Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách tự chủ tài chính tại Bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách tự chủ tài chính tại bệnh viện đa khoa xanh pôn, thành phố hà nội (Trang 89)

Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, thành phố Hà Nội

2.3.1. Ưu điểm

Việc thực hiện chính sách tự chủ tài chính tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, thành phố Hà Nội trong thời gian qua đã đƣợc triển khai khá đồng bộ,

phù hợp với chủ trƣơng của Đảng và pháp luật, chính sách của Nhà nƣớc và đã mang lại những tác động tích cực tới hoạt động của Bệnh viện, góp phần nâng cao chất lƣợng cung cấp dịch vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu của ngƣời bệnh. Bệnh viện tổ chức quản lý thu tập trung các khoản viện phí, BHYT và các dịch vụ khác tránh thất thoát đảm bảo nguồn thu, đảm bảo kinh phí cho các hoạt động của bệnh viện, tổng nguồn thu năm sau cao hơn năm trƣớc. Việc sử dụng kinh phí theo đúng quy định của nhà nƣớc và đƣợc các cơ quan chức năng đánh giá tốt.

Nguồn thu sau khi trừ đi toàn bộ chi phí thƣờng xuyên, tiền lƣơng ngạch bậc của khối nhân công trực tiếp, nhân công gián tiếp, thuốc vật tƣ y cụ tiêu hao trực tiếp cho ngƣời bệnh, nộp thuế theo quy định của Nhà nƣớc, trích các quỹ theo luật định đặc biệt ƣu tiên trích quỹ phát triển sự nghiệp ở mức cao với mục đích đẩy mạnh đào tạo nhân lực, tái đầu tƣ mua sắm thêm máy móc hiện đại nhằm phục vụ các kỹ thuật cao, giúp bệnh nhân có cơ hội chữa bệnh tại Bệnh viện, không phải chuyển viện hoặc điều trị ở nƣớc ngoài.

Nhìn chung, chính sách tự chủ tài chính đã có tác động tích cực, tạo đƣợc nguồn thu đáng kể và nâng cao tính năng động của Bệnh viện, phần nào khắc phục đƣợc những khó khăn về tài chính, tăng cƣờng cơ sở vật chất, kỹ thuật, nâng cao thu nhập của cán Bộ Y tế, cải thiện công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu KCB của nhân dân. Kể từ khi đƣợc thực hiện chính sách tự chủ kinh phí hoạt động thƣờng xuyên, hàng năm nguồn thu từ phí, lệ phí Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, thành phố Hà Nội đều tăng, năm sau cao hơn năm trƣớc, đảm bảo yêu cầu hoạt động của Bệnh viện. Chi tiêu đã đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm và thống nhất trên cơ sở Quy chế chi tiêu nội bộ do Bệnh viện xây dựng. Kết quả thực hiện chính sách cho thấy những chuyển biến tích cực tại Bệnh viện, thể hiện ở một số mặt sau:

- Bệnh viện đã chủ động và tích cực trong quá trình triển khai thực hiện chính sách, thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các quy định của Đảng, Nhà nƣớc về triển khai cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại các đơn vị sự nghiệp công lập.

- Việc tuyên truyền, phổ biến về chính sách đã đến đƣợc với ngƣời lao động trong toàn Bệnh viện: Có thể nói rằng, chính sách tự chủ tài chính nói riêng và tự chủ nói chung, đặc biệt là những quy định trong Nghị định số 16/2015/NĐ-CP đã tạo một không khí mới cho sự phát triển của các bệnh viện công lập. Nghị định 16/2015/NĐ-CP đã mở rộng cơ chế hơn nhiều so với chính sách tự chủ tài chính trƣớc đó. Với cơ chế tài chính mới này, nhất là khi Bệnh viện đƣợc giao là đơn vị tự chủ kinh phí hoạt động thƣờng xuyên đã đƣợc công chức, viên chức và ngƣời lao động trong toàn Bệnh viện đón nhận một cách tự giác, tin tƣởng. Viên chức và ngƣời lao động đều ý thức đƣợc rằng việc tự chủ tài chính gắn liền với yêu cầu trách nhiệm và hiệu quả công tác ngày càng cao. Vì vậy, bản thân mỗi ngƣời lao động đều ra sức thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, thực hành tiết kiệm, đóng góp vào sự phát triển của Bệnh viện.

