Sự cần thiết và nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống buôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 29)

7. Kết cấu của luận văn

1.1.5. Sự cần thiết và nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống buôn

lậu và gian lận thương mại

Hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại là một trong những hoạt động kinh tế phi pháp có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Do vậy, hoạt động này cần có sự quản lý của nhà nước để đảm bảo cho các hoạt động của nền kinh tế quốc dân phát triển đúng hướng, ngăn chặn, đẩy lùi và trừng trị thích đáng đối với các hành vi buôn lậu và gian lận thương

mại. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thể hiện rõ ở những lý do sau đây:

Buôn lậu và gian lận thương mại là một trong những mặt trái của nền kinh tế thị trường, gây cản trở cho sự tăng trưởng và phát triển của đất nước, đe dọa sự cạnh tranh lành mạnh cũng như lợi ích hợp pháp giữa các chủ thể trong nền kinh tế.

Phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại là sự nghiệp lâu dài, phức tạp của toàn Đảng, toàn dân, đòi hỏi sự tham gia đồng bộ của nhiều Bộ, ngành, địa phương và cả hệ thống chính trị. Để có sự phối hợp đồng bộ thì chỉ có Nhà nước mới có khả năng tổ chức và quản lý các hoạt động đó.

Quản lý là nhiệm vụ và quyền hạn của Nhà nước trong tất cả các lĩnh vực nói chung và trong công tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại nói riêng. Thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại tức là Nhà nước đang thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình để duy trì sự ổn định và phát triển xã hội. Tăng cường quản lý nhà nước là cần thiết và là nhiệm vụ cấp bách để đáp ứng các yêu cầu về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trong giai đoạn mới, giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

1.2. N i dung quản lý nhà nƣớc về phòng, chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại

Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại là sự tác động có tổ chức và bằng quyền lực nhà nước lên các hoạt động kinh tế nhằm đảm bảo cho các hoạt động kinh tế phát triển đúng định hướng, đúng quy định pháp luật và đạt được hiệu quả cao nhất. Do vậy, quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ và hiệu quả của nhiều ngành, nhiều cấp. Nội dung của hoạt động phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại là những công việc cụ thể mà Nhà nước làm để thực hiện vai trò, chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại, có thể nêu một số nội dung chính như sau:

Một là, xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chiến lược, chương trình, chính sách, kế hoạch phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại

Việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chiến lược, chương trình, chính sách, kế hoạch về kinh tế nói chung và về hoạt động phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại nói riêng phải do nhà nước trực tiếp thực hiện. Chỉ có nhà nước với quyền lực và bộ máy của mình mới có thể xây dựng, chỉ đạo thực hiện các chiến lược, chương trình, chính sách, kế hoạch cho mọi hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra theo đúng định hướng Nhà nước đã vạch ra.

Hai là, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về công tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại

Nhà nước thông qua việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về công tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại để điều chỉnh các quan hệ xã hội cũng như góp phần tạo cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học để hướng dẫn, bảo đảm cho các hoạt động phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại.

Thông qua đó, cũng xác định về vị trí, tổ chức, bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn và chức năng của các cơ quan làm nhiệm vụ chống buôn lậu và gian lận thương mại. Đảm bảo được sự phối hợp giữa các ngành, các cấp và toàn thể xã hội trong việc thực hiện đồng loạt các chiến lược, chính sách chung về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại.

Ba là, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại

Bộ máy về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại phải có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa địa phương và trung ương, giữa các bộ, ngành để đáp ứng được yêu cầu quản lý, kiểm soát hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại. Bộ máy về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại bao gồm các bộ, ngành như: Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Xây

dựng, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Tổng Cục Hải quan, Tổng Cục thuế và hệ thống UBND các cấp.

Đặc biệt, đóng vai trò quan trọng trong công tác này là Ban Chỉ đạo Chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại từ trung ương đến địa phương (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 127 nay là Ban Chỉ đạo 389). Tại Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo 127 (nay là Ban Chỉ đạo 389) thuộc Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) và các thành viên của Ban Chỉ đạo 127 Trung ương (nay là Ban Chỉ đạo 389) có đại diện của các bộ, ngành chức năng. Tại địa phương, Trưởng Ban Chỉ đạo 127 địa phương thường là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phó trưởng Ban Chỉ đạo 127 địa phương (nay là Ban Chỉ đạo 389) là Giám đốc (hoặc Phó Giám đốc) Sở Công Thương và các thành viên của Ban Chỉ đạo là Phó giám đốc của các Sở, ngành chức năng như Công an, Hải quan, Thuế, Tài chính, Phó Chủ tịch UBND các thành phố, quận, huyện, thị xã, v.v...

