Về cơ chế phối/kết hợp và hợp tác giữa các ngành, doanh nghiệp,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 51 - 53)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.4. Về cơ chế phối/kết hợp và hợp tác giữa các ngành, doanh nghiệp,

người dân, khu vực quốc tế để phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại

Để đáp ứng được cho yêu cầu quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại, UBND tỉnh Kiên Giang đã xác định phải có sự phối/kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, các địa phương, UBND các cấp và các doanh nghiệp, người dân.

Về phía các cơ quan nhà nước: Trước tiên, phải kể đến sự ra đời của Ban Chỉ đạo 127 (nay là Ban Chỉ đạo 389) từ trung ương cho đến các địa phương. Với sự ra đời này, sự phối/kết hợp giữa các cấp, các ngành, giữa trung ương và địa phương trong hoạt động phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại đã có bước phát triển đáng kể. Từ đó, rất nhiều văn bản đã được ban hành nhằm tăng cường sự phối/kết hợp giữa các ngành ở tỉnh Kiên Giang. Ngoài ra, khi các quyết định, chương trình về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại được ban hành, thường giao trách nhiệm cụ thể cho từng ngành để tạo thuận lợi cho sự phối/kết hợp giữa các ngành khi thực thi nhiệm vụ được phân công.

Song sự phối hợp giữa các ngành, các cấp, các lực lượng có chức năng phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại vẫn bộc lộ những bất cập, chưa

đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ hiện nay đang đặt ra. Mặc dù hàng năm, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Kiên Giang đều chỉ đạo cho các ngành phối hợp thanh, kiểm tra đối với mặt hàng trọng điểm nhưng việc phối hợp thanh, kiểm tra giữa các ngành chưa được bảo đảm thường xuyên, liên tục và đầy đủ. Chẳng hạn như Đoàn kiểm tra liên ngành của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, căn cứ vào tình hình diễn biến buôn lậu và gian lận thương mại tuyến biên giới, nội địa ở từng thời điểm hoặc thực hiện chỉ đạo của cấp trên sẽ tiến hành công tác khảo sát nắm tình hình, giám sát, kiểm tra đối với các ngành, địa phương về công tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại; nghe các ngành, địa phương báo cáo kết quả phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại,… chưa tiến hành thanh, kiểm tra đối với các tổ chức, cá nhân tham gia buôn lậu và gian lận thương mại, từ đó tính thực tế chưa có dẫn đến hạn chế trong công tác tham mưu cho Ban Chỉ đạo 389 tỉnh trong công tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại.

Về phía doanh nghiệp, người dân: Xác định được vai trò “cơ sở” của doanh nghiệp, người dân trong cuộc đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại, các cơ quan chức năng đã không ngừng nâng cao mối quan hệ này với những hoạt động như: thành lập, công khai nhiều đường dây nóng của các cơ quan chức năng giúp người dân thuận tiện, dễ dàng trong việc tố giác hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại; tổ chức hội nghị, hội thảo, nhiều đợt tuyên truyền, hướng dẫn các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về nội dung cũng như hình thức xử phạt các vi phạm trong hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại; tổ chức các chương trình Phiên chợ vui, chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, biên giới, hải đảo và các hội chợ triển lãm giới thiệu các sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao đến với người dân trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là đối với người có thu nhập thấp như công nhân, người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và góp phần tạo lập có thói quen “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; tổ chức cho các hộ kinh doanh tại các khu vực như chợ, trung tâm thương mại thực hiện cam kết không kinh doanh các mặt hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả v.v... tổ chức các hội

nghị đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp theo định kỳ để lắng nghe ý kiến đóng góp, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp liên quan đến thủ tục hành chính v.v... Từ đó, nhiều vụ việc buôn lậu và gian lận thương mại đã được các doanh nghiệp, người dân tố giác với các cơ quan chức năng cũng như là cơ hội tốt để các ngành nâng cao chất lượng công tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại nhưng vẫn đảm bảo được sự thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp.

Về hợp tác khu vực và quốc tế, diễn biến phức tạp về buôn lậu và gian lận thương mại đối với tỉnh biên giới và kinh tế biển của tỉnh Kiên Giang, yêu cầu hợp tác khu vực vịnh Thái Lan và các tỉnh có đường biên giới của tỉnh Kiên Giang với Campuchia xây dựng cơ chế phối/kết hợp nâng cao chất lượng, hiệu quả phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại là cần thiết khách quan có lợi cho cả hai nước và khu vực, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại ổn định và cạnh tranh theo qui định của tổ chức thương mại thế giới (WTO).

Nhìn chung, công tác phối/kết hợp giữa các ngành, địa phương, doanh nghiệp và nhân dân, cũng như hợp tác khu vực, biên giới với Campuchia về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang thời gian qua đã có nhiều kết quả tốt. Nhiều vụ việc gian lận thương mại dù khá phức tạp, tinh vi nhưng với sự phối hợp giữa các ngành, các cấp và khu vực, hai nước đã được phát hiện, truy thu thuế về cho ngân sách nhà nước, từng bước kéo giảm tình hình hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)