Tăng cường trang bị cơ sở vật chất, phương tiện hỗ trợ cho hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 91 - 96)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Một số giải pháp quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian

3.2.7. Tăng cường trang bị cơ sở vật chất, phương tiện hỗ trợ cho hoạt

động phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại

Qua thực tiễn phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại, các hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại ngày càng tinh vi, liều lĩnh, phức tạp với quy mô ngày càng lớn với nhiều phương thức, thủ đoạn khác nhau.

Vấn đề tiên quyết hiện nay là chất lượng và số lượng của lực lượng chức năng phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại nhưng không thể đưa ra kết luận điều tra nếu chỉ dựa trên kinh nghiệm và quan sát trực quan. Do vậy, lực lượng chức năng phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại cần được trang bị các phương tiện kiểm định nhanh chất lượng hàng hóa để có thể áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính kịp thời. Vì vậy, UBND tỉnh Kiên Giang cần hỗ trợ nguồn kinh phí cho các lực lượng chức năng trong công tác điều tra, mua tin, giám định sản phẩm cũng như đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại, đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá, gỗ, đường cát, mỹ phẩm, thực phẩm, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật....

Với điều kiện khó khăn như hiện nay, trước mắt lực lượng Quản lý thị trường và Hải quan cần tập trung nguồn nhân lực cũng như các thiết bị, phương tiện của ngành phục vụ cho công tác kiểm tra, kiểm soát hàng hóa xuất, nhập khẩu là thuốc lá, gỗ, đường cát, mỹ phẩm, thực phẩm, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật....vừa đảm bảo chất lượng công việc, kịp thời phát hiện các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại. Về lâu dài, cần quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, v.v... cho các ngành chức năng thực thi nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại nhằm bảo đảm điều kiện làm việc cho cán bộ, công chức cũng như nâng cao uy tín của cơ quan quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Tiếp theo, cần đầu tư trang thiết bị, phương tiện tiên tiến, hiện đại cho các ngành chức năng để giúp việc thực hiện các công việc hành chính cũng như việc kiểm tra, kiểm soát đạt chất lượng cao và không tốn nhiều thời gian của cán bộ, công chức, doanh nghiệp như: phương tiện kiểm định, camera, cân điện tử, các dụng cụ lấy mẫu... Song song, đó là việc ứng dụng rộng rãi các phần mềm quản lý chuyên dụng cho từng ngành chức năng như: Hải quan, Quản lý thị trường,... Đặc biệt là tại các trung tâm thương mại, khu công nghiệp, nơi có mật độ doanh nghiệp tập trung khá cao, từ đó giúp ngành chức năng nhanh chóng nhận được thông tin quản lý khi nhập dữ liệu về các cá nhân, tổ chức thường xuyên có hành vi gian lận thương mại cũng như liên kết các thông tin trong xử lý vi phạm.

Đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin theo từng ngành, lĩnh vực. Ví dụ như cần hình thành website riêng cho lực lượng Quản lý thị trường cả nước nhằm nâng cao vị trí, vai trò của lực lượng này trong cuộc đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại. Khi hình thành website riêng của lực lượng Quản lý thị trường, các ngành, các cấp cũng như cả xã hội sẽ có nhiều thông tin về kết quả đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại; các vụ việc vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại; các quy định mới của Nhà nước... cũng như nhanh chóng tiếp nhận những thông tin phản hồi từ các ngành, tổ chức, doanh nghiệp và người dân. Bên cạnh đó, triển khai Đề án công nghệ thông tin của lực lượng Quản lý thị trường để hiện đại hóa công tác

thu thập số liệu báo cáo và xử lý thông tin nghiệp vụ; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và tin học hóa công tác kiểm tra, kiểm soát.

Ngoài ra, xây dựng hệ thống tiêu chí thông tin quản lý doanh nghiệp, tiêu chí đánh giá mức độ chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp. Cập nhật thường xuyên các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm, doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng trọng điểm để có kế hoạch kiểm tra kịp thời.

