Thực trạng nội dung thực hiện chính sách tự chủ tài chính tại Bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách tự chủ tài chính tại bệnh viện đa khoa xanh pôn, thành phố hà nội (Trang 67)

Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, thành phố Hà Nội

2.2.1. Ban hành các quy định, chương trình, kế hoạch triển khai cụ thể hóa chính sách tại Bệnh viện

Căn cứ Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, Quyết định số 4877/QĐ-SYT ngày 20 tháng 12 năm 2016 về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính cho đơn vị sự nghiệp năm cho Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, thành phố Hà Nội. Để triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, theo quy định Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, thành phố Hà Nội đã tiến hành xây dựng Đề án tự chủ Bệnh viện và các chƣơng trình, kế hoạch để triển khai cụ thể. Trong Đề án tự chủ đã xác định rõ định hƣớng phát triển của Bệnh viện theo hƣớng đa dạng để thu hút bệnh nhân đến khám, chữa bệnh tại Bệnh viện.

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao, các quy định của Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, thành phố Hà Nội đã tiến hành xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động của Bệnh viện, trong đó xác định Bệnh viện Đa

khoa Xanh Pôn, thành phố Hà Nội là Bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội, đƣợc thành lập theo Quyết định số 35/QĐ/TC ngày 26/08/1970 của Ủy ban Hành chính Thành Phố Hà Nội.

Trong Quy chế tổ chức và hoạt động của Bệnh viện cũng đã xác định: Bệnh viện đƣợc phép huy động vốn, liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật để mở rộng cơ sở, phát triển các dịch vụ, kỹ thuật; triển khai các kỹ thuật ngoài danh mục kỹ thuật và nhiệm vụ chuyên môn đƣợc giao; tổ chức các hoạt động dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của xã hội nhƣng phải phù hợp với lĩnh vực chuyên môn, khả năng của bệnh viện và đúng với quy định của pháp luật. Việc góp vốn, huy động vốn, liên doanh, liên kết phải đƣợc hạch toán theo dõi riêng hoặc thành lập cơ sở hạch toán độc lập.

Các khoa, phòng trong Bệnh viện thực hiện hoạt động liên doanh, liên kết phải xây dựng Đề án báo cáo Giám đốc bệnh viện phê duyệt; cơ sở hạch toán độc lập phải là đơn vị kế toán cấp dƣới của bệnh viện, do bệnh viện trực tiếp quản lý, điều hành, hoạt động theo nguyên tắc tự bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động thƣờng xuyên và kinh phí đầu tƣ và đƣợc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo quy định hiện hành.

Một trong những điều kiện và yêu cầu quan trọng nhất để thực hiện tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và các bệnh viện công lập nói riêng là xây dựng và thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ. Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn đã xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm một cách nghiêm túc trên cơ sở pháp lý nhƣ Luật Ngân sách Nhà nƣớc số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2012; Luật khám, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23/11/2009; Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12; Luật sửa đổi bổ sung số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ

máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của Chính phủ quy định về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập; và các văn bản hƣớng dẫn, quy định khác của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành.

Quy chế chi tiêu nội bộ đƣợc xây dựng và ban hành là căn cứ để quản lý, thanh toán các khoản chi tiêu trong Bệnh viện, thực hiện kiểm soát của Kho bạc nhà nƣớc, cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính và các cơ quan thanh tra, kiểm toán theo quy định; nhằm sử dụng tài sản đúng mục đích, có hiệu quả; Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Thực hiện công bằng, công khai dân chủ trong Bệnh viện; Khuyến khích tăng thu hợp lý, tiết kiệm chi, thu hút và giữ đƣợc những cán bộ có trình độ chuyên môn tay nghề cao; Khuyến khích cán bộ, viên chức và ngƣời lao động tích cực học tập, nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến, áp dụng kỹ thuật mới để nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh; Thực hiện có hiệu quả cao nhất các hoạt động của Bệnh viện, đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển công tác chuyên môn và từng bƣớc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, viên chức và ngƣời lao động; Tạo quyền chủ động trong việc quản lý và chi tiêu tài chính cho thủ trƣởng đơn vị; Tạo quyền chủ động cho cán bộ, viên chức và ngƣời lao động trong đơn vị hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao.

Nguyên tắc xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ của Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn gồm: Xây dựng trên cơ sở quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu do nhà nƣớc ban hành; Đƣợc áp dụng thống nhất trong toàn Bệnh viện nhằm chủ động sử dụng kinh phí hoạt động thƣờng xuyên đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả, đồng thời góp phần tăng cƣờng công tác quản lý bệnh viện; Khuyến khích và tạo quyền chủ động cho các khoa phòng

trong Bệnh viện; Đƣợc thảo luận công khai trong Đảng bộ, Công đoàn, toàn thể cán bộ, viên chức và ngƣời lao động và đƣợc thống nhất thông qua Hội nghị đại biểu cán bộ viên chức trong Bệnh viện.

