Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 59 - 62)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Những kết quả đạt được

Với sự nỗ lực, gắn kết của các ngành, các cấp, đặc biệt là từ khi Ban Chỉ đạo 127 tỉnh Kiên Giang ra đời (nay là Ban Chỉ đạo 389), hoạt động phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại đã có nhiều bước phát triển khởi sắc và

đạt được những kết quả nhất định, tăng thu cho ngân sách nhà nước. Phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại đã được các cơ quan nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp cũng như cả xã hội quan tâm nhiều hơn.

Ngoài việc thu cho ngân sách do xử phạt và truy thu từ các hành vi gian lận, các cơ quan chức năng còn góp phần làm giảm tình trạng buôn bán tràn lan các loại hàng cấm, hàng nhập lậu như: thuốc lá, rượu, gỗ, đường cát, mỹ phẩm, v.v.... Công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý các vi phạm trong hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại đã góp phần tạo môi trường kinh doanh lành mạnh giúp các doanh nghiệp yên tâm sản xuất, mở rộng đầu tư. Có thể thấy, công tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại đã có những sự chuyển biến tích cực về chất, nổi bật trên các mặt sau:

Thứ nhất, công tác tuyên truyền về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại ngày càng được quan tâm, thực hiện tốt hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Với định hướng ưu tiên cho hoạt động phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật được các ngành, các cấp tổ chức thường xuyên, đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, đã góp phần tạo chuyển biến sâu sắc trong nhận thức và hành động của toàn xã hội. Từ đó, các cấp chính quyền, người tiêu dùng, doanh nghiệp đã có nhiều hành động cụ thể như phối hợp trong kiểm tra, kiểm soát, cung cấp thông tin, hỗ trợ kinh phí, v.v.... Đồng thời, các cơ quan thông tin đại chúng cũng đưa tin kịp thời về các vụ buôn lậu và gian lận thương mại lớn để răn đe các đối tượng làm ăn phi pháp. Ngoài ra, với các chương trình như “Phiên chợ vui”, “Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo” đã góp phần quảng bá, giới thiệu những sản phẩm, hàng hóa, doanh nghiệp Việt Nam có chất lượng cao đến với người tiêu dùng ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; tạo tâm lý, thói quen dùng hàng Việt Nam, đẩy lùi tâm lý thích dùng hàng ngoại; góp phần trong cuộc đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại.

Thứ hai, công tác kiểm tra, kiểm soát đã không ngừng được tăng cường và đầu tư nâng cao về chất lượng, đặc biệt là việc kiểm tra, kiểm soát các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại tại khu vực biên giới và ở thị trường nội địa. Các cuộc kiểm tra được thực hiện bao quát hơn về đối tượng cũng như nội dung. Để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát, điều tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại, các ngành chức năng đã tổ chức kiện toàn lại đội ngũ, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu và gian lận thương mại, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng này. Đồng thời, trang bị các trang thiết bị, phương tiện hiện đại phục vụ cho hoạt động kiểm tra, kiểm soát đạt chất lượng cao hơn. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát sau thông quan. Phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại là một nội dung quan trọng của tỉnh Kiên Giang, thực hiện tốt, kịp thời công tác này đã giúp cho hoạt động thương mại nói riêng cũng như các hoạt động kinh tế nói chung của tỉnh trong thời gian qua phát triển tốt, đồng thời nó cũng góp phần không nhỏ trong việc ngăn ngừa, răn đe các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại.

Thứ ba, sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng ngày càng kịp thời, nhịp nhàng và hiệu quả hơn. Các ngành chức năng đã phối hợp tốt hơn công tác kiểm tra, kiểm soát phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại. Bộ máy tham mưu giúp việc cho UBND các cấp ngày càng được kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động. Các thành viên trong Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Kiên Giang đã chỉ đạo các ngành, địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ do Ban đề ra. Hàng năm, các ngành chức năng đã kịp thời tham mưu UBND tỉnh danh sách những doanh nghiệp sản xuất uy tín (trong đó yếu tố tuân thủ quy định pháp luật đóng vai trò quan trọng) để kịp thời động viên, khen thưởng cũng như đưa vào diện điều tra, lưu ý đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu kinh doanh phi pháp, gian lận thương mại. Ngoài ra, các ngành chức năng cũng thường xuyên rà soát, giải quyết các vướng mắc, bất cập trong công tác quản lý nhà nước về phòng,

chống buôn lậu và gian lận thương mại, thông qua việc tổ chức các buổi đối thoại với doanh nghiệp, đi tiếp xúc cơ sở, v.v…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)