- Về kết quả hoạt động: Căn cứ vào quyết định giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho Bệnh viện theo giai đoạn, Bệnh viện lập dự toán thu, chi sự nghiệp hàng năm và dự toán cho 4 năm thời kỳ ổn định. Bệnh viện đã thực hiện xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, đƣợc thực hiện thống nhất trong toàn Bệnh viện. Trong quy chế quy định chặt chẽ, tiết kiệm một số khoản chi nhƣ: điện, nƣớc, xăng dầu, hội nghị, công tác phí, tiếp khách, phúc lợi, lễ tết.. Kiện toàn công tác tổ chức, bố trí hợp lý hoá từ khâu công việc chuyên môn và ƣu tiên đầu tƣ cho nhân tài, vật lực, cho việc nâng cao chất lƣợng chuyên môn, chú trọng những khâu, những hoạt động tạo ra nguồn thu cho đơn vị. Trên cơ sở tiết kiệm chi và kích thích tăng thêm đƣợc nguồn thu, chủ động bố trí các khoản chi phù hợp với nhiệm vụ đặc thù của bệnh viện đã

tạo điều kiện để bệnh viện hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc Sở y tế giao cho, góp phần tăng thu nhập cho viên chức và ngƣời lao động, đồng thời trích lập đƣợc các Quỹ và bổ sung vào kinh phí hoạt động.

Bệnh viện đã giao kịp thời, đầy đủ và ổn định dự toán kinh phí hoạt động cho các đơn vị trực thuộc. Thực hiện công khai hoá việc giao dự toán kinh phí để các đơn vị chủ động trong chi tiêu. Đồng thời với việc tăng thêm nguồn thu, Bệnh viện đã áp dụng các giải pháp tích cực để tiết kiệm chi thƣờng xuyên, xây dựng quy trình nghiên cứu khoa học hợp lý, xây dựng đƣợc các tiêu chuẩn, định mức chi phí... cũng góp phần tạo nguồn kinh phí hoạt động cho Bệnh viện.

Số thu phí, lệ phí của Bệnh viện qua các năm không ngừng tăng lên. Trang thiết bị phục vụ chuyên môn đƣợc tăng cƣờng nâng cấp, cơ sở hạ tầng các đơn vị đƣợc sửa chữa ngày càng khang trang hơn. Sử dụng hiệu quả các nguồn thu, cơ cấu các khoản chi tƣơng đối hợp lý. Công tác nghiên cứu khoa học tiếp tục đƣợc đẩy mạnh, có thêm nhiều đề tài mới, các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nƣớc, đề tài trọng điểm cấp Bộ bao trùm các lĩnh vực nhiệm vụ của bệnh viện và gắn liền với các vấn đề lớn thực tiễn của đất nƣớc, có kết quả đƣợc áp dụng vào thực tiễn.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động sự nghiệp có thu, Bệnh viện đã thực hiện sắp xếp tổ chức theo hƣớng tinh gọn, xây dựng tiêu chuẩn chức danh cho từng viên chức và ngƣời lao động. Trên cơ sở đó có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ... có chế độ khuyến khích viên chức và ngƣời lao động học tập nâng cao trình độ để phục vụ bệnh viện lâu dài.

Trong quá trình thực hiện chế độ tự chủ, Bệnh viện đã thực hiện một cách dân chủ, công khai nên đã đƣợc viên chức và ngƣời lao động trong toàn bệnh viện đồng tình nhất trí. Qua những đợt thanh tra do thanh tra Bộ Y tế, Sở

Y tế Hà Nội, thanh tra Bộ Tài chính và Kiểm toán Nhà nƣớc thực hiện, Bệnh viện đều đƣợc đánh giá là đơn vị thực hiện tƣơng đối tốt công tác quản lý tài chính kế toán.

2.3.2. Hạn chế

Thứ nhất, việc rà soát, điều chỉnh kế hoạch, chƣơng trình đề nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh, tăng nguồn thu cho bệnh viện, đặc biệt là điều chỉnh Quy chế chi tiêu nội bộ chƣa đáp ứng đƣợc thực tế nên một số viên chức, ngƣời lao động trong Bệnh viện chƣa thực sự hài lòng và tự nguyện thực hiện chế độ tự chủ tài chính.

Thứ hai, việc tuyên truyền, phổ biến chính sách mặc dù đã đƣợc triển khai mạnh mẽ và tạo đƣợc sự đồng thuận nhƣng vẫn chƣa thực sự thay đổi đƣợc tƣ duy phụ thuộc ở một số ngƣời. Trong một số viên chức và ngƣời lao động vẫn tồn tại tâm lý lo ngại bị Nhà nƣớc thay đổi cơ chế, băn khoăn về chất lƣợng hoạt động chuyên môn bị giảm hoặc xuất hiện tâm lý so bì về sự bất bình đẳng, không công bằng về phân phối thu nhập trong nội bộ khoa, phòng nói riêng và giữa các khoa, phòng trong Bệnh viện nói chung.

