Quan điểm chủ yếu của Đảng và Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 70 - 74)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Quan điểm chủ yếu của Đảng và Nhà nước

- Quan điểm của Đảng:

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã chỉ rõ: “Phát triển mạnh thị trường trong nước, thực hiện hiệu quả Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Khai thác tốt các cam kết quốc tế, mở rộng và đa dạng hóa thị trường ngoài nước, không để phụ thuộc quá lớn vào một thị trường. Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu phù hợp, phấn đấu cân bằng thương mại bền vững. Tăng cường xúc tiến thương mại, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam, nhất là các mặt hàng có lợi thế. Tận dụng tối đa các điều kiện thuận lợi của các hiệp định, thỏa thuận thương mại để thúc đẩy xuất khẩu; đồng thời có biện pháp phòng vệ thích hợp để bảo vệ sản xuất và lợi ích người tiêu dùng. Thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường đối với tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế, đồng thời hỗ trợ phù hợp cho đối tượng chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số. Tăng cường quản lý thị trường, giá cả. Bảo đảm cân đối cung - cầu, nhất là các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Tập trung đẩy mạnh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại” [28].

- Quan điểm của Nhà nước:

Nghị quyết 41/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ đã xác định:“Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả xã hội và tạo được chuyển biến căn bản về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong thời

gian tới, các Bộ, ngành, địa phương, các lực lượng chức năng cần nhận thức rõ những nguy hại của buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, kinh doanh hàng giả đối với kinh tế - xã hội, an ninh trật tự, an toàn của cộng đồng, sức khỏe của người dân, đề ra các giải pháp cụ thể, phù hợp và tổ chức thực hiện kiên quyết, hiệu quả” [23].

3.1.1.1. Phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại lấy phòng ngừa là cơ bản

Phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại là một nhiệm vụ khó khăn và phức tạp của các cơ quan quản lý nhà nước. Trước đây, nhiệm vụ này chỉ nặng về kiểm tra và xử lý, nhưng yêu cầu mới hiện nay là phải chuyển hướng vừa “xây” vừa “chống”. Phòng ngừa và đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại là hai mặt của cùng một vấn đề, chúng luôn có mối quan hệ hòa quyện vào nhau, tác động và hỗ trợ lẫn nhau, trong phòng ngừa có đấu tranh và trong đấu tranh có phòng ngừa.

Phòng ngừa các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại là thông qua hệ thống các giải pháp quản lý nhà nước nhằm xóa bỏ các nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh, phát triển các vi phạm về buôn lậu và gian lận thương mại. Phòng ngừa các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại là quan điểm, tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta nói chung cũng như của tỉnh Kiên Giang nói riêng trong quá trình đấu tranh với buôn lậu và gian lận thương mại thời gian qua. Qua đó, nhằm giáo dục ý thức tự giác của công dân đối với việc phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại, ngăn chặn, phòng ngừa nhằm không để vi phạm xảy ra, hoặc nếu có xảy ra thì phải hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả, tác hại do nó gây ra.

Phòng ngừa các vi phạm nói chung, vi phạm về buôn lậu và gian lận thương mại nói riêng là vấn đề cơ bản có ý nghĩa chiến lược. Phòng ngừa với tinh thần tích cực, chủ động, thường xuyên, bền bỉ, lâu dài nhằm ngăn chặn hành vi buôn lậu và gian lận thương mại một cách hiệu quả nhất.

Theo quan điểm của ngành Công an: phòng ngừa bao gồm: phòng ngừa xã hội (phòng ngừa chung) và phòng ngừa nghiệp vụ (phòng ngừa riêng).

