Về nguồn lực đảm bảo cho hoạt động phòng, chống buôn lậu và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 57)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.7. Về nguồn lực đảm bảo cho hoạt động phòng, chống buôn lậu và

địa bàn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. Các đối tượng thường sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn để gian lận thuế, nhập hàng cấm, hàng lậu, hàng không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật. Đáng chú ý, các doanh nghiệp lợi dụng chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách đối với hàng tạm nhập tái xuất để buôn lậu, gian lận thương mại. Do vậy, để tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại, bên cạnh việc tổ chức thực hiện tốt các quy định, chính sách của Nhà nước, các báo cáo, cuộc kiểm tra định kỳ, đột xuất, các ngành chức năng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đặc biệt quan tâm đến công tác hậu kiểm và thông tin quản lý rủi ro nhằm phân loại, nắm chắc tình hình chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp để có biện pháp giám sát, kiểm tra phù hợp. Đồng thời, nâng cao hiệu quả công tác thu thập thông tin để có những cảnh báo kịp thời, có phương án phòng chống hiệu quả… tập trung vào các loại hình đặc thù như: gia công, sản xuất, xuất khẩu, tạm nhập tái xuất,… nhằm ngăn chặn kịp thời đối với các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại.

2.2.7. Về nguồn lực đảm bảo cho hoạt động phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại gian lận thương mại

Để hoạt động phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại đạt hiệu quả cao, cần có nguồn nhân lực cũng như kinh phí, phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho công tác này đáp ứng đủ yêu cầu công tác đề ra.

* Về nguồn nhân lực:

Với địa bàn tỉnh, nhất là thành phố Rạch Giá, thị xã Hà tiên và huyện đảo Phú Quốc tập trung khá nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các khu công nghiệp, các ngành chức năng đã tăng cường lực lượng phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại tại khu vực này, chủ động thành lập các bộ phận để thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát trong hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu.

Để kiểm soát hiệu quả về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại, Cục Hải quan Kiên Giang đã thành lập 01 Đội kiểm soát Hải quan, 01 Đội phòng, chống ma túy, 04 Chi cục Hải quan tại các cửa khẩu lớn và cảng hàng không quốc tế Phú Quốc, với nguồn nhân lực này giúp ngành Hải quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại tại các cửa khẩu. Hiện nay, tổng lượng định mức đăng ký trung bình hàng năm tại Cục Hải quan Kiên Giang khoảng 2.500 định mức. Với số lượng định mức phát sinh nhiều như thế, hầu hết các Chi cục đã quan tâm phân công từ 01 đến 02 công chức chuyên trách tiếp nhận định mức, góp phần tiếp nhận nhanh chóng, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc khai báo tờ khai xuất, nhập khẩu.

Ngoài ra, Sở Công Thương có phòng Quản lý thương mại để quản lý nhà nước về hoạt động thương mại và Chi cục Quản lý thị trường tham mưu về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại, đồng thời lực lượng Quản lý thị trường cũng thành lập các Đội Quản lý thị trường trên địa bàn các huyện, thị, thành phố và 02 Đội quản lý thị trường chuyên trách để kiểm tra, kiểm soát các hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại. Công an tỉnh cũng thành lập các đội Công an trực thuộc các phòng và Công an địa phương giúp kiểm soát hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại.

* Về nguồn kinh phí:

Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Kiên Giang do ngân sách nhà nước cấp. Hàng năm, Cơ quan Thường trực (Chi cục Quản lý thị trường) lập dự toán kinh phí trình Trưởng ban hoặc Phó trưởng ban đề nghị UBND tỉnh, Sở Tài chính xem xét cấp kinh phí hoạt động cho Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Kiên Giang và cơ quan thường trực. Chi cục Quản lý thị trường chịu trách nhiệm trước Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Kiên Giang về quản lý và sử dụng kinh phí được cấp đúng các quy định về quản lý tài chính hiện hành.

Theo đó, kinh phí của hoạt động phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại sẽ được phân bổ, hỗ trợ cho lực lượng trực tiếp tham gia vào công tác này

theo quy định của từng ngành, từng địa phương. Nguồn kinh phí hỗ trợ được thực hiện theo các nội dung như: chi thông tin liên lạc, chi phí xăng, dầu, chi văn phòng phẩm, chi công tác phí hội họp, chi khen thưởng, bồi dưỡng công tác kiêm nhiệm cho cán bộ, công chức, chiến sỹ tham gia công tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại...

* Về trang thiết bị, phương tiện:

Để hoạt động phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại đạt kết quả thì trang thiết bị, phương tiện có một vai trò không nhỏ, đặc biệt với mức độ của các hành vi gian lận ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Chỉ có với nguồn nhân lực tốt và một hệ thống trang thiết bị, phương tiện tiên tiến, hiện đại sẽ giúp cho hoạt động kiểm tra, kiểm soát của các ngành chức năng vừa đảm bảo tính chính xác, vừa tiết kiệm được thời gian.