Thứ ba, việc phân công, phối hợp trong thực hiện chính sách tự chủ tài chính chƣa thật sự nhịp nhàng, có giai đoạn còn chồng chéo trong các hoạt động tự chủ và trong công tác thu - chi.

Thứ tư, việc quản lý thu - chi theo cơ chế tự chủ đến nay vẫn bị khống chế giá thu dịch vụ, thời gian thanh quyết toán bảo hiểm y tế còn chậm và chƣa hạch toán hết các chi phí cho việc cung cấp dịch vụ nên việc cân đối thu - chi còn gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, do giá cả thị trƣờng ngày càng tăng nhƣ: nhiên liệu, điện, nƣớc, văn phòng phẩm... đã ảnh hƣởng đến kinh phí tiết kiệm của các khoa, phòng, thu nhập tăng thêm cho viên chức và ngƣời lao động cũng giảm theo.

Để thu hút bệnh nhân đến KCB, cần tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và nâng cao năng lực của đội ngũ y, bác sĩ. Việc triển khai cơ chế tự chủ đặt ra yêu cầu ngày càng cao về các trang thiết bị, máy móc phục vụ cho hoạt động chuyên môn sự nghiệp. Việc đầu tƣ các trang thiết bị đạt chất lƣợng đòi hỏi kinh phí rất lớn, trong khi khả năng tài chính của bệnh viện có hạn.

Thứ năm, cơ chế quản lý còn chƣa thích ứng với cơ chế mới, phần mềm quản lý bệnh viện chƣa đáp ứng kịp thời vấn đề thực hiện cơ chế tự chủ, bộ máy tài chính kế toán của bệnh viện chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu dẫn đến việc triển khai còn lúng túng trong việc chi trả tiền lƣơng tăng thêm và trích lập các quỹ.

Thứ sáu, công tác thanh kiểm tra và sơ kết, tổng kết còn mang tính hình thức nên hiệu quả chƣa cao. Việc kiểm tra nội bộ mặc dù phát hiện lỗi nhƣng ngƣời thực hiện còn mang tính chất nể nang nên chƣa phản ánh đƣợc thực trạng cũng nhƣ việc rút kinh nghiệm trong thực thi.

2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

Một là, hành lang pháp lý về tự chủ tài chính trong lĩnh vực y tế, trong đó có tự chủ đối với bệnh viện công lập còn chƣa đầy đủ; thiếu quy định về đầu tƣ theo hình thức đối tác công tƣ, liên doanh, liên kết, về việc sử dụng thiết bị y tế kỹ thuật cao tại các cơ sở y tế công lập tử đó hệ thống văn bản quy định chế độ tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu nói chung, bệnh viện công lập nói riêng cũng nhƣ của Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn còn vƣớng mắc và bộc lộ những hạn chế trong quá trình thực hiện. Các định mức, chế độ chi tiêu trong đơn vị dù đƣợc Nhà nƣớc quy định nhƣng tính khả thi chƣa cao, chƣa phù hợp với thực tế, khó vận dụng hoặc tạo điều kiện cho bệnh viện chi tiêu hạch toán thiếu trung thực vì không thể áp dụng đƣợc. Các định

mức chi tổng hợp làm căn cứ lập dự toán, giao dự toán chi ngân sách và quản lý tài chính hàng năm chƣa phù hợp với thực tế chi và nhiệm vụ đƣợc giao.

Hai là, mặc dù Bệnh viện đƣợc giao tự chủ song trên thực tế chƣa tự chủ “thực chất” do còn nhiều ràng buộc liên quan đến bộ máy, con ngƣời, bố trí nhân sự, biên chế. Việc giao dự toán chi KCB BHYT còn chƣa phù hợp với Bệnh viện, giá dịch vụ y tế chƣa tính đúng, tính đủ chi phí trong khi Bệnh viện phải tự chủ kinh phí chi thƣờng xuyên nên ảnh hƣởng đến việc cân đối thu-chi của Bệnh viện.