Tuy nhiên, một số nội dung không áp dụng trong Quy chế chi tiêu nội bộ của Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn nhƣ: Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô trong các cơ quan hành chính sự nghiệp; Tiêu chuẩn về nhà làm việc; Chế độ công tác phí nƣớc ngoài; Chế độ quản lý, sử dụng các chƣơng trình mục tiêu quốc gia; Chế độ sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất đƣợc cấp có thẩm quyền giao (Kinh phí chuyên khoa đầu ngành, kinh phí chƣơng trình,...); Chế độ chính sách thực hiện tinh giảm biên chế (nếu có); Chế độ quản lý, sử dụng vốn đối ứng dự án, vốn viện trợ thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc; Chế độ sử dụng vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ họat động sự nghiệp theo dự án đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt; Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Nhà nƣớc, cấp bộ, Thành phố, ngành theo hƣớng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ khoa học và công nghệ môi trƣờng. Các nội dung chi này đƣợc thực hiện theo các quy định của Nhà nƣớc cho từng nội dung chi.

Quy chế chi tiêu nội bộ của Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn quy định cụ thể cho 4 phần cơ bản, cụ thể:

-Phần thứ I: Nguồn Tài chính -Phần thứ II: Nội dung Chi

-Phần thứ III: Xử lý chênh lệch Thu Chi -Phần IV: Sử dụng các quỹ

Hằng năm, dự thảo Quy chế chi tiêu nội bộ đƣợc lấy ý kiến dân chủ từ tất cả các khoa, phòng thuộc Bệnh viện, và đƣợc thông qua tại đại hội viên chức và ngƣời lao động diễn ra vào đầu năm, sau đó Giám đốc Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, thành phố Hà Nội ký Quyết định ban hành. Trên cơ sở Quy

chế chi tiêu nội bộ đã đƣợc phê duyệt, các phòng ban chức năng trong Bệnh viện tiến hành xây dựng kế hoạch hoạt động gồm các chỉ tiêu, nhiệm vụ chuyên môn thuộc chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao và các chỉ tiêu, hoạt động dịch vụ, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên để đăng ký, làm cơ sở theo dõi, kiểm tra và giám sát việc thực hiện.

2.2.2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến về chính sách tự chủ tài chính

Xác định tầm quan trọng sự đồng thuận của tất cả các viên chức và ngƣời lao động thuộc Bệnh viện trong quá trình thực hiện chính sách tự chủ tài chính, ban Lãnh đạo Bệnh viện đã thực hiện nghiêm túc việc tuyên truyền, phổ biến chính sách tự chủ tài chính của Bệnh viện đến từng viên chức và ngƣời lao động. Việc tuyên truyền, phổ biến đƣợc quán triệt tại các cuộc họp toàn Bệnh viện cũng nhƣ giao nhiệm vụ về từng khoa, phòng trong Bệnh viện. Mỗi khoa, phòng đều lên kế hoạch triển khai cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị trên cơ sở các quy định chung đƣợc xác định trong Quy chế chi tiêu nội bộ của Bệnh viện.

Nội dung tuyên truyền, phổ biến là chủ trƣơng của Đảng và chính sách pháp luật Nhà nƣớc về chuyển đổi cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập; những định hƣớng đổi mới của Ban Lãnh đạo Bệnh viện để triển khai cơ chế tự chủ; tuyên truyền, phổ biến về ý thức trách nhiệm và quyền lợi, nghĩa vụ cụ thể của các khoa, phòng thuộc Bệnh viện trong quá trình thực hiện cơ chế tự chủ. Qua tuyên truyền, phổ biến, tất cả viên chức và ngƣời lao động trong Bệnh viện đã có nhận thức sâu sắc về sự cần thiết phải thực hiện cơ chế tự chủ; nhận thức đƣợc trách nhiệm và quyền lợi của mình trong việc chuyển đổi cơ chế và có thể sẵn sàng chủ động tham gia vào quá trình chuyển đổi cơ chế hoạt động của bệnh viện.

Các khoa, phòng chức năng căn cứ vào chức năng nhiệm vụ đƣợc giao xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện

các nội dung quy định tại quy chế này, định kỳ báo cáo Ban Giám đốc. Trong quá trình thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ, Giám đốc Bệnh viện có thể ra các quyết định bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế. Các quyết định bổ sung đƣợc dựa trên các biên bản đề xuất của các Hội đồng và Ban trong Bệnh viện: Hội đồng thi đua, Hội đồng mua sắm trang thiết bị, Hội đồng thuốc và điều trị, Ban chỉ đạo hoạt động tự chủ Bệnh viện,...và biên bản họp Giao ban kế cận hàng tuần. Hình thức quyết định đƣợc thể hiện bằng văn bản theo mẫu thể thức quyết định, trong trƣờng hợp cá biệt nhỏ lẻ có thể đƣợc thể hiện bằng chữ ký duyệt của Giám đốc vào giấy đề nghị.

Bệnh viện xây dựng và thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ có sửa đổi, bổ sung hàng năm cho phù hợp với thực tiễn. Bệnh viện thực hiện giao tự chủ về các khoa, tạo động lực để các khoa, phòng thuộc Bệnh viện cùng tham gia công tác tự chủ tài chính. Việc giao tự chủ về các khoa là một bƣớc tiến trong việc công khai, dân chủ để tăng cƣờng công tác quản lý trong nội bộ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy phát triển hoạt động sự nghiệp, khai thác nguồn thu, tăng thu, tiết kiệm chi.