Do vậy, công tác đầu tư trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại được các ngành chức năng quan tâm thực hiện. Trong 30% kinh phí (được xem như 100%) được thu giữ lại từ việc xử phạt các hành vi vi phạm hành chính, xử lý hình sự, được trích 60% cho việc đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện hoạt động phục vụ cho công tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại. Do đó, trong thời gian qua Công an, Cục Hải quan và Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang đã được UBND tỉnh đầu tư các trang thiết bị, phương tiện giúp ngăn ngừa và phát hiện tốt hơn các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại.

2.3. Đánh giá chung quản lý nhà nƣớc về phòng, chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang thời gian qua

2.3.1. Những kết quả đạt được

Với sự nỗ lực, gắn kết của các ngành, các cấp, đặc biệt là từ khi Ban Chỉ đạo 127 tỉnh Kiên Giang ra đời (nay là Ban Chỉ đạo 389), hoạt động phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại đã có nhiều bước phát triển khởi sắc và

đạt được những kết quả nhất định, tăng thu cho ngân sách nhà nước. Phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại đã được các cơ quan nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp cũng như cả xã hội quan tâm nhiều hơn.

Ngoài việc thu cho ngân sách do xử phạt và truy thu từ các hành vi gian lận, các cơ quan chức năng còn góp phần làm giảm tình trạng buôn bán tràn lan các loại hàng cấm, hàng nhập lậu như: thuốc lá, rượu, gỗ, đường cát, mỹ phẩm, v.v.... Công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý các vi phạm trong hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại đã góp phần tạo môi trường kinh doanh lành mạnh giúp các doanh nghiệp yên tâm sản xuất, mở rộng đầu tư. Có thể thấy, công tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại đã có những sự chuyển biến tích cực về chất, nổi bật trên các mặt sau:

Thứ nhất, công tác tuyên truyền về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại ngày càng được quan tâm, thực hiện tốt hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Với định hướng ưu tiên cho hoạt động phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật được các ngành, các cấp tổ chức thường xuyên, đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, đã góp phần tạo chuyển biến sâu sắc trong nhận thức và hành động của toàn xã hội. Từ đó, các cấp chính quyền, người tiêu dùng, doanh nghiệp đã có nhiều hành động cụ thể như phối hợp trong kiểm tra, kiểm soát, cung cấp thông tin, hỗ trợ kinh phí, v.v.... Đồng thời, các cơ quan thông tin đại chúng cũng đưa tin kịp thời về các vụ buôn lậu và gian lận thương mại lớn để răn đe các đối tượng làm ăn phi pháp. Ngoài ra, với các chương trình như “Phiên chợ vui”, “Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo” đã góp phần quảng bá, giới thiệu những sản phẩm, hàng hóa, doanh nghiệp Việt Nam có chất lượng cao đến với người tiêu dùng ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; tạo tâm lý, thói quen dùng hàng Việt Nam, đẩy lùi tâm lý thích dùng hàng ngoại; góp phần trong cuộc đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại.

Thứ hai, công tác kiểm tra, kiểm soát đã không ngừng được tăng cường và đầu tư nâng cao về chất lượng, đặc biệt là việc kiểm tra, kiểm soát các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại tại khu vực biên giới và ở thị trường nội địa. Các cuộc kiểm tra được thực hiện bao quát hơn về đối tượng cũng như nội dung. Để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát, điều tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại, các ngành chức năng đã tổ chức kiện toàn lại đội ngũ, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu và gian lận thương mại, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng này. Đồng thời, trang bị các trang thiết bị, phương tiện hiện đại phục vụ cho hoạt động kiểm tra, kiểm soát đạt chất lượng cao hơn. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát sau thông quan. Phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại là một nội dung quan trọng của tỉnh Kiên Giang, thực hiện tốt, kịp thời công tác này đã giúp cho hoạt động thương mại nói riêng cũng như các hoạt động kinh tế nói chung của tỉnh trong thời gian qua phát triển tốt, đồng thời nó cũng góp phần không nhỏ trong việc ngăn ngừa, răn đe các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại.

Thứ ba, sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng ngày càng kịp thời, nhịp nhàng và hiệu quả hơn. Các ngành chức năng đã phối hợp tốt hơn công tác kiểm tra, kiểm soát phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại. Bộ máy tham mưu giúp việc cho UBND các cấp ngày càng được kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động. Các thành viên trong Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Kiên Giang đã chỉ đạo các ngành, địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ do Ban đề ra. Hàng năm, các ngành chức năng đã kịp thời tham mưu UBND tỉnh danh sách những doanh nghiệp sản xuất uy tín (trong đó yếu tố tuân thủ quy định pháp luật đóng vai trò quan trọng) để kịp thời động viên, khen thưởng cũng như đưa vào diện điều tra, lưu ý đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu kinh doanh phi pháp, gian lận thương mại. Ngoài ra, các ngành chức năng cũng thường xuyên rà soát, giải quyết các vướng mắc, bất cập trong công tác quản lý nhà nước về phòng,

chống buôn lậu và gian lận thương mại, thông qua việc tổ chức các buổi đối thoại với doanh nghiệp, đi tiếp xúc cơ sở, v.v…

