7. Kết cấu của luận văn
3.2. Một số giải pháp quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian
3.2.6. Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật cho công
dân và doanh nghiệp
Giáo dục, tuyên truyền ý thức pháp luật nói chung và ý thức pháp luật về buôn lậu và gian lận thương mại nói riêng trong điều kiện hiện nay là yêu cầu có tính cấp bách, khách quan.
Trước tiên, cần thường xuyên giáo dục, tuyên truyền và triển khai trong đội ngũ cán bộ, công chức về những nguyên nhân, điều kiện, tình huống dẫn đến vi phạm buôn lậu và gian lận thương mại để xây dựng cho cán bộ, công chức thực thi công vụ các kiến thức thực tế, chủ động đối phó với hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại ngày càng tinh vi, khắc phục những thiếu sót trong hoạt động thực thi nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại còn gặp phải.
Đồng thời, trong quá trình tuyên truyền, giáo dục cũng cần phổ biến cho doanh nghiệp, người dân thấy được các tác hại của buôn lậu, gian lận thương mại đối với lợi ích chung của xã hội, trong đó có cả lợi ích của cá nhân, doanh nghiệp. Chỉ khi xã hội ổn định, kinh tế phát triển, môi trường kinh doanh lành mạnh thì đời sống của cá nhân hay hiệu quả kinh doanh của danh nghiệp mới ngày càng được nâng cao và phát triển. Từ đó, xây dựng cho họ một nhận thức đúng đắn về vai trò, trách nhiệm của mình, tiến tới điều chỉnh hành vi hoạt động để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa cá nhân, tập thể và xã hội.
Tiếp theo, bên cạnh việc chấp hành pháp luật của công dân, phải chú trọng đến việc giáo dục tình cảm tôn trọng pháp luật, không ngừng nâng cao kiến thức pháp luật của doanh nghiệp, công dân.
Do vậy, cần tập trung thực hiện các nội dung tuyên truyền sau:
Phổ biến, quán triệt rộng rãi các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại bằng nhiều hình thức. Các nội dung cần thực hiện bao gồm: các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại; các quyền và trách nhiệm của các chủ thể; các biện pháp xử lý khi thực hiện các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại,... Tăng cường lồng ghép giáo dục ý thức phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại cho tiểu thương, hộ kinh doanh.
Xây dựng cơ chế phổ biến thông tin về các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại của các doanh nghiệp, cá nhân, tình hình xử lý đối với các vi phạm này cho người dân nắm bắt thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thông báo công khai trên website của tỉnh, của các ngành chức năng, báo, đài phát thanh truyền hình. Khuyến khích các hoạt động sản xuất kinh doanh chân chính, hiệu quả trong cộng đồng xã hội, nêu gương điển hình. Lồng ghép các nội dung tuyên truyền về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trong các cuộc họp tổ dân phố, của khu phố, của hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hội nông dân, hội phụ nữ và của các tổ chức khác.
Tổ chức ký kết cơ chế phối hợp trong hoạt động phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại giữa Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Kiên Giang và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội trong tỉnh. Ban hành các văn bản hướng dẫn về mua tin trên lĩnh vực phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại để thu hút sự tham gia của toàn xã hội trong việc cung cấp thông tin các chủ thể thực hiện hành vi buôn lậu và gian lận thương mại nhằm xử lý kịp thời. Nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội trong công tác giám sát quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân. Tiếp tục đưa tiêu chí không thực hiện các hành vi gian lận thương mại trong việc xét duyệt khen thưởng “doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” và các giải thưởng khác dành cho doanh nghiệp cũng như có các ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chân chính như làm thủ tục hải quan, các chương trình hỗ trợ sản xuất kinh doanh của tỉnh, v.v...