Về hệ thống tổ chức bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 48 - 51)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.3. Về hệ thống tổ chức bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước về

Ngoài ra, thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Tỉnh ủy và yêu cầu của các bộ, ngành trung ương, UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành kịp thời nhiều văn bản chỉ đạo và triển khai thực hiện công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa tỉnh trong những thời điểm cụ thể.

Nhìn chung, những văn bản trên là căn cứ pháp lý quan trọng giúp cho công tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đi vào nề nếp, ổn định, hoạt động thông suốt, nâng cao hiệu quả phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

2.2.3. Về hệ thống tổ chức bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại

Hiện nay, ở Việt Nam nói chung và tại tỉnh Kiên Giang nói riêng, các cơ quan có chức năng phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại bao gồm các cơ quan hành chính nhà nước có chức năng thực thi pháp luật và các cơ quan thực hiện chức năng giáo dục, tuyên truyền, cụ thể:

Các cơ quan hành chính nhà nước có chức năng thực thi pháp luật là những cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực thương mại ở các cấp chính quyền địa phương. Trong đó, ở cấp tỉnh, chịu trách nhiệm chính tham mưu đối

với hoạt động phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại là Sở Công Thương; ở cấp huyện là Phòng kinh tế các huyện, thị, thành phố. Ngoài ra, còn có các lực lượng trực tiếp thực hiện công tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại như: Công an, Hải quan, Bộ Đội biên phòng, Quản lý thị trường.... Đây là, các cơ quan chức năng đóng vai trò quan trọng trong công tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn. Các cơ quan chức năng này có thẩm quyền trong công tác đấu tranh phòng ngừa cũng như kiểm tra, kiểm soát và xử lý đối với các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại.

Các cơ quan thực hiện chức năng giáo dục, tuyên truyền là các cơ quan thông tin, tuyên truyền như đài phát thanh, truyền hình, báo chí; các tổ chức, hội, các nhà sản xuất kinh doanh; các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội khác.

Ngoài ra, để công tác quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại đạt hiệu quả, cần phải có một bộ máy nhà nước quản lý về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại được tổ chức chặt chẽ, hợp lý từ cấp trên xuống cấp dưới, giữa ngành này với ngành khác, đồng thời có sự phân công, phân cấp, phối hợp cụ thể, rõ ràng giữa các cấp, các ngành. Trên cơ sở đó, bên cạnh những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước đã được giao, để công tác quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại đạt được những yêu cầu nêu trên, UBND tỉnh Kiên Giang đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Kiên Giang, trong đó có sự tham gia của các ngành như: Sở Công Thương, Sở Tài chính, Sở Khoa học và Công nghệ, Hải quan, Bộ Đội biên phòng, Công an, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Kiên Giang, Ban quản lý Khu kinh tế Phú Quốc v.v... và các huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh. Trong đó, Sở Công Thương (Chi cục Quản lý thị trường) giữ vai trò là Thường trực Ban Chỉ đạo 127 tỉnh Kiên Giang (nay là Ban Chỉ đạo 389).

Theo đó, Sở Công Thương (Chi cục Quản lý thị trường) sẽ có nhiệm vụ tham mưu các giải pháp phòng ngừa và đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại, kể cả các biện pháp tình thế phù hợp với diễn biến tình hình nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật. Đề xuất với Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Kiên Giang kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoặc đình chỉ, bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại, các chế độ chính sách đối với lực lượng thực thi công tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại của các ngành, địa phương. Hướng dẫn triển khai thực hiện các kế hoạch, phương án đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại sau khi đã được Trưởng ban hoặc phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Kiên Giang phê duyệt.

Vì hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại rất đa dạng, ngày càng tinh vi và diễn biến phức tạp cho nên bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh

vực này cũng khá hệ thống, tùy tính chất, sự việc sẽ có liên quan đến những ngành cụ thể. Bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại được thể hiện trong sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1. Khái quát tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang:

UBND tỉnh Sở Công Thương Chi cục Quản lý thị trường

(Ban Chỉ đạo 389) Công an Bộ Đội biên phòng

Hải quan Hải quan các cửa khẩu

UBND cấp huyện Phòng Kinh tế Đội Quản lý thị trường

UBND cấp xã Công an Các Đội nghiệp vụ

: Chỉ đạo. : Phối hợp.

Có thể thấy bộ máy quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại đều được tổ chức khá chặt chẽ, đầy đủ tại cấp tỉnh, cấp huyện. Ngoài ra, với đặc trưng riêng của tỉnh có đường biên giới đường bộ, đường thủy, bộ máy quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại bao gồm Công an, Hải quan và Bộ Đội biên phòng tại các cửa khẩu sẽ giúp quản lý tốt hơn các hoạt động xuất, nhập khẩu của các doanh nghiệp tại đây.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt mạnh kể trên, bộ máy quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại có nhược điểm là xuống cấp huyện thì sự tham gia của các ngành chức năng giảm dần và tới cấp xã thì mờ nhạt, chưa rõ ràng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)