Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 41 - 43)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội

Điều kiện tự nhiên:

Kiên Giang là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở phía Tây Nam của Việt Nam, kết nối với các nước Đông Nam Á (ASEAN), đặc biệt là Campuchia và Thái Lan bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không.

Tỉnh Kiên Giang có diện tích tự nhiên 6.348 km2, dân số 1,78 triệu người. Phía Đông Bắc giáp các tỉnh An Giang, thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang; phía Nam giáp các tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu; phía Tây Nam giáp vịnh Thái Lan với hơn 200 km bờ biển và có hơn 100 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó Phú Quốc là đảo lớn nhất cả nước; phía Bắc giáp Campuchia, với đường biên giới dài 56,8 km. Đơn vị hành chính của tỉnh bao gồm: thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên và 13 huyện: Kiên Lương, Giang Thành, Hòn Đất, Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, An Biên, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, Kiên Hải và Phú Quốc.

Thành phố Rạch Giá là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh. Có địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ hướng Đông Bắc xuống Tây Nam, chia thành 4 vùng tiểu vùng địa hình: vùng tứ giác Long Xuyên, vùng Tây Sông Hậu, vùng U Minh Thượng và vùng đảo, hải đảo.

Điều kiện kinh tế - xã hội:

Theo quy hoạch, Kiên Giang sẽ giải quyết việc làm cho 32.000 lao động năm 2015 và đến năm 2020 là 38.000 lao động. Trong đó, cơ cấu lao động trong các khu

vực nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tương ứng là 49%, 19%, 32% vào năm 2015 và đến năm 2020 lần lượt là 38%, 22%, 40%.

Đồng thời, sẽ thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và toàn diện, hạn chế tái nghèo, thu hẹp dần khoảng cách giàu nghèo, nâng dần mức sống của người dân nhất là đối với vùng nông thôn, biên giới, hải đảo. Giảm tỷ lệ hộ nghèo thời kỳ 2011 - 2015 bình quân hàng năm 1,5 - 1,8%, thời kỳ 2016 - 2020 bình quân 1%.

Sản xuất hàng hóa nông nghiệp có khả năng cạnh tranh cao. Trong 10 năm tới, Kiên Giang sẽ phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao. Cụ thể, tỉnh sẽ phát triển ngành trồng trọt với cây lúa là cây trồng chủ lực, hình thành vùng lúa quy mô tập trung, có chất lượng cao; phấn đấu năm 2015 sản lượng lúa đạt 3,5 triệu tấn, năm 2020 đạt 3,7 triệu tấn.

Đồng thời, quy hoạch ổn định các vùng trồng mía, khóm, tiêu, phát triển chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm, nuôi lợn theo hướng mở rộng chăn nuôi công nghiệp tập trung kết hợp với vệ sinh phòng dịch nghiêm ngặt. Về thủy sản, Kiên Giang sẽ đầu tư cho chương trình đánh bắt xa bờ, các cảng cá và khu dịch vụ hậu cần nghề cá. Tỉnh sẽ phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng đa dạng hóa, phát triển bền vững. Mở rộng diện tích nuôi tôm theo hướng thâm canh, nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp, nuôi tôm kết hợp trồng lúa.

Đồng thời, nhân rộng các hình thức nuôi cá đồng, nghêu, sò, cua, hến, cá lồng bè, cá tra, cá cảnh biển. Giai đoạn 2015 - 2020 phấn đấu diện tích nuôi trồng thủy sản từ 33.700 ha - 140.800 ha, trong đó, diện tích nuôi tôm là 75.000 ha - 88.500 ha.

Kiên Giang phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng các ngành dịch vụ giai đoạn 2011 - 2015 đạt 16,2% và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 17%. Trong đó, ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, hình thành các ngành dịch vụ mới, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)