Phương hướng quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 74)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Phương hướng quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và

Tuy nhiên, vấn đề lâu dài và có ý nghĩa tích cực đó chính là việc phải giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của buôn lậu và gian lận thương mại, qua đó nâng cao ý thức cảnh giác, nắm bắt thông tin, phát hiện hàng cấm, hàng lậu, hàng giả, các hành vi gian lận thương mại, không bao che, tiếp tay cho hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại.

Mặc dù, đã có chế tài xử lý đối với các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại nhưng về lâu dài, nhận thức của người dân, tổ chức, doanh nghiệp mới là vấn đề quan trọng, có tính chiến lược, ngăn chặn từ xa, ngăn chặn từ gốc rễ. Điều này có thể thực hiện thông qua việc đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền dưới nhiều hình thức, đặc biệt là các phương tiện thông tin đại chúng.

3.1.2. Phương hướng quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu vàgian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang tầm nhìn đến năm 2025 gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang tầm nhìn đến năm 2025

Theo Quyết định số 18/2009/QĐ-TTg ngày 03 tháng 02 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và ven biển Việt Nam thuộc vịnh Thái Lan thời kỳ đến năm 2020 và Quyết

định số 2044/2010/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020.

Theo đó, tập trung phát triển một số đô thị trung tâm của vùng thành các trung tâm kinh tế biển mạnh để hướng ra biển và kết nối chặt chẽ với nội địa. Xây dựng thành phố Rạch Giá thành trung tâm kinh tế biển mạnh, trung tâm nghề cá lớn và hiện đại của cả nước, đồng thời làm căn cứ vững chắc để thúc đẩy khai thác toàn diện vùng biển Tây Nam của Tổ quốc. Xây dựng Hà Tiên trở thành trung tâm du lịch - dịch vụ lớn của vùng; đồng thời là đô thị cửa khẩu hiện đại ở biên giới Tây Nam của Tổ quốc. Phát triển nhanh các loại hình dịch vụ, nhất là dịch vụ thương mại, tài chính, ngân hàng và các dịch vụ cao cấp khác gắn với du lịch, từng bước xây dựng Phú Quốc thành trung tâm thương mại, tài chính lớn trong khu vực. Xây dựng các trung tâm thương mại hiện đại tại Dương Đông, Dương Tơ, An Thới; phát triển dịch vụ hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế...

Bên cạnh việc tiếp tục phát triển kinh tế với thế mạnh về công nghiệp, theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 Kiên Giang sẽ là một tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng kinh tế Tây Nam Bộ. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ ngang bằng với ngành công nghiệp, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào năm 2020, trở thành tỉnh có tầm phát triển cao trong vùng vào năm 2025.

Về định hướng phát triển thương mại và dịch vụ:

Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng các ngành dịch vụ giai đoạn 2011 - 2015 đạt 16,2% và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 17%. Phát triển tổng hợp các loại ngành dịch vụ theo hướng đa dạng hóa. Ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có giá trị tăng cao, hình thành các ngành dịch vụ mới.

Phát triển mạng lưới phân phối hàng hóa bán lẻ thông qua hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, đổi mới tổ chức và hoạt động của hợp tác xã và mạng lưới đại lý. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xây dựng chợ và trung tâm thương mại. Phấn đấu tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng bình quân 13 - 14%. Đầu tư phát triển một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh như lúa gạo, thủy sản, khóm, tiêu, xi măng, tiến tới xuất khẩu một số mặt hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, điện,…

Phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; đầu tư xây dựng các khu du lịch trọng điểm của tỉnh ở Hà Tiên, Kiên Lương, Rạch Giá, U Minh Thượng; trong đó, xây dựng đảo Phú Quốc trở thành trung tâm dịch vụ du lịch, giao thương quốc tế hiện đại, chất lượng cao trong khu vực.

Phấn đấu số lượng khách du lịch đạt 6,1 triệu lượt khách năm 2015 và đạt 10 triệu lượt khách vào năm 2020, ước đạt khoảng 15 triệu lượt khách vào năm 2025. Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, đồng thời phát triển nhanh hệ thống dịch vụ vận tải đối ngoại. Phát huy lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của tỉnh để phát triển hệ thống giao thông vận tải đường sông, đường biển có hiệu quả cao.

