7. Kết cấu của luận văn
3.1.2. Định hướng hoạt động cho vay trong giai đoạn tới
- Hoàn thiện bộ máy tổ chức, chi nhánh, phòng ban nghiệp vụ để phục vụ cho công tác cho vay của Quỹ.
- Hoàn thiện các văn bản pháp lý cấp nội bộ, quy trình thẩm định cho vay, xử lý tài sản bảo đảm để tăng cường kiểm soát rủi ro cho Quỹ.
- Nâng cao chất lượng tín dụng từ khâu thẩm định cho vay, quản lý vốn vay, nâng cao quyền tự chủ, chịu trách nhiệm trong việc thẩm định, cho vay, cơ cấu lại nợ và xử lý nợ xấu, nợ có vấn đề. Làm tốt công tác thông tin phòng ngừa, thường xuyên tổ chức kiểm tra hoạt động chuyên đề tín dụng qua đó chấn chỉnh những sai sót trong cho vay và quản lý sử dụng vốn vay. Không ngừng hoàn thiện chính sách, quy trình nghiệp vụ cho vay và bộ máy tổ chức cho vay.
- Phát triển dư nợ đi đôi với chất lượng tín dụng, thực hiện tốt công tác quản lý tín dụng phù hợp với tình hình thực tiễn. Phấu đấu tăng dư nợ hàng năm từ 15-20%, giảm tỷ lệ nợ xấu dưới 3%.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại, tích cực và rèn luyện phương pháp làm việc có khoa học, tăng cường đào tạo cán bộ tín dụng cùng tham gia bồi dưỡng các khóa học ngắn ngày như kỹ năng tiếp xúc, tư vấn khách hàng có nhu cầu vay vốn cũng như các kiến thức có liên quan đến các lĩnh vực ưu tiên cho vay nhằm giúp cho cán bộ tín dụng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao năng lực quản lý rủi ro, năng lực phân tích thị trường. Cán bộ tín dụng phải chuyên sâu tác nghiệp, tự nghiên cứu, có tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, phấn đấu không để phát sinh nợ quá hạn mới.
- Coi trọng công tác đo lường, phòng ngừa rủi ro, cảnh báo rủi ro và hoàn thiện nâng cấp hệ thống thông tin quản trị khách hàng. Thông tin về kinh tế xã hội có liên quan phải được phân tích đánh giá tác động kịp thời, khai thác các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, từ đó tìm kiếm các thông tin
chính xác và giúp cho việc phòng ngừa cũng như điều hành các hoạt động quản trị rủi ro tín dụng được hiệu quả cao nhất.
- Đối với khách hàng là Doanh nghiệp và các tổ chức, phải thường xuyên cập nhật tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và phân tích tình hình tài chính, sau đó là khách hàng hộ gia đình vay vốn. Thường xuyên rà soát và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, từ đó có cơ sở để phân loại nợ một cách chính xác.
- Xây dựng hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ. Phương pháp định tính cần được thiết lập một cách cụ thể và phải vận hành hiệu quả nhằm đảm bảo sự tin cậy và chính xác việc chấm điểm, để kết quả phân loại nợ và thông tin cho quá trình quản lý rủi ro tín dụng.