Quản lý theo đối tượng cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý về hỗ trợ tài chính tại quỹ bảo vệ môi trường việt nam (Trang 70 - 73)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.3. Quản lý theo đối tượng cho vay

Theo quy định hiện hành, Quỹ BVMTVN được cho vay theo lĩnh vực ưu tiên gồm 8 lĩnh vực:

- Lĩnh vực 1: Xử lý nước thải tập trung Khu/Cụm công nghiệp; Nước thải sinh hoạt tập trung có công suất thiết kế từ 2.500m3 nước thải trở lên trong một ngày đêm đối với khu vực đô thị từ loại IV trở lên.

- Lĩnh vực 2: Xử lý chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp tập trung. - Lĩnh vực 3: Xử lý chất thải các nhà máy, bệnh viện và làng nghề (nước thải, khí thải, khói bụi,…).

- Lĩnh vực 4: Xử lý rác thải sinh hoạt.

- Lĩnh vực 5: Sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường; sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải.

- Lĩnh vực 6: Triển khai công nghệ thân thiện môi trường, sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, sản xuất năng lượng tái tạo.

- Lĩnh vực 7: Mua sắm thiết bị, phương tiện chuyên dùng sử dụng trực tiếp trong việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải; quan trắc và phân tích môi trường.

- Lĩnh vực 8: Các lĩnh vực khác quy định trong Nghị định 19/2015/NĐ- CP ngày 14/02/2015 (Theo Phụ lục III – danh mục hoạt động bảo vệ môi trường được ưu đãi hỗ trợ).

Bảng 2.4: Tổng hợp cho vay theo lĩnh vực của Quỹ BVMTVN tính đến ngày 31/12/2018 TT Lĩnh vực ƣu tiên Tổng mức cấp tín dụng (tỷ đồng) Số lƣợng dự án Tỷ trọng (theo lĩnh vực)

1 Xử lý nước thải công nghiệp tập trung; nước thải sinh hoạt tập trung > 2500m³/ngày

1.048,63 85 39,5%

2 Xử lý chất thải nguy hại, chất thải

công nghiệp tập trung 286,71 27 10,8%

3 Xử lý chất thải nhà máy, bệnh viện,

làng nghề 114,15 15 4,3%

4 Xử lý rác thải sinh hoạt 217,69 16 8,3%

5 Sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường; sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải

382,28 24 14,4%

6 Triển khai công nghệ thân thiện môi trường, sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, sản xuất năng lượng tái tạo

507,06 82 19,1%

7 Mua sắm thiết bị, phương tiện chuyên dùng sử dụng trực tiếp trong việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải, quan trắc và phân tích môi trường

87,60 25 3,4%

8 Các lĩnh vực khác theo quy định tại Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ

10,62 01 0,4%

Cộng 2.654,75 275 100,0%

Qua số liệu tại Bảng 2.4 cho thấy hoạt động cho vay tập trung nhiều nhất ở lĩnh vực xử lý chất thải công nghiệp (chiếm đến trên 39,5% tổng giá trị cho vay), tiếp theo là lĩnh vực triển khai công nghệ thân thiện môi trường, sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, sản xuất năng lượng tái tạo (chiếm 19,1% tổng giá trị cho vay).

Bảng 2.5: Dƣ nợ cho vay theo lĩnh vực ƣu tiên của Quỹ BVMTVN giai đoạn 2016-2018

Đvt: triệu đồng

Stt Lĩnh vực Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Dƣ nợ Tỷ trọng Dƣ nợ Tỷ trọng Dƣ nợ Tỷ trọng 1 Lĩnh vực 1 131.828 25,57% 169.030 28,01% 235.790 30,75% 2 Lĩnh vực 2 103.421 20,06% 130.107 21,56% 189.706 24,74% 3 Lĩnh vực 3 88.315 17,13% 108.322 17,95% 125.141 16,32% 4 Lĩnh vực 4 37.172 7,21% 48.579 8,05% 30.519 3,98% 5 Lĩnh vực 5 49.133 9,53% 54.432 9,02% 92.476 12,06% 6 Lĩnh vực 6 66.146 12,83% 64.752 10,73% 67.402 8,79% 7 Lĩnh vực 7 24.644 4,78% 19.854 3,29% 19.630 2,56% 8 Lĩnh vực 8 14.900 2,89% 8.388 1,39% 6.134 0,80% Tổng cộng 515.557 100,00% 603.464 100,00% 766.798 100,00%

(Nguồn: Phòng Kế hoạch và Hợp tác quốc tế, Quỹ BVMTVN giai đoạn 2016-2018)

Qua Bảng 2.5 cho thấy, tỷ trọng dư nợ cho vay đối với các dự án thuộc lĩnh vực ưu tiên 1 (Xử lý nước thải công nghiệp tập trung; nước thải sinh hoạt tập trung > 2500m³/ngày) luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các lĩnh vực khác và có xu hướng tăng lên qua các năm với tỷ trọng trung bình qua các năm là 28,11%; Sau đó đến lĩnh vực 2 (dự án xử lý nước thải của các nhà

máy, xí nghiệp) chiếm tỷ trọng trung bình qua các năm là 22,12%, tiếp đến là lĩnh vực 3 (Xử lý chất thải các nhà máy, bệnh viện và làng nghề) với tỷ trọng trung bình qua các năm là 17,13%; lĩnh vực 5 (Sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường; sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải) chiếm tỷ trọng trung bình qua các năm khoảng 10,20%. Điều này cho thấy thấy, thời gian vừa qua các doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp và xử lý chất công nghiệp khá nhiều, đây là các dự án mang lại nguồn doanh thu lớn và ổn định cho doanh nghiệp.

Sự chênh lệch về tỷ trọng cho vay đối với các lĩnh vực có khoảng cách nhích lại gần nhau hơn. Điều này cho thấy sự quan tâm một cách đồng bộ và toàn diện về bảo vệ môi trường của Nhà nước cũng như của tư nhân.

Trên thực tế, hoạt động cho vay của Quỹ rất hữu hiệu cho công tác bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp, đặc biệt được các doanh nghiệp vừa và nhỏ đánh giá cao vì họ đặc biệt khó khăn khi tiếp cận vốn của ngân hàng.

Ngoài ra, việc cho vay các dự án theo nguyên tắc bảo toàn vốn, tái thu hồi cho các dự án khác vay góp phần giảm gánh nặng về vốn cho các dự án bảo vệ môi trường từ Ngân sách Nhà nước và được giám sát chặt chẽ hơn do hoạt động theo cơ chế kiểm soát riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý về hỗ trợ tài chính tại quỹ bảo vệ môi trường việt nam (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)