Xác định được các định hướng phát triển kinh tế - xã hội về thương mại, xuất, nhập khẩu và dịch vụ sẽ giúp cho việc định hướng cho các giải pháp phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại tại tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới được phù hợp và đạt kết quả tốt.

Xuất phát từ các quan điểm, định hướng nêu trên, để thực hiện tốt công tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại, cả nước nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng, trong điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý có đường bộ, đường thủy, đường biển giáp biên giới các nước Campuchia và vịnh Thái Lan, tiếp tục kiện toàn và củng cố bộ máy Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, với nòng cốt là Chi cục Quản lý thị trường là cơ quan đầu mối, tham mưu, xung kích, phải

xem công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại luôn gắn liền với việc nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật, bảo vệ sản xuất kinh doanh hợp pháp, thúc đẩy và khuyến khích sáng tạo, lành mạnh hóa môi trường đầu tư, môi trường cạnh tranh, tạo sân chơi bình đẳng cho các chủ thể tham gia trên thị trường, trong xu thế của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay ở nước ta.

3.2. M t số giải pháp quản lý nhà nƣớc về phòng, chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang tầm nhìn đến năm 2025

3.2.1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chiến lược, chương trình, chínhsách, kế hoạch phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại sách, kế hoạch phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại

Phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại là chức năng và nhiệm vụ chủ yếu, thường xuyên của quản lý nhà nước với sự tham mưu của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh và Sở Công Thương, thông qua đầu mối thường trực là Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang.

Thực hiện chủ trương, chính sách và pháp luật của nhà nước, hàng năm UBND tỉnh cần chỉ đạo Ban Chỉ đạo 389 tỉnh và Sở Công thương, phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng và chỉ đạo các chiến lược, chương trình và kế hoạch đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh. Xây dựng chiến lược và chương trình phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại theo định hướng 5 năm, xác định mục tiêu chung cho cả thời kỳ và hàng năm, thể hiện rõ trong chiến lược và chương trình các mục tiêu chung cho cả giai đoạn và mục tiêu từng năm, các nguồn lực và các phương án tổ chức thực hiện, có sơ kết, tổng kết đánh giá hàng năm để rút kinh nghiệm, điều chỉnh kịp thời những hạn chế và nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại. Xây dựng và phân công trách nhiệm từng cơ quan đơn vị tham gia trong chiến lược và chương trình phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại.

Xây dựng kế hoạch phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại từng năm, xác định rõ mục tiêu, phương pháp tổ chức thực hiện, cơ chế phối/kết hợp trong quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại, xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị tham gia thực hiện kế hoạch, nhất là vào dịp đầu năm mới dương lịch và Tết cổ truyền cần xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết với những mục tiêu cụ thể để quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang ngày càng hiệu quả. Nội dung của kế hoạch theo hướng xác định có các cơ quan, đơn vị tham gia theo những nội dung cụ thể về nhân lực, trách nhiệm và thẩm quyền có sự phân công, phối/kết hợp cụ thể, xác định thời gian hoàn thành và trao đổi thông tin kịp thời cho Ban Chỉ đạo 389, chỉ rõ trong kế hoạch sự tham gia của các cơ quan thông tin truyền thông trong đấu tranh và phòng ngừa, phát hiện kịp thời các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại.

Xây dựng và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chiến lược, chương trình và kế hoạch đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại là khâu quan trọng hàng đầu của quá trình quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại.

3.2.2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật vềphòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại

Nhằm tổ chức thực hiện có hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại, thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.

UBND tỉnh chỉ đạo Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Kiên Giang và Sở Công Thương tiếp tục rà soát, nghiên cứu, kiến nghị các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các chế tài xử lý vi phạm để răn đe đối với các hành vi tội phạm nói chung và tội phạm buôn lậu và gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới nói riêng cho phù hợp. Qua đó, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các lực lượng chức năng thực thi

nhiệm vụ, xóa bỏ dần một số văn bản quy phạm pháp luật tạo ra kẽ hở để các doanh nghiệp thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để triển khai, thực thi Luật xử lý vi phạm hành chính phát huy hiệu quả.