Về kinh phí phục vụ công tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại: Một số Ban Chỉ đạo địa phương chưa được UBND địa phương quan tâm đến kinh phí hoạt động từ đó còn gặp nhiều khó khăn cho Ban Chỉ đạo hoạt động; việc thanh quyết toán các nội dung chi còn gặp nhiều khó khăn về thủ tục chi, phải bảo đảm đầy đủ yêu cầu về hồ sơ, chứng từ hợp lệ, tuy nhiên với một số khoản chi đặc thù rất khó thực hiện (ví dụ như chi thuê phương tiện theo dõi, truy bắt đối tượng trong một số trường hợp do quá gấp nên khó có thể hoàn thiện chứng từ theo quy định).

Do đó, UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND tỉnh Kiên Giang cần có sự cân đối nguồn ngân sách cho phù hợp giữa các nhiệm vụ, cũng như xây dựng quy định chung thống nhất giữa các ngành có chức năng phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại tại địa phương trong các khoản chi, mức chi cho việc đầu tư trang thiết bị, phương tiện. Trong đó, hướng tới việc giảm tỷ lệ trích nộp ngân sách về cấp trên, nâng cao mức chi đầu tư trang thiết bị, phương tiện nhằm nâng cao tính tích cực, chủ động, tự chịu trách nhiệm của các ngành, các cấp tại địa phương.

Tiểu kết chƣơng 3

Luận văn đã hệ thống quan điểm, mục tiêu và phương hướng phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại trên đại bàn tỉnh Kiên Giang. Trên cơ sở kết quả phân tích, đánh giá thực trạng và nguyên nhân buôn lậu và gian lận thương mại ở chương 2.

Luận văn đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm quản lý nhà nước có hiệu quả hơn về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang bao gồm: xây dựng và chỉ đạo tổ chức thực hiện các chiến lược, chương trình, chính sách, kế hoạch phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại; ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại; hoàn thiện về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan trong hoạt động phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại; về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại; tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật cho công dân và doanh nghiệp; tăng cường trang bị cơ sở vật chất, phương tiện hỗ trợ cho hoạt động phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại.

Để triển khai thực hiện các giải pháp trên cần có sự chuẩn bị một cách chu đáo, cần đầu tư thích đáng và có sự phối hợp đồng bộ giữa các sở, ngành của tỉnh, giữa các cấp chính quyền, các tổ chức và cá nhân cùng sự phân định chu kỳ thực hiện một cách rõ ràng, xác định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của từng đối tượng.

KẾT LUẬN

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay ở nước ta, phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại là một trong những nội dung quan trọng và không thể thiếu trong hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế, bởi lẽ chỉ có thể thực hiện tốt nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại mới đảm bảo được thực hiện trọn vẹn các nội dung về phát triển kinh tế, mang lại môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, cũng như đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho việc phát triển đất nước theo hướng bền vững và các cam kết quốc tế của Việt Nam nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng.

Nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải tiếp tục được quan tâm, giải quyết. Trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn được trình bày trong luận văn, có thể rút ra một số kết luận sau:

Thứ nhất, phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại là một nhiệm vụ rất quan trọng của các cơ quan quản lý nhà nước. Muốn quản lý nhà nước đối với các hành vi này có hiệu quả cần thiết phải xây dựng hệ thống văn bản quy định pháp lý chặt chẽ, rõ ràng và khả thi; một bộ máy quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại có hiệu quả; với đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại có trình độ và năng lực. Luận văn đã hệ thống và xây dựng khung lý thuyết và căn cứ pháp lý về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại.

Thứ hai, để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại cần thực hiện nghiêm, đầy đủ các nội dung đối với công tác thanh, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm về buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn, đảm bảo nghiêm minh, răn đe và triệt để. Luận văn đã hệ thống và trình bày một số kinh nghiệm quản lý nhà nước về buôn lậu và gian lận thương mại ở một số Quốc gia, tổ chức quốc tế và địa phương trong nước.

Thứ ba, phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại nếu chỉ có sự nổ lực, hành động của các cơ quan quản lý nhà nước thì sẽ không đạt kết quả cao. Do vậy, bên cạnh việc xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, cần thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức của các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, trong việc phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại. Luận văn đã hệ thống về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và những tác động đến quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, phân tích thực trạng, kết quả, hạn chế và những nguyên nhân, đây là những căn cứ quan trọng để đề xuất các giải pháp quản lý nhà nước để nâng cao chất lượng và hiệu quả phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại.

Thứ tư, luận văn đã hệ thống các quan điểm và phương hướng, mục tiêu quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang tầm nhìn đến năm 2025, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)