Bốn là, phối hợp, hợp tác giữa các ngành, khu vực và quốc tế trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại

Sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước có chức năng thực hiện quản lý về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại sẽ tạo nên sự đồng bộ trong thực hiện các giải pháp phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại. Hợp tác quốc tế song phương, đa phương với khu vực, các nước, các tổ chức và cá nhân nước ngoài để tranh thủ sự giúp đỡ về kinh nghiệm, tài chính, công nghệ thông tin trong hoạt động đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại.

Năm là, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại cho quần chúng nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp

Phải tập trung tuyên truyền, tổ chức phổ biến, quán triệt các văn bản, các quy định của Nhà nước và các chương trình, kế hoạch của UBND cấp tỉnh về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại tới các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các đoàn thể, các tổ chức, doanh nghiệp và công dân; thường xuyên đổi

mới công tác tuyên truyền để tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, tạo thành dư luận xã hội lên án nghiêm khắc đối với các hành vi, các hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại.

Xây dựng kế hoạch truyền thông về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại, trong đó tập trung phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức chính trị xã hội và các cơ quan liên quan, tăng cường sự tham gia giám sát của cộng đồng trong công tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại. Tổ chức các hội thảo, đối thoại với doanh nghiệp nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc không thực hiện các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại.

Sáu là, kiểm tra, kiểm soát, giám sát, trinh sát, xử lý vi phạm

Kiểm tra, kiểm soát, giám sát các hoạt động thương mại qua việc kiểm tra, kiểm soát và giám sát về sản xuất, lưu thông, sử dụng hàng hóa và dịch vụ; kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của Nhà nước về kinh doanh, về tài chính.

Đồng thời, xây dựng các yêu cầu về phòng ngừa và kiểm soát tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại vào các kế hoạch và chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói chung và chương trình cho hoạt động phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại nói riêng.

Nâng cao chất lượng các hoạt động kiểm tra, kiểm soát, giám sát, trinh sát đối với tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại thông qua việc nâng cao chất lượng các phương tiện kỹ thuật, hồ sơ thủ tục và đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát, trinh sát đối với hoạt động phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại.

1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về phòng, chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại ở m t số nƣớc, tổ chức trên thế giới và bài học có thể vận dụng đối với Việt Nam và tỉnh Kiên Giang

Tổ chức Hải quan thế giới (gọi tắt là World Customs Organization - WCO), tiền thân là Hội đồng hợp tác Hải quan (chính thức đổi tên từ năm 1994) là một tổ chức liên chính phủ độc lập, có vai trò tăng cường tính hiệu quả và hiệu lực của các cơ quan Hải quan trên thế giới. Hiện nay, Tổ chức Hải quan thế giới có 173 thành viên chính thức trên toàn thế giới và là tổ chức quốc tế duy nhất có năng lực về các vấn đề Hải quan và cơ quan ngôn luận của cộng đồng Hải quan quốc tế. Để tạo ra một diễn đàn trao đổi kinh nghiệm giữa các đoàn đại biểu của Hải quan, Tổ chức Hải quan thế giới xây dựng và phát triển nhiều công ước và công cụ quốc tế, cũng như cung cấp các trợ giúp kỹ thuật và đào tạo cho các thành viên. Cùng với phát triển của thương mại quốc tế thì hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại ngày càng gia tăng và ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi chính đáng của các nước tham gia hoạt động thương mại quốc tế, hơn nữa buôn lậu và gian lận thương mại không chỉ giới hạn trong từng quốc gia mà còn mang tính quốc tế với những phương thức, thủ đoạn hết sức tinh vi, do đó cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Hải quan các nước, vùng lãnh thổ. Xuất phát từ lý do này, Tổ chức Hải quan thế giới đã thông qua một số Công ước quan trọng như: Công ước về hỗ trợ hành chính lẫn nhau trong ngăn chặn, trấn áp và điều tra các vi phạm Hải quan - Công ước Nairobi, có hiệu lực từ năm 1980; Công ước về hỗ trợ hành chính lẫn nhau trong các vấn đề Hải quan - Công ước Johannesburg, thông qua tháng 7 năm 2003. Ngoài ra, Tổ chức Hải quan thế giới còn tổ chức nhiều hội nghị quốc tế chuyên đề về “chống gian lận thương mại” tại các khu vực khác nhau trên thế giới. Đây là những điều kiện quan trọng giúp Hải quan các nước, vùng lãnh thổ tăng cường hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại.

