Các nhân tố tác động đến buôn lậu và gian lận thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 43)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Các nhân tố tác động đến buôn lậu và gian lận thương mại

Do điều kiện vị trí địa lý và kinh tế xã hội của tỉnh Kiên Giang có đường thủy, bộ giáp biên giới các nước Campuchia và vùng biển vịnh Thái Lan nên quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại có nhiều nhân tố tác động, có thể nêu lên một số nhân tố tác động chủ yếu như sau:

Thứ nhất, do tác động sụt giảm kinh tế thếgiới trong giai đoạn 2010 - 2015 có nhiều biến động phức tạp, thương mại sụt giảm, tăng trưởng thấp, đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước ta, hàng hóa tồn kho lớn, nợ xấu, lãi suất tín dụng tăng cao, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn, sản xuất khó khăn, đình trệ, hàng trăm nghìn doanh nghiệp phá sản hoặc ngừng sản xuất kinh doanh, xuất khẩu gạo gặp khó khăn, hàng hóa tiêu thụ chậm, đời sống của người dân và lao động trong các doanh nghiệp ảnh hưởng đến thu nhập nghiêm trọng, đây chính là một trong những tác động tạo ra những hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại ngày càng diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Thứ hai, nhận thức về pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân và một số tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh còn hạn chế, lợi dụng cơ chế, chính sách còn nhiều bất cập trong công tác quản lý, lợi dụng khả năng dự báo tình hình cung - cầu của thị trường, thói quen của đa số người tiêu dùng lựa chọn mức giá rẻ và một bộ phận nhỏ người tiêu dùng thích sử dụng hàng ngoại, các chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe, chạy theo lợi nhuận trước mắt tham gia buôn lậu và gian lận thương mại.

Thứ ba, Kiên Giang là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, có vị trí đại lý thuận lợi phát triển kinh tế biển và du lịch, xuất khẩu, thương mại với gần 56,8 km giáp biên giới đường bộ với Campuchia. Tuy nhiên, với các ưu đãi về vị trí địa lý cũng là môi trường thuận lợi phát sinh tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại.

Chính vì vậy, đây là một trong những nhân tố tác động mạnh vào quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại. Đối tượng vận chuyển buôn lậu và gian lận thương mại tuyến biên giới đất liền chủ yếu là cư

dân biên giới thiếu việc làm, khuân vác thuê, còn các chủ hàng thường không xuất hiện khi vụ việc vi phạm bị phát hiện. Tuyến biển còn phức tạp hơn với qui mô khá lớn, các đối tượng buôn lậu thường sử dụng các phương tiện ngụy trang các tàu đánh bắt thủy sản để vận chuyển hàng lậu, nhất là hàng hóa từ Thái Lan.

Thứ tư, nhân tố tác động còn thể hiện trong đơn vị, cá nhân trong chính quyền, lực lượng chức năng như Quản lý thị trường, Hải quan và Công an, Bộ Đội biên phòng, các cơ quan kiểm dịch đội ngũ còn mỏng, có nơi chưa làm hết trách nhiệm, chuyển biến chậm, thiếu năng lực chuyên môn và hạn chế về phương tiện, trang thiết bị, công cụ chuyên dùng chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình diễn biến phức tạp của buôn lậu và gian lận thương mại trên biển và tuyến biên giới thủy, bộ.

Những nhân tố tác động nêu trên ảnh hưởng rất lớn đến quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trong thời gian qua, cần được nghiên cứu làm rõ, để có các giải pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại.

2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về phòng, chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

2.2.1. Về xây dựng và chỉ đạo các chiến lược, chương trình, chính sáchvà kế hoạch quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương và kế hoạch quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại

Đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại đóng vai trò quan trọng trong ổn định thị trường, giá cả, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Hàng năm, Ban Chỉ đạo 127 tỉnh Kiên Giang (nay là Ban Chỉ đạo 389) chỉ đạo các ngành thành viên, UBND các huyện, thị xã, thành phố và Ban Chỉ đạo 127 các huyện, thị xã, thành phố tập trung cho công tác kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau Tết Nguyên Đán, thực hiện các chỉ đạo của trung ương tại

Công điện khẩn số 10/CĐ-TTg ngày 03 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ, Công văn số 01/BCĐ-QLTT ngày 10 tháng 01 năm 2013 của Ban Chỉ đạo 127 Trung ương (nay là Ban Chỉ đạo 389), Công điện số 2118/CĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ, Công điện số 18/CĐ- BCĐ389 ngày 09 tháng 02 năm 2015 của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia.

UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo 127 tỉnh Kiên Giang (nay là Ban Chỉ đạo 389) đã ban hành Kế hoạch số 39/KH-BCĐ ngày 21 tháng 01 năm 2013, Kế hoạch số 105/KH-UBND ngày 01 tháng 11 năm 2014, Kế hoạch số 71/KH-UBND ngày 07 tháng 7 năm 2015, Kế hoạch số 133/KH-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 và Kế hoạch số 131/KH-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2016 để tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đảm bảo ổn định thị trường trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến tết Nguyên đán hàng năm và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người sản xuất, cũng như người tiêu dùng an tâm với chất lượng hàng hóa. Theo đó, các kế hoạch xác định mục đích, yêu cầu là: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới; tăng cường công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai chặt chẽ công tác kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nhằm ổn định thị trường, đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh và nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh tại các kỳ họp lần thứ nhất đều khẳng định và thể hiện rõ trong các chương trình, kế hoạch đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại, coi trọng công tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại để đảm bảo ổn định giá cả hàng hóa, giữ vững an sinh xã hội và kiềm chế lạm phát trên địa bàn tỉnh nhất là vào các dịp lễ, tết.

Như vậy, phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang luôn được xác định là một trong những trọng tâm trong công tác xây

dựng các văn bản tầm chiến lược, chương trình, kế hoạch quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại.

2.2.2. Về ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật

Kiên quyết tổ chức thực hiện và nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại, phải tăng cường công tác quản lý, thanh, kiểm tra. Khái quát các văn bản và tổ chức thực hiện về đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại như sau:

Những năm qua, công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm sở hữu trí tuệ chưa đủ mạnh nên đã gây thất thu ngân sách Nhà nước, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất của doanh nghiệp và sức khỏe người dân. Do đó, ngày 19 tháng 3 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia), đứng đầu là Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ và các thành viên Ban Chỉ đạo gồm nhiều bộ, ngành.

Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia thay thế vai trò công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả cho Ban Chỉ đạo 127 trung ương trước đây. Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia do Bộ Tài chính đảm nhận, với vai trò nghiên cứu và đề xuất các biện pháp, giải pháp đấu tranh có hiệu quả đối với các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, kinh doanh hàng giả. Đồng thời, làm đầu mối kết nối hoạt động các thành viên Ban Chỉ đạo, Bộ, ngành, cơ quan chức năng và các địa phương nhằm góp phần đẩy mạnh hiệu quả chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong thời gian tới.

Thực hiện Chỉ thị số 853/1997/CT-TTg ngày 11 tháng 10 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống buôn lậu trong tình hình mới và Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 27 tháng 10 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả; Ban Chỉ đạo 127 tỉnh Kiên Giang (nay là Ban Chỉ đạo 389) đã được thành lập từ năm 2008. Sau đó đã thay

thế bằng Quyết định số 1166/QĐ-UBND ngày 26 tháng 5 năm 2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang về việc thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Kiên Giang; và theo Quyết định số 997/QĐ-UBND ngày 08 tháng 5 năm 2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang về việc thành lập Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Kiên Giang. Ban Chỉ đạo 127 tỉnh Kiên Giang được đổi thành Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Kiên Giang.

Để phục vụ tốt và giúp cho công tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại đạt hiệu quả cao, UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành nhiều quyết định, chương trình, kế hoạch như:

- Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc và hiệu quả Nghị quyết số

41/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới và Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác chống buôn lậu thuốc lá.

- UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành kế hoạch công tác hàng năm và nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Đồng thời, UBND tỉnh ban hành chương trình nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016 - 2020.

- Quyết định số 1709/QĐ-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang về việc ban hành Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Kiên Giang (thay thế Quyết định số 1571/QĐ-UBND ngày 21 tháng 7 năm 2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang).