Việc tạm ứng, thanh toán BHYT còn chậm, đặc biệt là phần vƣợt trần, vƣợt quỹ khám chữa bệnh BHYT. Theo quy định hiện hành, việc ban hành giá dịch vụ KCB phải bằng thông tƣ; việc quyết định mức giá, thời điểm áp dụng giá không thanh toán từ quỹ BHYT của Bệnh viện thuộc địa phƣơng phải bằng nghị quyết của HĐND, quyết định của UBND cấp tỉnh nên cần có quy trình, thời gian thực hiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Việc thực hiện lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế còn chậm dẫn đến Bệnh viện phải có 2 bảng giá: giá khám, chữa bệnh BHYT và KCB cho đối tƣợng không có BHYT, theo mức giá chƣa tính chi phí quản lý, khấu hao; giá dịch vụ theo yêu cầu, áp dụng cho khu vực vay vốn, liên doanh, liên kết, xã hội hóa.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Bệnh viện còn khó khăn trong việc thực hiện quy định về Hội đồng quản lý theo Nghị định số 85/2012/NĐ-CP và Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, mặc dù đã có Thông tƣ số 03/2016/TT-BNV của Bộ Nội vụ hƣớng dẫn giải quyết vƣớng mắc về việc thành lập, bổ nhiệm các chức danh thành viên Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng theo tiêu chuẩn, mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý và Ban giám đốc Bệnh viện...

Trong khi cơ chế tài chính đã có nhiều biến đổi thì bộ phận kế toán ở phần lớn các đơn vị trực thuộc khối ngoại viện chỉ xác định chức năng, nhiệm vụ theo nhƣ quan điểm truyền thống là tổ chức ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, định kỳ lập báo cáo mang tính hành chính theo quy định. Điều đó dẫn tới vấn đề phân công công tác trong bộ máy kế toán chỉ tập trung làm công tác kế toán tài chính mà không quan tâm đến công tác phân tích kinh tế, kế toán quản trị.

Hệ thống các bộ phận tham mƣu giúp việc cho Giám đốc Bệnh viện còn cồng kềnh, chức năng nhiệm vụ còn chồng chéo, thẩm quyền quản lý tài chính kế toán chƣa đƣợc phân định rõ ràng, phù hợp với tính chất và đặc thù của từng đơn vị trực thuộc và từng khoa, phòng. Từ đó, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách tự chủ tài chính hàng năm chƣa giải đáp đầy đủ những thắc mắc của một số viên chức và ngƣời lao động trong Bệnh viện.

Cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong Bệnh viện còn chƣa đƣợc tốt, nhất là giữa các bộ phận chuyên môn và bộ phận phục vụ, giúp việc. Vấn đề phối hợp giữa bộ phận kế toán và các bộ phận khác trong toàn đơn vị còn chƣa chặt chẽ dẫn tới vấn đề luân chuyển, kiểm tra và xử lý chứng từ còn nhiều chậm chễ.

Công tác tài chính kế toán tại Bệnh viện chƣa đƣợc coi trọng đúng mức. Từ nhiều năm nay đội ngũ viên chức, nhân viên làm công tác tài chính kế toán chƣa có ngƣời theo dõi riêng cho phần kinh phí đƣợc giao dự toán, hơn nữa các kế toán viên chƣa đƣợc tập huấn nâng cao nghiệp vụ thƣờng xuyên nên chƣa đáp ứng kịp yêu cầu công tác quản lý tài chính trong giai đoạn mới. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến các hiện tƣợng tiêu cực nhƣ sử dụng lãng phí kinh phí đƣợc giao, chi sai chế độ...

Công nghệ thông tin chƣa đƣợc khai thác hiệu quả trong tổ chức hạch toán kế toán. Việc ứng dụng công nghệ thông tin rời rạc, thiếu liên kết, thiếu

cập nhật, chƣa sửa đổi cho phù hợp với chính sách, chế độ hiện hành đã gây tốn kém trong đầu tƣ, lãng phí thời gian và hạn chế chất lƣợng thông tin tài chính kế toán.

Việc quản lý tài chính chƣa đƣợc hiệu quả ,việc lập và giao dự toán chƣa sát với thực tế.

Vẫn còn sự chênh lệch thu nhập do chƣa có chính sách đãi ngộ, thu hút đối với nhân viên y tế, nhất là ngƣời có trình độ cao về làm việc tại bệnh viện. Hiện tại đang có tình trạng chuyển dịch lao động từ bệnh viện sang các bệnh viện khác.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn là Bệnh viện đa khoa hạng I tuyến Thành phố có chức năng khám, chữa bệnh; phòng bệnh; đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng các công nghệ kỹ thuật cao trong chẩn đoán, điều trị, chăm sóc sức khỏe nhân dân; tham gia đào tạo, chỉ đạo tuyến và là cơ sở thực hành lâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách tự chủ tài chính tại bệnh viện đa khoa xanh pôn, thành phố hà nội (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)