2.2.3. Phân công, phối hợp giữa các khoa, phòng trong thực hiện chính sách tự chủ tài chính chính sách tự chủ tài chính

Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn tiến hành phân công, phối hợp giữa các đơn vị trong Bệnh viện tổ chức thực hiện chính sách tự chủ tài chính theo kế hoạch đã đƣợc Giám đốc Bệnh viện phê duyệt. Số lƣợng ngƣời tham gia thực hiện chính sách tự chủ tài chính tại Bệnh viện bao gồm các đối tƣợng tác động của chính sách: viên chức và ngƣời lao động thuộc Bệnh viện, ngƣời bệnh đến khám và điều trị, đối tác tham gia hoạt động liên doanh liên kết, nghiên cứu khoa học và bộ máy tổ chức của nhà nƣớc tham gia chính sách tự chủ tài chính. Theo đó, việc phân công phối hợp thực hiện tự chủ tài chính tại Bệnh viện đƣợc thể hiện ở các khía cạnh nhƣ sau:

Một là, về tính thống nhất của Bệnh viện đƣợc thể hiện ở mục tiêu, cơ chế hoạt động của Bệnh viện và tập trung nhất là hoạt động tài chính của Bệnh viện theo cơ chế tự chủ tài chính.

Hai là, thẩm quyền của các khoa, phòng, cá nhân trong công tác tự chủ tài chính: Bệnh viện đã thành lập Ban Chỉ đạo và các Tiểu ban thực hiện xây dựng đề án tự chủ bệnh viện. Theo đó, Ban Chỉ đạo và ủy viên của các Tiểu ban có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện tự chủ tài chính. Bệnh viện phân công và trao quyền cho phòng Tài chính kế toán là đơn vị chủ trì phối hợp với Phòng Tổ chức cán bộ và các khoa, phòng chức năng thuộc Bệnh viện; từng khoa, phòng xây dựng phƣơng án hạch toán của đơn vị, hƣớng dẫn thành viên đơn vị thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao.

Việc phân công phối hợp nhiệm vụ trong thực hiện chính sách tự chủ đƣợc thể hiện một cách chi tiết bằng văn bản, tại các cuộc họp. Sự phối hợp thực hiện chính sách tự chủ tài chính đƣợc thể hiện trong công tác phối hợp với cấp trên nhƣ Sở Y tế, Sở Tài chính, UBND thành phố Hà Nội cũng nhƣ sự phối hợp giữa các khoa, phòng chức năng trong Bệnh viện để xây dựng kế hoạch, quy định, quy chế thực hiện tự chủ tài chính góp phần nâng cao chất lƣợng hoạt động của Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn.

Phòng Quản lý chất lƣợng Bệnh viện làm đầu mối thiết lập hệ thống quản lý sai sót, sự cố bao gồm phát hiện, tổng hợp, phân tích, báo cáo và nghiên cứu, đề xuất giải pháp khắc phục; Làm đầu mối phối hợp với các khoa, phòng giải quyết các đơn thƣ, khiếu nại, tố cáo và các vấn đề liên quan đến sự hài lòng của ngƣời bệnh; Thu thập, tổng hợp, phân tích dữ liệu, quản lý và bảo mật thông tin liên quan đến chất lƣợng bệnh viện; Phối hợp với bộ phận thống kê, tin học của Bệnh viện tiến hành đo lƣờng chỉ số chất lƣợng Bệnh viện.

2.2.4. Tổ chức thực hiện kế hoạch thu - chi theo cơ chế tự chủ

2.2.4.1. Khai thác các nguồn thu

Thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ, Bệnh viện có các nguồn thu chủ yếu:

Thứ nhất, các khoản đƣợc NSNN cấp không thƣờng xuyên gồm: -Chi thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ. -Chi thực hiện chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng viên chức.

-Chi thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia. -Chi thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nƣớc đặt hàng. -Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có vốn nƣớc ngoài.

-Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất đƣợc cấp có thẩm quyền giao.

-Chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nƣớc quy định (nếu có).

-Chi đầu tƣ xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định thực hiện các dự án đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt.

-Chi thực hiện các dự án từ nguồn viện trợ ngoài nƣớc. -Chi các hoạt động liên doanh, liên kết.

-Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật (nếu có).

Nguồn thu NSNN cấp không thƣờng xuyên giảm dần theo từng năm, năm 2016 là 17.342.000 đồng, đến năm 2019 chỉ còn 6.623.000 đồng. Điều này cho thấy thực hiện chính sách tự chủ tài chính tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn đã giảm dần gánh năng cho NSNN.

Thứ hai, thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ gồm:

- Thu một phần viện phí BHYT theo quy định tại Thông tƣ số 13/2019/TT- BYT ngày 05/7/2019 của Bộ Y tế ban hành về việc sửa đổi, bổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách tự chủ tài chính tại bệnh viện đa khoa xanh pôn, thành phố hà nội (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)