Một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 35 - 39)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Một số nước trên thế giới

1.3.2.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Lực lượng chuyên trách chống buôn lậu và gian lận thương mại chịu sự chỉ đạo song song của hai ngành Hải quan và Công an, trong đó Hải quan giữ vai trò lãnh đạo chính, lực lượng Cảnh sát chống buôn lậu chia làm 03 cấp: Tại Tổng cục Hải quan (còn gọi là Cao ủy) gọi là Cục chống buôn lậu; tại cấp Vùng cũng gọi là Cục chống buôn lậu và tại Chi cục gọi là Chi cục chống buôn lậu. Chính phủ Trung Quốc rất xem trọng vai trò của công tác chống buôn lậu đối với sự phát triển của nền kinh tế và đã tích cực cải cách, thể chế pháp luật, tạo điều kiện cho công tác này của Hải quan đạt hiệu quả cao. Tất cả hàng hóa và người phạm tội buôn lậu, bất cứ ngành nào, kể cả Công an phát hiện được đều phải bàn giao ngay cho Cảnh sát chống buôn lậu của Hải quan để xử lý, khi đối tượng có đủ yếu tố cấu thành tội phạm buôn lậu, lực lượng Cảnh sát chống buôn lậu của Hải quan chuyển cho cơ quan kiểm sát khởi tố. Bên cạnh đó, lực lượng Cảnh sát chống buôn lậu còn được nhà nước trang bị cho nhiều phương tiện, trang thiết bị hiện đại để phục vụ công tác như: Tàu cao tốc, máy soi container, trực thăng,... ngoài ra tại một số Hải quan vùng, lực lượng Cảnh sát chống buôn lậu còn có bộ phận kỹ thuật giám định nghiệp vụ (tương tự như tổ chức kỹ thuật hình sự của ngành Công an ở nước ta hiện nay) để đáp ứng yêu cầu và tạo thuận lợi cho các hoạt động điều tra theo thẩm quyền. Bên cạnh đó, Hải quan Trung Quốc còn

quan tâm đầu tư và phát triển công tác tình báo Hải quan (Hải quan Việt Nam gọi là công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ Hải quan). Lực lượng tình báo Hải quan Trung Quốc được thiết lập thống nhất từ trung ương đến địa phương (nằm trong lực lượng Cảnh sát chống buôn lậu) nhiệm vụ chủ yếu của lực lượng này là thu thập, phân tích và tạo ra các sản phẩm thông tin tình báo phục vụ công tác quản lý Hải quan nói chung và công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại nói riêng, hiệu quả hoạt động của lực lượng này thể hiện rất rõ nét trong các năm gần đây: Số vụ việc buôn lậu do Hải quan phát hiện trong toàn quốc dựa trên cơ sở thông tin tình báo chiếm khoảng 80%; số thuế truy thu từ các vụ án trốn thuế là 50% dựa trên thông tin tình báo,... Hiện nay, Hải quan Trung Quốc đang nỗ lực thực hiện công tác cải cách, hiện đại hóa thủ tục hải quan và tích cực nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nghiệp vụ, về cơ bản hiện tại Hải quan Trung Quốc đã thiết lập, vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu tương đối hiện đại thống nhất từ trung ương đến địa phương với nhiều hệ thống cơ sở dữ liệu vệ tinh như: Hệ thống thông quan H2000; cơ sở dữ liệu quản lý phương tiện xuất nhập cảnh; cơ sở dữ liệu trao đổi thông tin với các Bộ, ngành và cơ quan chuyên môn thuộc Chính phủ,.... [24].

1.3.2.2. Kinh nghiệm của Australia

Thời gian vừa qua, Australia đã tăng cường đầu tư trang bị các công cụ kiểm tra container (gồm các hệ thống máy soi tia X và các thiết bị hỗ trợ khác) trong ngành Hải quan. Việc sử dụng các công cụ kiểm tra container cho phép Australia tăng cường khả năng phát hiện hàng vi phạm trong vận tải đường biển, xác định các chuyến hàng khai báo chưa chính xác, trốn thuế, gian lận và buôn lậu. Các thiết bị kiểm tra đều sử dụng công nghệ mới như kỹ thuật không đâm xuyên giúp giảm đáng kể thời gian kiểm tra và không làm ảnh hưởng tới quá trình thông quan hàng hóa. Quá trình lựa chọn kiểm tra được thực hiện trên cơ sở đánh giá, phân loại các tiêu chí rủi ro, ngoài số container có chỉ số rủi ro thấp thì các công cụ kiểm tra giúp cơ quan Hải quan kiểm tra một tỷ lệ lớn các

