Bài học rút ra cho Việt Nam và tỉnh Kiên Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 39)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.3. Bài học rút ra cho Việt Nam và tỉnh Kiên Giang

Từ những kinh nghiệm nêu trên, có thể rút bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và tỉnh Kiên Giang, như sau:

Thứ nhất, trong xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa ngày càng sâu rộng như hiện nay, để nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau, các nước, vùng lãnh thổ trên thế giới có xu hướng xúc tiến, ký kết các thỏa thuận hợp tác hỗ trợ hành chính, phối hợp phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trong khuôn khổ song phương và đa phương (điều này được thể hiện rất rõ qua các hoạt động hợp tác trong các khối ASEAN - Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á; APEC - Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương; ASEM - Diễn đàn hợp tác Á - Âu ...). Đồng thời, việc áp dụng các máy móc, phương tiện tiên tiến, hiện đại sẽ giúp nâng cao hiệu quả cho công tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại. Hình thành cơ chế phối/kết hợp trong hệ thống chính trị để phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại là tất yếu khách quan có thể vận dụng cho Việt Nam và tỉnh Kiên Giang.

Thứ hai, trong nền kinh tế thị trường, xu thế chạy đua theo lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh là yếu tố tất yếu, dẫn đến tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại là điều khó tránh khỏi. Vì vậy để phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại cần có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh để ngăn chặn và răn đe những hành vi kinh doanh trái phép làm ảnh hưởng đến an ninh kinh tế, trật tự xã hội. Hệ thống pháp luật với chế tài đủ sức răn đe là yếu tố quan trọng ngăn chặn và phòng ngừa buôn lậu và gian lận thương mại.

Thứ ba, đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện chức năng phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại có phẩm chất năng lực và trách nhiệm cao trong thực thi công vụ, cần được nhà nước quan tâm cả về chế độ dưỡng liêm, chính sách đãi ngộ hợp lý và được trang bị công cụ kiểm tra, trang thiết bị phương tiện công nghệ hiện đại để kiểm tra, phát hiện các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại

(phương tiện kiểm định, camera, cân điện tử, các dụng cụ lấy mẫu, tàu cao tốc, hệ thống máy soi tia X và các thiết bị hỗ trợ khác).

Thứ tư, hình thành hệthống phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại, có sự tham gia giám sát của các tổ chức chính trị xã hội và báo chí, với đội ngũ nòng cốt là Hải quan, Bộ Đội biên phòng, Quản lý thị trường và Công an.

Tiểu kết chƣơng 1

Với việc hệ thống hóa những khái niệm, định nghĩa về buôn lậu, thương mại, gian lận thương mại, quản lý, quản lý nhà nước, quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại cũng như phân tích những tác hại mà nó gây ra cùng với nội dung, sự cần thiết phải có sự quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại, đặc biệt là bài học kinh nghiệm từ một số tổ chức, quốc gia, địa phương trong nước thực hiện công tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại.

Chương 1 đã hình thành khung lý thuyết làm nền tảng cho việc phân tích thực trạng quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang tại chương 2.

Chƣơng 2:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ

PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƢƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG

2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã h i và các nhân tố tác đ ng đến buôn lậu và gian lận thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

2.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội

Điều kiện tự nhiên:

Kiên Giang là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở phía Tây Nam của Việt Nam, kết nối với các nước Đông Nam Á (ASEAN), đặc biệt là Campuchia và Thái Lan bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không.

Tỉnh Kiên Giang có diện tích tự nhiên 6.348 km2, dân số 1,78 triệu người. Phía Đông Bắc giáp các tỉnh An Giang, thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang; phía Nam giáp các tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu; phía Tây Nam giáp vịnh Thái Lan với hơn 200 km bờ biển và có hơn 100 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó Phú Quốc là đảo lớn nhất cả nước; phía Bắc giáp Campuchia, với đường biên giới dài 56,8 km. Đơn vị hành chính của tỉnh bao gồm: thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên và 13 huyện: Kiên Lương, Giang Thành, Hòn Đất, Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, An Biên, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, Kiên Hải và Phú Quốc.

Thành phố Rạch Giá là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh. Có địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ hướng Đông Bắc xuống Tây Nam, chia thành 4 vùng tiểu vùng địa hình: vùng tứ giác Long Xuyên, vùng Tây Sông Hậu, vùng U Minh Thượng và vùng đảo, hải đảo.

