quỹ phải phân công lại địa bàn quản lý cho vay theo nguyên tắc mỗi cán bộ tín dụng quản lý không quá 1 năm đối với một địa bàn cụ thể và không hoán đổi chéo lặp đi lặp lại về địa bàn quản lý giữa 2 cán bộ tín dụng cho nhau.

- Đặt các hòm thư góp ý ở những nơi giao dịch hoặc lắp đặt số điện thoại đường dây nóng để nắm bắt thông tin phản ánh từ khách hàng, cán bộ nhân viên hoặc những người có quan tâm đến các hoạt động của Quỹ BVMTVN.

Công tác tác giám sát và quản lý cán bộ hoàn toàn có thể thực hiện được, không tốn kém và chắc chắn sẽ hạn chế được các rủi ro do cán cán bộ nhân viên gây ra, đồng thời sẽ tăng cường được trách nhiệm của cá nhân với công việc. Việc luân chuyển cán bộ và thực hiện đổi địa bàn quản lý tín dụng còn có tác dụng trong việc khai thác tiềm năng tư duy, sáng tạo của nhân viên.

3.2.3.3. Xây dựng hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cho vay

Thông tin liên quan đến khách hàng là yếu tố quan trọng, có ý nghĩa quan trọng trong việc hạn chế rủi ro đối với hoạt động cho vay. Do vậy, Quỹ BVMTVN cần phải xây dựng hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro, thông tin có tính cảnh báo rủi ro sớm. Để xây dựng được hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cho vay, Quỹ cần phải không ngừng đổi mới và hiện đại hoá hệ thống thu thập, xử lý thông tin khách hàng, thông tin quản trị, đảm bảo các nguồn thông tin sử dụng phải là nguồn thông tin đáng tin cậy và có hệ thống.

Thu thập thông tin về khách hàng: Hiện nay việc khai thác thông tin về khách hàng thường qua báo cáo của khách hàng. Chẳng hạn, thông tin về tài chính thường dựa trên báo cáo tài chính do khách hàng lập và thường không qua kiểm toán, không có cơ quan chức năng xác định tính trung thực của báo cáo. Do vậy, bên cạnh việc thu thập thông tin từ khách hàng, cán bộ tín dụng cần thu thập thêm thông tin từ các đối tác của khách hàng, từ những TCTD mà khách hàng có quan hệ hoặc từ cơ quan quản lý khách hàng, từ CIC của NHNN….

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý về hỗ trợ tài chính tại quỹ bảo vệ môi trường việt nam (Trang 115 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)