7. Kết cấu của luận văn
2.2.2. Về ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật
Kiên quyết tổ chức thực hiện và nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại, phải tăng cường công tác quản lý, thanh, kiểm tra. Khái quát các văn bản và tổ chức thực hiện về đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại như sau:
Những năm qua, công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm sở hữu trí tuệ chưa đủ mạnh nên đã gây thất thu ngân sách Nhà nước, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất của doanh nghiệp và sức khỏe người dân. Do đó, ngày 19 tháng 3 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia), đứng đầu là Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ và các thành viên Ban Chỉ đạo gồm nhiều bộ, ngành.
Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia thay thế vai trò công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả cho Ban Chỉ đạo 127 trung ương trước đây. Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia do Bộ Tài chính đảm nhận, với vai trò nghiên cứu và đề xuất các biện pháp, giải pháp đấu tranh có hiệu quả đối với các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, kinh doanh hàng giả. Đồng thời, làm đầu mối kết nối hoạt động các thành viên Ban Chỉ đạo, Bộ, ngành, cơ quan chức năng và các địa phương nhằm góp phần đẩy mạnh hiệu quả chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong thời gian tới.
Thực hiện Chỉ thị số 853/1997/CT-TTg ngày 11 tháng 10 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống buôn lậu trong tình hình mới và Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 27 tháng 10 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả; Ban Chỉ đạo 127 tỉnh Kiên Giang (nay là Ban Chỉ đạo 389) đã được thành lập từ năm 2008. Sau đó đã thay
thế bằng Quyết định số 1166/QĐ-UBND ngày 26 tháng 5 năm 2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang về việc thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Kiên Giang; và theo Quyết định số 997/QĐ-UBND ngày 08 tháng 5 năm 2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang về việc thành lập Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Kiên Giang. Ban Chỉ đạo 127 tỉnh Kiên Giang được đổi thành Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Kiên Giang.
Để phục vụ tốt và giúp cho công tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại đạt hiệu quả cao, UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành nhiều quyết định, chương trình, kế hoạch như:
- Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc và hiệu quả Nghị quyết số
41/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới và Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác chống buôn lậu thuốc lá.
- UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành kế hoạch công tác hàng năm và nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Đồng thời, UBND tỉnh ban hành chương trình nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016 - 2020.
- Quyết định số 1709/QĐ-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang về việc ban hành Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Kiên Giang (thay thế Quyết định số 1571/QĐ-UBND ngày 21 tháng 7 năm 2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang).
Ngoài ra, định kỳ 06 tháng, hàng năm, Ban Chỉ đạo 127 (nay là Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Kiên Giang) đều tiến hành sơ, tổng kết hoạt động của Ban nhằm
đánh giá tình hình buôn lậu và gian lận thương mại cũng như đánh giá những mặt mạnh, những mặt tồn tại, hạn chế trong công tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại của các cơ quan chức năng. Từ đó, Ban Chỉ đạo có cơ sở để kịp thời đề ra những nhiệm vụ, giải pháp trong công tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại cho thời gian tiếp theo. Ví dụ như đối với thời gian chuẩn bị Tết Nguyên đán hàng năm cũng là thời điểm hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại thường diễn ra khá sôi nổi, Ban Chỉ đạo 127 (nay là Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Kiên Giang) ban hành những văn bản nhằm tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Đây là cơ sở để các ngành xây dựng kế hoạch, chương trình của mình có liên quan đến nhiệm vụ