Điều kiện kinh tế - xã hội:

Theo quy hoạch, Kiên Giang sẽ giải quyết việc làm cho 32.000 lao động năm 2015 và đến năm 2020 là 38.000 lao động. Trong đó, cơ cấu lao động trong các khu

vực nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tương ứng là 49%, 19%, 32% vào năm 2015 và đến năm 2020 lần lượt là 38%, 22%, 40%.

Đồng thời, sẽ thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và toàn diện, hạn chế tái nghèo, thu hẹp dần khoảng cách giàu nghèo, nâng dần mức sống của người dân nhất là đối với vùng nông thôn, biên giới, hải đảo. Giảm tỷ lệ hộ nghèo thời kỳ 2011 - 2015 bình quân hàng năm 1,5 - 1,8%, thời kỳ 2016 - 2020 bình quân 1%.

Sản xuất hàng hóa nông nghiệp có khả năng cạnh tranh cao. Trong 10 năm tới, Kiên Giang sẽ phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao. Cụ thể, tỉnh sẽ phát triển ngành trồng trọt với cây lúa là cây trồng chủ lực, hình thành vùng lúa quy mô tập trung, có chất lượng cao; phấn đấu năm 2015 sản lượng lúa đạt 3,5 triệu tấn, năm 2020 đạt 3,7 triệu tấn.

Đồng thời, quy hoạch ổn định các vùng trồng mía, khóm, tiêu, phát triển chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm, nuôi lợn theo hướng mở rộng chăn nuôi công nghiệp tập trung kết hợp với vệ sinh phòng dịch nghiêm ngặt. Về thủy sản, Kiên Giang sẽ đầu tư cho chương trình đánh bắt xa bờ, các cảng cá và khu dịch vụ hậu cần nghề cá. Tỉnh sẽ phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng đa dạng hóa, phát triển bền vững. Mở rộng diện tích nuôi tôm theo hướng thâm canh, nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp, nuôi tôm kết hợp trồng lúa.

Đồng thời, nhân rộng các hình thức nuôi cá đồng, nghêu, sò, cua, hến, cá lồng bè, cá tra, cá cảnh biển. Giai đoạn 2015 - 2020 phấn đấu diện tích nuôi trồng thủy sản từ 33.700 ha - 140.800 ha, trong đó, diện tích nuôi tôm là 75.000 ha - 88.500 ha.

Kiên Giang phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng các ngành dịch vụ giai đoạn 2011 - 2015 đạt 16,2% và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 17%. Trong đó, ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, hình thành các ngành dịch vụ mới, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2.1.2. Các nhân tố tác động đến buôn lậu và gian lận thương mại

Do điều kiện vị trí địa lý và kinh tế xã hội của tỉnh Kiên Giang có đường thủy, bộ giáp biên giới các nước Campuchia và vùng biển vịnh Thái Lan nên quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại có nhiều nhân tố tác động, có thể nêu lên một số nhân tố tác động chủ yếu như sau:

Thứ nhất, do tác động sụt giảm kinh tế thếgiới trong giai đoạn 2010 - 2015 có nhiều biến động phức tạp, thương mại sụt giảm, tăng trưởng thấp, đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước ta, hàng hóa tồn kho lớn, nợ xấu, lãi suất tín dụng tăng cao, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn, sản xuất khó khăn, đình trệ, hàng trăm nghìn doanh nghiệp phá sản hoặc ngừng sản xuất kinh doanh, xuất khẩu gạo gặp khó khăn, hàng hóa tiêu thụ chậm, đời sống của người dân và lao động trong các doanh nghiệp ảnh hưởng đến thu nhập nghiêm trọng, đây chính là một trong những tác động tạo ra những hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại ngày càng diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Thứ hai, nhận thức về pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân và một số tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh còn hạn chế, lợi dụng cơ chế, chính sách còn nhiều bất cập trong công tác quản lý, lợi dụng khả năng dự báo tình hình cung - cầu của thị trường, thói quen của đa số người tiêu dùng lựa chọn mức giá rẻ và một bộ phận nhỏ người tiêu dùng thích sử dụng hàng ngoại, các chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe, chạy theo lợi nhuận trước mắt tham gia buôn lậu và gian lận thương mại.

Thứ ba, Kiên Giang là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, có vị trí đại lý thuận lợi phát triển kinh tế biển và du lịch, xuất khẩu, thương mại với gần 56,8 km giáp biên giới đường bộ với Campuchia. Tuy nhiên, với các ưu đãi về vị trí địa lý cũng là môi trường thuận lợi phát sinh tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại.