Bên cạnh đó, hoạt động chia sẻ thông tin nói chung và thông tin tình báo (thông tin nghiệp vụ) nói riêng là một trong những trụ cột trong chiến lược kiểm soát của Tổ chức Hải quan thế giới, do đó Tổ chức Hải quan thế giới đã thiết lập một mạng lưới thu thập, thông tin tình báo thông qua 11 Văn phòng đầu mối liên lạc tình báo khu vực (gọi tắt là RILO) trên khắp thế giới. Chức năng của các Văn

phòng tình báo này là thu thập, phân tích các dữ liệu cũng như phổ biến các thông tin về xu hướng, phương thức thủ đoạn, tuyến đường trọng điểm và các vụ việc buôn lậu và gian lận thương mại điển hình. Cơ chế hoạt động của Văn phòng đầu mối liên lạc tình báo khu vực được hỗ trợ bởi Mạng kiểm soát hải quan (mạng CEN). Đây là một cơ sở dữ liệu toàn cầu về thu thập, phân tích thông tin với mục tiêu trao đổi thông tin tình báo, mục đích của cơ chế hoạt động này nhằm tăng cường tính hiệu quả trong trao đổi chia sẻ thông tin cũng như hợp tác giữa các cơ quan Hải quan nhằm chống lại các loại tội phạm xuyên quốc gia.

1.3.2. Một số nước trên thế giới

1.3.2.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Lực lượng chuyên trách chống buôn lậu và gian lận thương mại chịu sự chỉ đạo song song của hai ngành Hải quan và Công an, trong đó Hải quan giữ vai trò lãnh đạo chính, lực lượng Cảnh sát chống buôn lậu chia làm 03 cấp: Tại Tổng cục Hải quan (còn gọi là Cao ủy) gọi là Cục chống buôn lậu; tại cấp Vùng cũng gọi là Cục chống buôn lậu và tại Chi cục gọi là Chi cục chống buôn lậu. Chính phủ Trung Quốc rất xem trọng vai trò của công tác chống buôn lậu đối với sự phát triển của nền kinh tế và đã tích cực cải cách, thể chế pháp luật, tạo điều kiện cho công tác này của Hải quan đạt hiệu quả cao. Tất cả hàng hóa và người phạm tội buôn lậu, bất cứ ngành nào, kể cả Công an phát hiện được đều phải bàn giao ngay cho Cảnh sát chống buôn lậu của Hải quan để xử lý, khi đối tượng có đủ yếu tố cấu thành tội phạm buôn lậu, lực lượng Cảnh sát chống buôn lậu của Hải quan chuyển cho cơ quan kiểm sát khởi tố. Bên cạnh đó, lực lượng Cảnh sát chống buôn lậu còn được nhà nước trang bị cho nhiều phương tiện, trang thiết bị hiện đại để phục vụ công tác như: Tàu cao tốc, máy soi container, trực thăng,... ngoài ra tại một số Hải quan vùng, lực lượng Cảnh sát chống buôn lậu còn có bộ phận kỹ thuật giám định nghiệp vụ (tương tự như tổ chức kỹ thuật hình sự của ngành Công an ở nước ta hiện nay) để đáp ứng yêu cầu và tạo thuận lợi cho các hoạt động điều tra theo thẩm quyền. Bên cạnh đó, Hải quan Trung Quốc còn

quan tâm đầu tư và phát triển công tác tình báo Hải quan (Hải quan Việt Nam gọi là công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ Hải quan). Lực lượng tình báo Hải quan Trung Quốc được thiết lập thống nhất từ trung ương đến địa phương (nằm trong lực lượng Cảnh sát chống buôn lậu) nhiệm vụ chủ yếu của lực lượng này là thu thập, phân tích và tạo ra các sản phẩm thông tin tình báo phục vụ công tác quản lý Hải quan nói chung và công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại nói riêng, hiệu quả hoạt động của lực lượng này thể hiện rất rõ nét trong các năm gần đây: Số vụ việc buôn lậu do Hải quan phát hiện trong toàn quốc dựa trên cơ sở thông tin tình báo chiếm khoảng 80%; số thuế truy thu từ các vụ án trốn thuế là 50% dựa trên thông tin tình báo,... Hiện nay, Hải quan Trung Quốc đang nỗ lực thực hiện công tác cải cách, hiện đại hóa thủ tục hải quan và tích cực nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nghiệp vụ, về cơ bản hiện tại Hải quan Trung Quốc đã thiết lập, vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu tương đối hiện đại thống nhất từ trung ương đến địa phương với nhiều hệ thống cơ sở dữ liệu vệ tinh như: Hệ thống thông quan H2000; cơ sở dữ liệu quản lý phương tiện xuất nhập cảnh; cơ sở dữ liệu trao đổi thông tin với các Bộ, ngành và cơ quan chuyên môn thuộc Chính phủ,.... [24].

1.3.2.2. Kinh nghiệm của Australia

Thời gian vừa qua, Australia đã tăng cường đầu tư trang bị các công cụ kiểm tra container (gồm các hệ thống máy soi tia X và các thiết bị hỗ trợ khác) trong ngành Hải quan. Việc sử dụng các công cụ kiểm tra container cho phép Australia tăng cường khả năng phát hiện hàng vi phạm trong vận tải đường biển, xác định các chuyến hàng khai báo chưa chính xác, trốn thuế, gian lận và buôn lậu. Các thiết bị kiểm tra đều sử dụng công nghệ mới như kỹ thuật không đâm xuyên giúp giảm đáng kể thời gian kiểm tra và không làm ảnh hưởng tới quá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)