7. Kết cấu của luận văn
2.2.5. Quản lý nợ xấu
Cùng với việc tăng trưởng doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng được Quỹ BVMTVN quan tâm và chú trọng một cách nghiêm túc vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng quay vòng vốn tín dụng, thu nhập của Quỹ. Đồng thời phản ánh công tác quản lý cho vay theo thời gian, nghĩa là thu hồi vốn vay đúng kỳ đáo hạn. Mục tiêu của hoạt động tín dụng là an toàn, hạn chế rủi ro và sinh lợi nên Quỹ thường xuyên đẩy mạnh thu nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ có dấu hiệu rủi ro.
Năm 2016 Số tiền Số tiền % 2017/2016 Số tiền % 2018/2017 Tổng doanh số thu nợ 181.439 177.639 -2,09% 182.742 2,87% Thu nợ gốc 160.120 157.065 -1,91% 161.440 2,79%
Thu nợ lãi vay 21.319 20.574 -3,50% 21.302 3,54%
(Nguồn: Báo cáo công tác tín dụng của Quỹ BVMTVN giai đoạn 2016-2018) Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2017 Năm 2018
Bảng 2.8: Doanh số thu nợ của Quỹ BVMTVN giai đoạn 2016-2018
Số liệu Bảng 2.8 cho thấy, tổng doanh số thu nợ các năm tăng, giảm không đều, cụ thể:
- Năm 2017 tổng doanh số thu nợ giảm 2,09% so với năm 2016 tương ứng giảm số tuyệt đối: 3.800 triệu đồng.
- Năm 2018 tổng doanh số thu nợ tăng mạnh, đạt tỷ lệ 2,87% so với năm 2017, tương ứng tăng số tuyệt đối: 5.103 triệu đồng.
Qua xem xét số liệu trực tiếp tại Quỹ BVMTVN trong 17 năm hoạt động vừa qua, hầu hết các món vay của các Quỹ đều được trả đầy đủ gốc và lãi trước hạn, đúng hạn. Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng dư nợ 515.557 100% 603.464 100% 17,05% 766.798 100% 27,07% Nợ nhóm 1 466.665 90,52% 557.605 92,40% 19,49% 711.764 92,82% 27,65% Nợ nhóm 2 11.310 2,19% 12.920 2,14% 14,24% 35.270 4,60% 172,99% Nợ nhóm 3 3.600 0,70% 0 0,00% -100,00% 0 0,00% Nợ nhóm 4 21.750 4,22% 0 0,00% -100,00% 0 0,00% Nợ nhóm 5 12.232 2,37% 32.939 5,46% 169,29% 19.764 2,58% -40,00% Nợ xấu (cộng từ nhóm 3-5) 37.582 7,29% 32.939 5,46% -12,35% 19.764 2,58% -40,00% Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ 7,29% 5,46% 2,58%
Bảng 2.9: Phân loại dư nợ cho vay của Quỹ BVMTVN giai đoạn 2016-2018
Phân loại
Đvt: Triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo tài chính được kiểm toán của Quỹ BVMTVN giai đoạn 2016-2018)
Năm 2016 Tăng, giảm 2017/2016 Năm 2017 Tăng, giảm 2018/2017 Năm 2018
Nhìn chung, các nhóm nợ tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được phân loại rõ ràng, theo quy định chung của Ngân hàng Nhà nước. Các khoản nợ tại Quỹ vẫn tập trung ở nhóm 1 là nhóm nợ an toàn (chiếm trên 90%). Qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ cho thấy trong giai đoạn 2016-2018, Ban Giám đốc Quỹ BVMTVN đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý nợ xấu, qua đó tỷ lệ nợ xấu tuy vẫn ở mức cao nhưng đã giảm rõ rệt qua các năm, nếu năm 2016 tỷ lệ nợ xấu là 7,29%, đến năm 2017 tỷ lệ nợ xấu đã giảm xuống còn 5,46% (giảm 12,35% so với năm 2016), đặc biệt đến năm 2018 tỷ lệ nợ xấu giảm xuống chỉ còn 2,58% (giảm 40% so với năm 2017) đạt ngưỡng chuẩn do NHNN quy định về tỷ lệ nợ xấu 3%. Đây là tín hiệu đáng mừng trong công tác quản lý hoạt động cho vay của Quỹ BVMTVN trong giai đoạn 2016-2018, mặc dù tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng mạnh qua các năm (năm
2017 tăng 17,06% so với với năm 2016, năm 2018 tăng 27,07% so với năm 2017) nhưng tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh và trong tầm kiểm soát.