Chính vì vậy, đây là một trong những nhân tố tác động mạnh vào quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại. Đối tượng vận chuyển buôn lậu và gian lận thương mại tuyến biên giới đất liền chủ yếu là cư

dân biên giới thiếu việc làm, khuân vác thuê, còn các chủ hàng thường không xuất hiện khi vụ việc vi phạm bị phát hiện. Tuyến biển còn phức tạp hơn với qui mô khá lớn, các đối tượng buôn lậu thường sử dụng các phương tiện ngụy trang các tàu đánh bắt thủy sản để vận chuyển hàng lậu, nhất là hàng hóa từ Thái Lan.

Thứ tư, nhân tố tác động còn thể hiện trong đơn vị, cá nhân trong chính quyền, lực lượng chức năng như Quản lý thị trường, Hải quan và Công an, Bộ Đội biên phòng, các cơ quan kiểm dịch đội ngũ còn mỏng, có nơi chưa làm hết trách nhiệm, chuyển biến chậm, thiếu năng lực chuyên môn và hạn chế về phương tiện, trang thiết bị, công cụ chuyên dùng chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình diễn biến phức tạp của buôn lậu và gian lận thương mại trên biển và tuyến biên giới thủy, bộ.

Những nhân tố tác động nêu trên ảnh hưởng rất lớn đến quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trong thời gian qua, cần được nghiên cứu làm rõ, để có các giải pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại.

2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về phòng, chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

2.2.1. Về xây dựng và chỉ đạo các chiến lược, chương trình, chính sáchvà kế hoạch quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương và kế hoạch quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại

Đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại đóng vai trò quan trọng trong ổn định thị trường, giá cả, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Hàng năm, Ban Chỉ đạo 127 tỉnh Kiên Giang (nay là Ban Chỉ đạo 389) chỉ đạo các ngành thành viên, UBND các huyện, thị xã, thành phố và Ban Chỉ đạo 127 các huyện, thị xã, thành phố tập trung cho công tác kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau Tết Nguyên Đán, thực hiện các chỉ đạo của trung ương tại

Công điện khẩn số 10/CĐ-TTg ngày 03 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ, Công văn số 01/BCĐ-QLTT ngày 10 tháng 01 năm 2013 của Ban Chỉ đạo 127 Trung ương (nay là Ban Chỉ đạo 389), Công điện số 2118/CĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ, Công điện số 18/CĐ- BCĐ389 ngày 09 tháng 02 năm 2015 của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia.

UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo 127 tỉnh Kiên Giang (nay là Ban Chỉ đạo 389) đã ban hành Kế hoạch số 39/KH-BCĐ ngày 21 tháng 01 năm 2013, Kế hoạch số 105/KH-UBND ngày 01 tháng 11 năm 2014, Kế hoạch số 71/KH-UBND ngày 07 tháng 7 năm 2015, Kế hoạch số 133/KH-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 và Kế hoạch số 131/KH-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2016 để tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đảm bảo ổn định thị trường trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến tết Nguyên đán hàng năm và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người sản xuất, cũng như người tiêu dùng an tâm với chất lượng hàng hóa. Theo đó, các kế hoạch xác định mục đích, yêu cầu là: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới; tăng cường công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai chặt chẽ công tác kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nhằm ổn định thị trường, đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh và nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh tại các kỳ họp lần thứ nhất đều khẳng định và thể hiện rõ trong các chương trình, kế hoạch đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại, coi trọng công tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại để đảm bảo ổn định giá cả hàng hóa, giữ vững an sinh xã hội và kiềm chế lạm phát trên địa bàn tỉnh nhất là vào các dịp lễ, tết.

Như vậy, phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang luôn được xác định là một trong những trọng tâm trong công tác xây

dựng các văn bản tầm chiến lược, chương trình, kế hoạch quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại.

2.2.2. Về ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật

Kiên quyết tổ chức thực hiện và nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại, phải tăng cường công tác quản lý, thanh, kiểm tra. Khái quát các văn bản và tổ chức thực hiện về đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại như sau:

Những năm qua, công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm sở hữu trí tuệ chưa đủ mạnh nên đã gây thất thu ngân sách Nhà nước, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất của doanh nghiệp và sức khỏe người dân. Do đó, ngày 19 tháng 3 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia), đứng đầu là Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ và các thành viên Ban Chỉ đạo gồm nhiều bộ, ngành.

Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia thay thế vai trò công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả cho Ban Chỉ đạo 127 trung ương trước đây. Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia do Bộ Tài chính đảm nhận, với vai trò nghiên cứu và đề xuất các biện pháp, giải pháp đấu tranh có hiệu quả đối với các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, kinh doanh hàng giả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)