2.3.2. Những tồn tại, hạn chế

Thứ nhất, công tác ban hành các văn bản pháp luật về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại mặc dù được quan tâm thực hiện nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của địa phương, chưa chủ động trong việc đề xuất hướng giải quyết các bất cập, vướng mắc trong quá trình cụ thể hóa các văn bản luật trong phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại. Nhiều văn bản về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại được các ngành ban hành còn chồng chéo, chưa thống nhất, gây khó khăn, cản trở cho hoạt động quản lý nhà nước cũng như hoạt động của các cá nhân, doanh nghiệp. Tính kịp thời của văn bản chưa cao, chưa phù hợp với tình hình thực tế, còn thiếu tính định hướng, dự báo. Nổi bật là việc còn thiếu chế tài xử phạt của một số hành vi vi phạm mới phát sinh. Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm còn thấp, chưa đủ sức răn đe đối với các đối tượng vi phạm trong hoạt động phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại.

Ngoài ra, chưa xây dựng được chương trình riêng cho công tác quản lý nhà nước đối với hành vi buôn lậu và gian lận thương mại tách biệt với chương trình chung về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Thứ hai, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho doanh nghiệp, người dân còn chưa thường xuyên, chưa bao quát hết đối tượng, phương pháp chưa linh hoạt. Do vậy, việc tham gia vào hoạt động phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại của các doanh nghiệp, người dân chưa nhiều, chưa chủ động, tự giác. Việc tố giác vi phạm đôi khi chỉ được thực hiện do ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của họ mà chưa mang tính trách nhiệm cộng đồng.

Hoạt động tuyên truyền chủ yếu được thực hiện trong những thời điểm gần Tết, khi hoạt động tiêu dùng gia tăng mạnh và chỉ tập trung ở các trung tâm

thương mại, siêu thị và các chợ ở thị trấn và tại một số địa bàn trọng điểm. Trong khi đó, còn bỏ sót đối tượng những hộ kinh doanh cá thể, người dân sống tại các địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và vùng giáp ranh biên giới đường thủy, bộ, nơi rất dễ xảy ra tình trạng tiếp tay tiêu thụ hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả và gian lận thương mại, cũng như đối tượng là người dân nhập cư, tạm trú trong các khu vực nhà trọ, công nhân làm việc trong công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, là một đội ngũ sẽ góp phần không nhỏ trong việc tố giác các hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại.

Có thể thấy, góp một phần quan trọng trong việc tiêu thụ hàng cấm, hàng lậu, hàng giả, gian lận thương mại trong hoạt động sản xuất, kinh doanh không chỉ dừng lại ở các doanh nghiệp mà còn có một phần không nhỏ từ phía các hộ kinh doanh cá thể, hệ thống bán lẻ (điển hình như việc tiêu thụ các mặt hàng rượu, đường cát, gỗ, thuốc lá, mỹ phẩm... nhập lậu trong thời gian qua). Do đó, công tác tuyên truyền cần quan tâm nhiều hơn đến các đối tượng này, góp phần xây dựng nên một hàng rào bảo vệ vững chắc đối với các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại từ tận “gốc” (các đối tượng có khả năng tham gia vào hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại) cho đến “ngọn” (các đối tượng có khả năng tiêu thụ hàng cấm, hàng nhập lậu....).

Thứ ba, cơ chế phối/kết hợp giữa các ngành, địa phương trong phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại chưa thật sự phát huy hiệu quả cao. Công tác phối hợp trong xử lý một số vụ vi phạm có quy mô lớn, tính chất phức tạp còn kéo dài, chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Mối quan hệ kết hợp chủ yếu các ngành hiện nay là sự chấp hành thực thi các quyết định của cấp trên khi tham gia các đoàn kiểm tra liên ngành, hỗ trợ xác minh vụ việc. Ngoài ra, với đặc thù là tỉnh cò đường biên giới đất liền và đường biển, do đó rất cần có cơ chế phối/kết hợp giữa các ngành chức năng như Hải Quan, Bộ Đội biên phòng, Cảnh sát biển, Công an với UBND các địa phương có đường biên giới đất liền và đường biển để thuận lợi cho việc thanh, kiểm tra các hành vi buôn lậu và gian

lận thương mại ở khu vực biên giới đất liền, đường biển, “nơi tiềm ẩn” khá nhiều nguy cơ buôn lậu và gian lận thương mại.

Còn có UBND các huyện chưa thể hiện rõ vai trò, chưa làm hết trách nhiệm của mình trong việc chủ động xử lý các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại, chủ yếu chỉ dừng ở việc tuyên truyền, thực hiện các chỉ đạo của các ngành cấp trên cũng như phối hợp các ngành chức năng của tỉnh kiểm tra hoạt động kinh doanh trên địa bàn. Một ít vài thành viên của Ban Chỉ đạo chưa thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)