7. Kết cấu của luận văn
3.2. Một số giải pháp quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian
3.2.3. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về phòng, chống
buôn lậu và gian lận thương mại
Nhằm đảm bảo hoạt động của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Kiên Giang có hiệu lực và hiệu quả, cần thiết phải có một bộ máy được tổ chức, thiết kế đầy đủ, rõ ràng với sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ thì bộ máy đó mới hoạt động có hiệu quả, bộ máy quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại cũng vậy.
Do đó, cần thực hiện các giải pháp sau:
Đẩy mạnh và tiếp tục ủy quyền, phân công, phân cấp, xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các ngành, các cấp trong thực thi nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại.
Đối với các cấp: Thời gian tới, cần kiện toàn một bước tổ chức bộ máy phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại tại cấp huyện, thị xã, thành phố, trong đó, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, vai trò của phòng Kinh tế đối với nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại để phòng có cơ sở chủ động đề xuất, thực hiện các giải pháp phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố. Tiếp đến cấp xã, trong các chức danh công chức tại cấp xã theo quy định hiện nay, cần bổ sung, xác định rõ nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại cho một công chức để công tác này được thực hiện xuyên suốt, nhịp nhàng từ cấp tỉnh, cấp huyện đến cấp xã, phường, thị trấn.
Đối với các ngành chức năng: Bên cạnh vai trò điều hành toàn diện của UBND các cấp thì từng bộ phận trong bộ máy quản lý nhà nước cần phải thể hiện được chức năng của mình trong công tác tham mưu cho UBND các cấp thực hiện tốt chức năng điều hành. Do tính đặc thù công tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại cần có sự phối hợp giữa rất nhiều ngành chức năng, do vậy cần có sự phân công nhiệm vụ, trách nhiệm rõ ràng. Tiêu biểu trong đó như:
Lực lượng Bộ Đội biên phòng chịu trách nhiệm trong hoạt động xuất, nhập cảnh, tuần tra, kiểm soát ở khu vực biên giới đất liền và trên biển kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại; điều tra các tụ điểm, ổ nhóm, đường dây, tổ chức có hành vi buôn bán và gian lận thương mại khu vực biên giới. Phối hợp với Hải quan và các lực lượng liên quan tiến hành kiểm tra, kiểm soát các hoạt động xuất, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại tại cửa khẩu, cảng biển và các địa bàn kiểm soát hải quan theo quy định của pháp luật.
Lực lượng Hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát, giám sát đối với hàng hóa, phương tiện vận tải trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; thực hiện và tổ chức công tác phối hợp trong đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Thực hiện hợp tác quốc tế, trao đổi thông tin và quan hệ phối hợp với lực lượng hải quan các nước trong đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại.
Lực lượng Công an chịu trách nhiệm phát hiện, bắt giữ, điều tra, xác minh làm rõ đường dây, ổ nhóm buôn lậu và gian lận thương mại trên phạm vi toàn tỉnh; phối hợp, hỗ trợ các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, xử lý những vụ việc buôn lậu và gian lận thương mại; tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để phòng ngừa, điều tra, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn với tội phạm buôn lậu và gian lận thương mại và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật; phối hợp với cơ quan chức năng phát hiện, dừng, bắt giữ phương tiện vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng gian lận thương mại trên các tuyến đường bộ và đường thủy.
Lực lượng Quản lý thị trường chịu trách nhiệm tham mưu cho Sở Công Thương trong thực thi công tác quản lý thị trường trong tỉnh; thực hiện chức năng phòng, chống, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thương mại
trên thị trường nội địa; chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Công Thương; kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Chủ trì, phối hợp các ngành chức năng trong việc tham mưu Giám đốc Sở Công Thương, Chủ tịch UBND tỉnh đề ra các biện pháp chỉ đạo về đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại. Hoàn thành tốt chức trách Cơ quan Thường trực của Ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389/KG).
Sở Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm thanh, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm trong việc nhận, gửi, chuyển phát thư, kiện, gói hàng hóa qua mạng bưu chính; xuất bản phẩm, sản phẩm in không phải là xuất bản phẩm được nhập khẩu, xuất bản, in và phát hành trái phép; viễn thông và công nghệ thông tin; các thiết bị phần cứng và phần mềm trong lĩnh vực công nghệ thông tin; việc kinh doanh qua mạng Internet, đường Bưu điện, quảng cáo trên báo chí,...
Sở Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; các hoạt động đánh giá sự phù hợp liên quan đến giám định, thử nghiệm hàng hóa phục vụ cho công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại; chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, thực hiện hoạt động thanh, kiểm tra để xử lý các hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa, sở hữu trí tuệ theo lĩnh vực được phân công.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm thanh, kiểm tra phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi khai thác, vận chuyển và tiêu thụ gỗ lậu, động vật và các sản phẩm động vật hoang dã, quý hiếm và những loài thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm các quy định về sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, quảng cáo vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp,
lâm nghiệp, thủy sản, về an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối, về nhập khẩu giống vật nuôi, giống cây trồng.
Sở Tài chính chịu trách nhiệm phối hợp các ngành chức năng khác tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm về giá theo quy định của pháp luật. Đồng thời xem xét các chế độ, chính sách, hỗ trợ kinh phí bảo đảm điều kiện làm việc, thông tin liên lạc, phương tiện tuần tra, kiểm tra, kiểm soát cho các cơ quan chức năng phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Bên cạnh giải pháp phân công, phân cấp giữa các ngành, để nâng cao chất lượng công tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại, cần quan tâm kiện toàn hơn nữa Ban Chỉ đạo 389 các cấp. Thể hiện ý thức, vai trò trách nhiệm của từng cá nhân, từng đơn vị trong công tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại.
Với những công việc mang tính đặc thù này nên các thành viên của Ban Chỉ đạo cũng thường xuyên thay đổi, do vậy kịp thời kiện toàn Ban Chỉ đạo 389 sẽ là một cơ sở pháp lý quan trọng cho việc thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Kiên Giang hiện nay thực hiện chung các nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại, chống hàng giả nên thiếu sự cụ thể, rõ ràng trách nhiệm của các thành viên trong Ban. Vì vậy, thời gian tới, Ban Chỉ đạo nên có sự tách bạch tương đối các nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và chống hàng giả trong các chương trình cụ thể, đồng thời đối với từng lĩnh vực cụ thể nên phân định thêm chức danh phó trưởng ban cho các ngành chức năng có liên quan, ví dụ như Sở Khoa học và Công nghệ là Phó trưởng ban trong lĩnh vực chống hàng giả, chống gian lận về đo lường; Cục Hải quan là Phó trưởng ban trong lĩnh vực chống gian lận thương mại đối với hoạt động xuất, nhập khẩu; v.v...
Đối với cấp huyện chưa có Ban Chỉ đạo 389 thì cần thành lập để nâng cao vị trí, tầm quan trọng của công tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại tại các địa phương trong tỉnh. Cơ cấu này sẽ giúp các chỉ đạo, điều hành