Tình hình nợ xấu qua các năm cụ thể như sau:
- Năm 2016, tổng nợ xấu 37.582 triệu đồng, chiếm 7,29%/tổng dư nợ, chiếm. Trong đó chủ yếu nợ nhóm 4 (chiếm 57%/tổng nợ quá hạn).
- Năm 2017, tổng nợ xấu 32.939 triệu đồng, chiếm 5,46%/tổng dư nợ. So với năm 2012, tổng nợ xấu giảm (-) 12,35%; trong đó 100% là giảm nợ nhóm 3 và 4, tỷ lệ giảm (-) 100%, nhưng nợ nhóm 5 tăng 169,29%.
- Năm 2018, tổng nợ xấu 19.764 triệu đồng, chiếm 2,58%/tổng dư nợ. So với năm 2017, tổng nợ xấu giảm mạnh với tốc độ (-) 40% đó là do giảm nợ nhóm 5 với số tiền là (-) 13.175 triệu đồng.
Cũng qua Bảng 2.9 cho thấy nợ xấu của Quỹ BVMTVN chủ yếu là nợ thuộc nhóm 5 (đặc biệt trong 2 năm 2017 và 2018 100% nợ xấu là nợ nhóm 5). Trong đó, trên 90% dư nợ trong nhóm 5 được bảo lãnh vay vốn bởi các NHTM tại Việt Nam có uy tín và tiềm lực tài chính mạnh như Vietcombank, BIDV, Vietinbank, NHTM Quân đội... do vậy, rủi ro trong việc có khả năng mất vốn đối với nợ thuộc nhóm 5 là rất thấp.
Trong giai đoạn 2016-2018, nợ xấu của Quỹ BVMTVN cũng biến động theo khó khăn chung của nền kinh tế Việt Nam cũng như kinh tế thế giới. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, thị trường bất động sản, vật liệu xây dựng đóng băng, tồn kho hàng hóa tiêu dùng, tồn kho nguyên nhiên vật liệu cao. Các dự án đầu tư bảo vệ môi trường còn gặp khó khăn hơn rất nhiều so với các dự án đầu tư kinh doanh khác do đặc thù của đầu tư bảo vệ môi trường không có lợi nhuận (đối với phần đầu tư xử lý chất thải do doanh nghiệp trực tiếp thải ra) hoặc lợi nhuận rất thấp (đối với dự án xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, sản xuất sản phẩm sạch, năng lượng tái tạo). Mặc dù vậy, khả năng thu hồi nợ của Quỹ
BVMTVN vẫn được đánh giá cao do phần lớn các khoản nợ này đều được bảo lãnh bởi các chi nhánh ngân hàng thương mại tại địa phương. Một số ít được thế chấp bằng tài sản (nhà đất và máy móc, thiết bị sản xuất). Quỹ BVMTVN đã coi công tác thu hồi nợ là nhiệm vụ ưu tiên, đã tiến hành đánh giá nguyên nhân, tình trạng và tính khả thi của phương án xử lý nợ đối với các khách hàng nằm trong nhóm nợ xấu, làm cơ sở đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp đối với từng đối tượng khách hàng: Kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tài sản thế chấp của khách hàng; Phối hợp với ngân hàng bảo lãnh đôn đốc khách hàng trả nợ hoặc yêu cầu ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; Xử lý tài sản đảm bảo; Khởi kiện ra tòa án; Cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng; Tranh thủ sự ủng hộ và hỗ trợ của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng trong việc xử lý giải quyết các khoản nợ khó đòi, tồn đọng kéo dài …