Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 78 - 81)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Một số giải pháp quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian

3.2.2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật về

năm, xác định rõ mục tiêu, phương pháp tổ chức thực hiện, cơ chế phối/kết hợp trong quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại, xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị tham gia thực hiện kế hoạch, nhất là vào dịp đầu năm mới dương lịch và Tết cổ truyền cần xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết với những mục tiêu cụ thể để quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang ngày càng hiệu quả. Nội dung của kế hoạch theo hướng xác định có các cơ quan, đơn vị tham gia theo những nội dung cụ thể về nhân lực, trách nhiệm và thẩm quyền có sự phân công, phối/kết hợp cụ thể, xác định thời gian hoàn thành và trao đổi thông tin kịp thời cho Ban Chỉ đạo 389, chỉ rõ trong kế hoạch sự tham gia của các cơ quan thông tin truyền thông trong đấu tranh và phòng ngừa, phát hiện kịp thời các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại.

Xây dựng và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chiến lược, chương trình và kế hoạch đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại là khâu quan trọng hàng đầu của quá trình quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại.

3.2.2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật vềphòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại

Nhằm tổ chức thực hiện có hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại, thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.

UBND tỉnh chỉ đạo Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Kiên Giang và Sở Công Thương tiếp tục rà soát, nghiên cứu, kiến nghị các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các chế tài xử lý vi phạm để răn đe đối với các hành vi tội phạm nói chung và tội phạm buôn lậu và gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới nói riêng cho phù hợp. Qua đó, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các lực lượng chức năng thực thi

nhiệm vụ, xóa bỏ dần một số văn bản quy phạm pháp luật tạo ra kẽ hở để các doanh nghiệp thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để triển khai, thực thi Luật xử lý vi phạm hành chính phát huy hiệu quả.

Trong những năm qua, có rất nhiều vi phạm trong gian lận thương mại áp dụng theo quy định của việc xử lý vi phạm hành chính như các hành vi gian lận trong lĩnh vực thương mại, phân bón, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng lậu v.v.... mức xử phạt chưa đủ răn đe, tuy nhiên, trước đây chỉ có Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và các chế tài với nhiều hành vi vi phạm có mức xử phạt chưa đủ sức răn đe. Do vậy, việc nâng Pháp lệnh lên thành Luật sẽ là một điều kiện quan trọng giúp xây dựng các chế tài mạnh hơn cho việc xử lý vi phạm hành chính. Ngoài ra, Luật cũng quy định rõ thẩm quyền xử phạt của từng vị trí công chức, cơ quan, giúp cho việc xử lý các hành vi vi phạm trong công tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại được kịp thời, chính xác và đạt hiệu quả cao hơn.

Ngoài ra, quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại muốn đạt hiệu quả, cũng phải quan tâm chú ý đến việc hoàn thiện hệ thống văn bản qui phạm pháp luật theo từng ngành, lĩnh vực chuyên môn liên quan trực tiếp đến phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại. Do đó, UBND tỉnh Kiên Giang cần đẩy mạnh việc tiến hành rà soát, đề xuất các cấp có thẩm quyền chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện những quy định còn chồng chéo, còn bỏ ngõ, sơ hở trong thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực thương mại,... đã làm cho quá trình thực thi pháp luật đối với lĩnh vực này không hiệu quả trong thời gian qua.

Chẳng hạn như quy định tại Khoản 2, Điều 19 Nghị định số 163/2013/NĐ- CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 115/2016/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định: “Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không có nội quy sản xuất, quy trình vận hành, biển chỉ dẫn, biển cảnh

báo tại vị trí các dây chuyền sản xuất, nơi để nguyên liệu, sản phẩm trong nhà xưởng sản xuất”. Tuy nhiên, Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quản lý phân bón và Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ không quy định chế định về trách nhiệm pháp lý của nhà sản xuất phân bón đối với trường hợp này. Do đó, hành vi vi phạm: “không có nội quy sản xuất, quy trình, vận hành, biển chỉ dẫn, biển cảnh báo tại vị tri các dây chuyền sản xuất, nơi để nguyên liệu, sản phẩm trong nhà xưởng sản xuất phân bón”, từ đó gây khó khăn cho công tác kiểm tra và xử lý vi phạm của các cơ quan thực thi pháp luật.

Một ví dụ khác là tại khoản 8, Điều 3, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ có giải thích từ ngữ về hàng giả. Tuy nhiên, trong chế tài xử lý đối với hành vi buôn bán, sản xuất hàng giả quy định tại Điều 11 và Điều 12 của Nghị định nêu trên là hành vi: “buôn bán, sản xuất hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng”. Do đó, đối với trường hợp hàng giả có giá trị sử dụng, công dụng mà xử phạt là chưa phù hợp so với quy định tại Nghị định trên.

Việc xử lý các tang vật vi phạm hiện nay trên địa bàn tỉnh Kiên Giang tùy theo tính chất mặt hàng có thể tính đến việc ký kết với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ngoài khu vực nhà nước nhằm vừa bảo đảm các yếu tố về môi trường, con người, trang thiết bị phục vụ việc tiêu hủy cũng như vừa giúp nâng cao hiệu quả của công tác này. Theo đó, phải có sự giám sát chặt chẽ của cơ quan chức năng tránh tình trạng doanh nghiệp, cá nhân lại thực hiện các hành vi để tiếp tục sử dụng các tang vật vi phạm. Đồng thời, có thể tính đến việc sử dụng các phế phẩm của quá trình tiêu hủy sản phẩm để tái chế thành nguồn nguyên liệu, sản phẩm mới nhằm tiết kiệm nguồn tài nguyên địa phương, quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)