Ngoài ra, định kỳ 06 tháng, hàng năm, Ban Chỉ đạo 127 (nay là Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Kiên Giang) đều tiến hành sơ, tổng kết hoạt động của Ban nhằm

đánh giá tình hình buôn lậu và gian lận thương mại cũng như đánh giá những mặt mạnh, những mặt tồn tại, hạn chế trong công tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại của các cơ quan chức năng. Từ đó, Ban Chỉ đạo có cơ sở để kịp thời đề ra những nhiệm vụ, giải pháp trong công tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại cho thời gian tiếp theo. Ví dụ như đối với thời gian chuẩn bị Tết Nguyên đán hàng năm cũng là thời điểm hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại thường diễn ra khá sôi nổi, Ban Chỉ đạo 127 (nay là Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Kiên Giang) ban hành những văn bản nhằm tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Đây là cơ sở để các ngành xây dựng kế hoạch, chương trình của mình có liên quan đến nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại được giao.

Ngoài ra, thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Tỉnh ủy và yêu cầu của các bộ, ngành trung ương, UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành kịp thời nhiều văn bản chỉ đạo và triển khai thực hiện công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa tỉnh trong những thời điểm cụ thể.

Nhìn chung, những văn bản trên là căn cứ pháp lý quan trọng giúp cho công tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đi vào nề nếp, ổn định, hoạt động thông suốt, nâng cao hiệu quả phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

2.2.3. Về hệ thống tổ chức bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại

Hiện nay, ở Việt Nam nói chung và tại tỉnh Kiên Giang nói riêng, các cơ quan có chức năng phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại bao gồm các cơ quan hành chính nhà nước có chức năng thực thi pháp luật và các cơ quan thực hiện chức năng giáo dục, tuyên truyền, cụ thể:

Các cơ quan hành chính nhà nước có chức năng thực thi pháp luật là những cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực thương mại ở các cấp chính quyền địa phương. Trong đó, ở cấp tỉnh, chịu trách nhiệm chính tham mưu đối

với hoạt động phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại là Sở Công Thương; ở cấp huyện là Phòng kinh tế các huyện, thị, thành phố. Ngoài ra, còn có các lực lượng trực tiếp thực hiện công tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại như: Công an, Hải quan, Bộ Đội biên phòng, Quản lý thị trường.... Đây là, các cơ quan chức năng đóng vai trò quan trọng trong công tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn. Các cơ quan chức năng này có thẩm quyền trong công tác đấu tranh phòng ngừa cũng như kiểm tra, kiểm soát và xử lý đối với các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại.

Các cơ quan thực hiện chức năng giáo dục, tuyên truyền là các cơ quan thông tin, tuyên truyền như đài phát thanh, truyền hình, báo chí; các tổ chức, hội, các nhà sản xuất kinh doanh; các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội khác.

Ngoài ra, để công tác quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại đạt hiệu quả, cần phải có một bộ máy nhà nước quản lý về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại được tổ chức chặt chẽ, hợp lý từ cấp trên xuống cấp dưới, giữa ngành này với ngành khác, đồng thời có sự phân công, phân cấp, phối hợp cụ thể, rõ ràng giữa các cấp, các ngành. Trên cơ sở đó, bên cạnh những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước đã được giao, để công tác quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại đạt được những yêu cầu nêu trên, UBND tỉnh Kiên Giang đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Kiên Giang, trong đó có sự tham gia của các ngành như: Sở Công Thương, Sở Tài chính, Sở Khoa học và Công nghệ, Hải quan, Bộ Đội biên phòng, Công an, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Kiên Giang, Ban quản lý Khu kinh tế Phú Quốc v.v... và các huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh. Trong đó, Sở Công Thương (Chi cục Quản lý thị trường) giữ vai trò là Thường trực Ban Chỉ đạo 127 tỉnh Kiên Giang (nay là Ban Chỉ đạo 389).

Theo đó, Sở Công Thương (Chi cục Quản lý thị trường) sẽ có nhiệm vụ tham mưu các giải pháp phòng ngừa và đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)