Phòng ngừa xã hội là hệ thống các biện pháp của nhà nước và xã hội nhằm khắc phục, bịt kín những sơ hở, thiếu sót trong hoạt động quản lý của nhà nước, xóa bỏ những nguyên nhân, điều kiện làm nảy sinh vi phạm. Phòng ngừa xã hội là nhiệm vụ của toàn xã hội. Do đó, nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại là nhiệm vụ không chỉ của các ngành, các cấp, mà còn của cả các đoàn thể chính trị - xã hội và của cả toàn dân. Phòng ngừa xã hội là vấn đề rộng lớn, toàn diện, phải được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực như hành chính, pháp luật, kinh tế, giáo dục, tư tưởng có xây dựng, cải tạo và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành quản lý của Nhà nước.

Phòng ngừa nghiệp vụ là việc áp dụng các biện pháp nghiệp vụ của các lực lượng có chức năng phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại, thanh tra, kiểm tra xử lý các hành vi, vi phạm. Phòng ngừa nghiệp vụ có một vai trò hết sức quan trọng. Nếu từng ngành thực hiện tốt sẽ góp phần làm giảm, tiến tới đẩy lùi các vi phạm về buôn lậu và gian lận thương mại xảy ra trên địa bàn.

Đối với việc phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại cần giáo dục cho mọi người thấy phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại là một việc làm khó khăn, phức tạp không thể chỉ dựa vào hoạt động kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm của các cơ quan nhà nước mà phải có sự đồng hành, tham gia của toàn xã hội, đặc biệt là của các doanh nghiệp, người dân. Thực chất là phát huy nỗ lực chung của cả hệ thống chính trị để nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại.

3.1.1.2. Đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại phải được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục, có trọng tâm, trọng điểm

Để phòng, chống hiệu quả đối với các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại phải tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng chức năng phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại, tạo thành sức mạnh tổng

hợp trong phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm. Cơ quan quản lý nhà nước phải giám sát chặt chẽ việc xuất, nhập khẩu nguyên phụ liệu cũng như thành phẩm, kiểm tra xuất xứ hàng hóa, chất lượng hàng hóa của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm về buôn lậu và gian lận thương mại cũng như việc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Ngoài ra, các doanh nghiệp, người dân cũng phải tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại, không sử dụng hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng gian, hàng giả mạnh dạn tố giác các cơ sở có các hành

vi buôn bán hàng cấm, hàng lậu và gian lận thương mại nhằm tự bảo vệ mình, góp phần tạo nên môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng. Có như vậy, công tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại mới đạt hiệu quả cao.

Các giải pháp ngăn chặn phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại phải được thực hiện một cách đồng bộ và toàn diện từ phía người dân, các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan kiểm tra, kiểm soát, cơ quan thông tin đại chúng. Như vậy, nhiệm vụ trọng tâm và chủ yếu trong cuộc chiến phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại là nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp, tăng cường sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng và giám sát của nhân dân.

Các cơ quan chức năng phải nhận thức, đánh giá đúng đắn về vấn đề buôn lậu và gian lận thương mại trong bối cảnh và điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Buôn lậu, gian lận thương mại là biểu hiện mặt trái của nền kinh tế thị trường, do đó đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại là một nhiệm vụ rất quan trọng nhằm ngăn chặn, hạn chế những tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường, góp phần thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển đúng hướng. Các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng cần nhận thức đúng vai trò của mình trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại.

Thứ nhất, xác định phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục và lâu dài; không chủ quan, nóng vội nhưng cần phải tích cực, chủ động ngăn chặn có hiệu quả, góp phần tạo lập, duy trì môi trường kinh doanh lành mạnh, tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp.

Thứ hai, từ sự nhận thức đầy đủvềvị trí, vai trò, nhiệm vụ của các cấp, các ngành, các lực lượng chức năng trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại để đưa ra những giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại. Tiếp tục hoàn thiện công tác chỉ đạo, phân công phối hợp giữa các lực lượng của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Kiên Giang, Chi cục Quản lý thị trường bảo đảm vai trò là cơ quan thường trực, đầu mối tham mưu giúp UBND tỉnh chỉ đạo, điều phối hoạt động của các cấp, các ngành, các lực lượng trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)