Trong những năm qua, có rất nhiều vi phạm trong gian lận thương mại áp dụng theo quy định của việc xử lý vi phạm hành chính như các hành vi gian lận trong lĩnh vực thương mại, phân bón, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng lậu v.v.... mức xử phạt chưa đủ răn đe, tuy nhiên, trước đây chỉ có Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và các chế tài với nhiều hành vi vi phạm có mức xử phạt chưa đủ sức răn đe. Do vậy, việc nâng Pháp lệnh lên thành Luật sẽ là một điều kiện quan trọng giúp xây dựng các chế tài mạnh hơn cho việc xử lý vi phạm hành chính. Ngoài ra, Luật cũng quy định rõ thẩm quyền xử phạt của từng vị trí công chức, cơ quan, giúp cho việc xử lý các hành vi vi phạm trong công tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại được kịp thời, chính xác và đạt hiệu quả cao hơn.

Ngoài ra, quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại muốn đạt hiệu quả, cũng phải quan tâm chú ý đến việc hoàn thiện hệ thống văn bản qui phạm pháp luật theo từng ngành, lĩnh vực chuyên môn liên quan trực tiếp đến phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại. Do đó, UBND tỉnh Kiên Giang cần đẩy mạnh việc tiến hành rà soát, đề xuất các cấp có thẩm quyền chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện những quy định còn chồng chéo, còn bỏ ngõ, sơ hở trong thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực thương mại,... đã làm cho quá trình thực thi pháp luật đối với lĩnh vực này không hiệu quả trong thời gian qua.

Chẳng hạn như quy định tại Khoản 2, Điều 19 Nghị định số 163/2013/NĐ- CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 115/2016/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định: “Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không có nội quy sản xuất, quy trình vận hành, biển chỉ dẫn, biển cảnh

báo tại vị trí các dây chuyền sản xuất, nơi để nguyên liệu, sản phẩm trong nhà xưởng sản xuất”. Tuy nhiên, Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quản lý phân bón và Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ không quy định chế định về trách nhiệm pháp lý của nhà sản xuất phân bón đối với trường hợp này. Do đó, hành vi vi phạm: “không có nội quy sản xuất, quy trình, vận hành, biển chỉ dẫn, biển cảnh báo tại vị tri các dây chuyền sản xuất, nơi để nguyên liệu, sản phẩm trong nhà xưởng sản xuất phân bón”, từ đó gây khó khăn cho công tác kiểm tra và xử lý vi phạm của các cơ quan thực thi pháp luật.

Một ví dụ khác là tại khoản 8, Điều 3, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ có giải thích từ ngữ về hàng giả. Tuy nhiên, trong chế tài xử lý đối với hành vi buôn bán, sản xuất hàng giả quy định tại Điều 11 và Điều 12 của Nghị định nêu trên là hành vi: “buôn bán, sản xuất hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng”. Do đó, đối với trường hợp hàng giả có giá trị sử dụng, công dụng mà xử phạt là chưa phù hợp so với quy định tại Nghị định trên.

Việc xử lý các tang vật vi phạm hiện nay trên địa bàn tỉnh Kiên Giang tùy theo tính chất mặt hàng có thể tính đến việc ký kết với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ngoài khu vực nhà nước nhằm vừa bảo đảm các yếu tố về môi trường, con người, trang thiết bị phục vụ việc tiêu hủy cũng như vừa giúp nâng cao hiệu quả của công tác này. Theo đó, phải có sự giám sát chặt chẽ của cơ quan chức năng tránh tình trạng doanh nghiệp, cá nhân lại thực hiện các hành vi để tiếp tục sử dụng các tang vật vi phạm. Đồng thời, có thể tính đến việc sử dụng các phế phẩm của quá trình tiêu hủy sản phẩm để tái chế thành nguồn nguyên liệu, sản phẩm mới nhằm tiết kiệm nguồn tài nguyên địa phương, quốc gia.

3.2.3. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại buôn lậu và gian lận thương mại

Nhằm đảm bảo hoạt động của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Kiên Giang có hiệu lực và hiệu quả, cần thiết phải có một bộ máy được tổ chức, thiết kế đầy đủ, rõ ràng với sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ thì bộ máy đó mới hoạt động có hiệu quả, bộ máy quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại cũng vậy.

Do đó, cần thực hiện các giải pháp sau:

Đẩy mạnh và tiếp tục ủy quyền, phân công, phân cấp, xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các ngành, các cấp trong thực thi nhiệm vụ phòng, chống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)