Kinh nghiệm quản lý hoạt động cho vay tại một số NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý về hỗ trợ tài chính tại quỹ bảo vệ môi trường việt nam (Trang 44 - 46)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.1. Kinh nghiệm quản lý hoạt động cho vay tại một số NHTM

1.4.1.1. Kinh nghiệm quản lý hoạt động cho vay từ thất bại của Tổng Công ty Tài chính Dầu khí Việt Nam (PVFC)

Bài học về quản lý nợ xấu, nâng cao trình độ chuyên môn CBTD và việc phân bổ vốn vay cho các đối tượng khách hàng khác nhau.

Tổng Công ty Tài chính Dầu khí Việt Nam là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tiền thân là Công ty Tài chính Dầu khí, được thành lập từ năm 2000 với phương châm hoạt động “Vì sự phát triển vững mạnh của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN)”.

Với sứ mệnh quan trọng là thu xếp nguồn vốn cho PVN, PVFC đã chủ động hợp tác với các TCTD, định chế tài chính lớn trong và ngoài nước; xây dựng và triển khai kế hoạch, thu xếp vốn kịp thời, đáp ứng nhu cầu về vốn cho PVN và các đơn vị thành viên triển khai các dự án đầu tư đúng tiến độ, bảo đảm yêu cầu tăng trưởng của ngành Dầu khí. PVFC cũng đã tham gia với tư cách là đơn vị tư vấn cổ phần hóa thành công cho các đơn vị lớn trong và ngoài ngành Dầu khí. Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động tín dụng của PVFC còn bộc lộ nhiều hạn chế như sau:

- Công tác thu hồi nợ chưa tốt, nợ quá hạn của năm trước chưa được xử lý, thu hồi được cơ cấu lại và chuyển sang năm sau. Với chủ trương ưu tiên, khuyến khích thực hiện cấp tín dụng ưu đãi đối với các khách hàng trong ngành dầu khí nên một số doanh nghiệp trong ngành phát sinh nợ quá hạn nhưng PVFC vẫn tiếp tục cho vay thêm hoặc gia hạn nợ để đơn vị phục hồi sản xuất.

- PVFC đã cho vay theo kế hoạch Nhà nước, cho vay theo ủy thác của Chính phủ, cho vay đối với các doanh nghiệp quốc doanh cao với các công

trình dài hạn chủ yếu thuộc lĩnh vực xây dựng, giao thông, thủy điện. Khi đến hạn trả nợ, các doanh nghiệp này thường không trả được nợ đúng hạn, phải gia hạn thêm hoặc xử lý theo hướng dẫn của Chính phủ như đưa vào danh mục nợ khoanh hay được Nhà nước bù lỗ.

- Tỷ lệ nợ xấu của PVFC chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng lên (năm 2012 tỷ lệ nợ xấu khoảng 4,5%, cao hơn so với mức hơn 2% của năm 2011), điều này đồng nghĩa với việc PVFC phải đối mặt với việc rủi ro mất vốn là khá cao.

- Nguồn lực cán bộ tín dụng còn hạn chế, ít kinh nghiệm. Do đó, công tác đánh giá, thẩm định tính khả thi, hiệu quả của các dự án vay vốn trung dài hạn chưa tốt. Tài sản đảm bảo nợ vay, phát mại tài sản đảm bảo tiền vay gặp nhiều khó khăn và làm giảm sút giá trị của tài sản.

- PVFC đã tập trung cho vay vào một số khách hàng lớn như Tập đoàn công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), vì vậy khi các doanh nghiệp này không trả được nợ sẽ đẩy nợ quá hạn, nợ xấu của PVFC tăng lên và PVFC vẫn đang tiếp tục làm việc với Vinashin, Vinalines và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về phương án xử lý và thu hồi các khoản cho vay này.

Đến tháng 8/2012, Chính phủ đã yêu cầu PVN không duy trì PVFC và theo đó PVFC sẽ thực hiện chuyển đổi thông qua hợp nhất với một NHTM. Tháng 9/2013, PVFC và Ngân hàng TMCP Phương Tây đã chính thức sáp nhập thành Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcom Bank).

1.4.1.2. Kinh nghiệm từ một số Quỹ Bảo vệ môi trường trên thế giới

- Quỹ chuyên dụng để kiểm soát ô nhiễm (Trung Quốc): Bài học về việc mở rộng quy mô nguồn vốn hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn đầu tư bảo vệ môi trường của khách hàng và duy trì hoạt động lâu dài của Quỹ.

Nguồn vốn hoạt động của Quỹ chuyên dụng để kiểm soát ô nhiễm từ thuế, phí ô nhiễm và tiền phát sinh từ quá trình hoạt động, một phần được bổ sung từ nguồn ngân sách của chính quyền địa phương. Hoạt động hỗ trợ tài chính chủ yếu là tài trợ không hoàn lại và cho vay với lãi suất ưu đãi đối với các dự án kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước.

Quỹ chuyên dụng để kiểm soát ô nhiễm dành 20-30% tổng nguồn vốn phục vụ mục đích tài trợ không hoàn lại cho các dự án đầu tư kiểm soát ô nhiễm. Nguồn vốn còn lại được phục vụ mục đích cho vay với lãi suất ưu đãi. Hoạt động của Quỹ chuyên dụng để kiểm soát ô nhiễm đạt được một số kết quả nhất định trong việc hỗ trợ tài chính cho các dự án kiểm soát và xử lý ô nhiễm. Tuy nhiên, do quy mô nguồn vốn còn nhỏ, Quỹ không đáp ứng đủ nhu cầu cần hỗ trợ tài chính của các dự án môi trường.

- Quỹ FUNBIO (Brazil) và Quỹ FMCN (Mexico): Bài học về việc giới hạn lĩnh vực ưu tiên hỗ trợ tài chính nhằm hạn chế việc phân tán vốn vay vào nhiều lĩnh vực sẽ dễ dẫn đến rủi ro tín dụng.

Đây là hai trong rất nhiều Quỹ Bảo vệ môi trường trên thế giới chỉ lựa chọn đầu tư một số lĩnh vực môi trường nhất định, danh mục cho vay quá đa dạng sẽ khiến nguồn vốn bị phân tán và dễ dẫn đến rủi ro tín dụng. Quỹ FUNBIO (Brazil) ưu tiên cho các dự án có liên quan đến hoạt động bảo tồn, Quỹ FMCN (Mexico) tập trung tài trợ không hoàn lại cho các chương trình nằm trong ba mục tiêu: bảo tồn hệ sinh thái và các loại động thực vật, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên và cuối cùng là tăng cường thể chế và giáo dục môi trường (Ricardo B, 1998).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý về hỗ trợ tài chính tại quỹ bảo vệ môi trường việt nam (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)