container thuộc diện rủi ro cao. Các nhân viên Hải quan tại cảng đến đánh dấu container cần kiểm tra, container đó được chuyển đến nơi đặt các công cụ kiểm tra theo một tuyến đường vận chuyển được thiết kế riêng, đặt dưới sự giám sát của cơ quan Hải quan nhằm giảm thiểu mức độ ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp. Hệ thống máy soi của Hải quan Australia đáp ứng các tiêu chuẩn của cơ quan An toàn hạt nhân và bảo vệ phóng xạ của Australia cũng như các quy định của Tổ chức Y tế Thế giới, việc tổ chức và vận hành hệ thống máy soi của Hải quan Australia cũng được chuẩn hóa và được cấp chứng nhận ISO 9000:2001 về quản lý chất lượng. Bên cạnh đó, việc sử dụng các công cụ kiểm tra container được kết hợp các nguồn lực khác của cơ quan Hải quan như chó nghiệp vụ và các công nghệ kiểm tra khác (quét bằng tia i-on và kiểm tra hóa chất). Các công cụ kiểm tra container được kết nối với các quy trình khác của Hải quan Australia như hệ thống tuân thủ, thông tin tình báo và đánh giá rủi ro để xác định sự đồng nhất của dữ liệu về hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu. Kết quả hoạt động trong thời gian qua cho thấy, việc ra quyết định kiểm tra của Hải quan Australia đã có hiệu quả cao hơn so với trước đồng thời tạo thuận lợi cho kinh doanh thương mại,.... [24].

1.3.2.3. Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Nai ở nước ta

Tỉnh Đồng Nai là địa phương có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, cũng như tốc độ phát triển kinh tế - xã hội tương đối nhanh và bền vững, là tỉnh có cơ hội thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cao, lao động nhiều nguồn dồn về sinh sống, giáp với Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương nên công tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại rất phức tạp, nóng bỏng và ngày càng tinh vi, do vậy đề tài sẽ nghiên cứu bài học kinh nghiệm phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại từ tỉnh Đồng Nai.

Đồng Nai là tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ, thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đồng Nai có địa giới giáp với sáu tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm

Đồng; phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đồng Nai có các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nối với các địa phương trong cả nước, cũng như trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như: tuyến đường sắt Bắc - Nam; quốc lộ 51 đi Bà Rịa - Vũng Tàu; tuyến quốc lộ 1A Bắc - Nam đi qua Đồng Nai - thành phố Hồ Chí Minh; quốc lộ 20 đi từ Lâm Đồng - Đồng Nai - thành phố Hồ Chí Minh; các tuyến sông Đồng Nai, Thị Vãi nối liền các cảng Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Do vậy, Đồng Nai là địa bàn có quá trình trung chuyển, trao đổi hàng hóa với lưu lượng lớn, thuận tiện sẽ gắn liền với các hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại thường xuyên xảy ra.

Nhằm thực hiện tốt công tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại, trong thời gian qua, Đồng Nai đã tập trung vào công tác kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất, nhập khẩu, đặc biệt là công tác kiểm tra chống gian lận thương mại về định mức tiêu hao nguyên phụ liệu nhập gia công, sản xuất xuất khẩu, chống các hành vi tự ý tiêu thụ nguyên phụ liệu nhập gia công, nhập sản xuất, máy móc thiết bị nhập đầu tư để trốn thuế. Đồng Nai đã thường xuyên tổ chức công tác quản lý, theo dõi, tập trung vào các doanh nghiệp có dấu hiệu ngưng hoạt động, giải thể; doanh nghiệp thường xuyên vi phạm, doanh nghiệp nợ đọng thuế chây ỳ, doanh nghiệp đã bị xử lý vi phạm về hành vi trốn thuế… để có biện pháp quản lý, kiểm soát chặt chẽ đối với hoạt động của các doanh nghiệp này nhằm kịp thời phát hiện hành vi vi phạm. Các cơ quan chức năng như Cục Hải quan, Công an, Quản lý thị trường… đã phối hợp tốt với nhau trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại và các hành vi vi phạm pháp luật khác thông qua các Quy chế phối hợp đã được ký kết. Để quản lý chặt chẽ các doanh nghiệp trên địa bàn, ngành Hải quan đã tổ chức họp thống nhất các tiêu chí quản lý doanh nghiệp, trên cơ sở đó xây dựng bộ tiêu chí thống nhất để nắm bắt, quản lý các doanh nghiệp trên địa bàn một cách đầy đủ, chặt chẽ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)