nhằm tạo sự đồng thuận trong toàn Bệnh viện
Tiếp tục tuyên truyền về chính sách và tuyên truyền phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, lâu dài và bằng nhiều hình thức thích hợp. Mục đích của việc tuyên truyền chính sách là làm cho công chức, viên chức và ngƣời lao động hiểu rõ về chính sách, biết đƣợc những lợi ích mà chính sách mang lại đối với sự phát triển chung của Bệnh viện và lợi ích của từng cá nhân, qua đó có sự chủ động và tích cực triển khai chính sách trong phạm vi chức trách của mình, đồng thời chủ động phối hợp với các cá nhân, bộ phận khác để thực hiện có hiệu quả nhất các nhiệm vụ chung.
Nội dung tuyên truyền tập trung vào việc phổ biến kịp thời, sâu rộng đƣờng lối chủ trƣơng, quan điểm, chính sách của bệnh viện về các vấn đề liên quan tới tự chủ tài chính, thay đổi tác phong làm việc; tăng cƣờng, củng cố niềm tin của viên chức và ngƣời lao động, đảng viên và các viên chức, ngƣời lao động trong bệnh viện tin tƣởng vào sự lãnh đạo, ý chí, quyết tâm của Lãnh đạo Bệnh viện trong việc tự chủ tài chính, đảm bảo thu nhập cho cán bộ trong bệnh viện; tuyên truyền để các cán bộ hiểu đúng, đầy đủ, sâu sắc và nghiêm túc thực hiện các chủ trƣơng, chính sách tự chủ về tài chính của Bệnh viện.
Tuyên truyền, phổ biến tốt có thể làm thay đổi nhận thức trong những viên chức và ngƣời lao động vẫn còn đang lo ngại bị Nhà nƣớc thay đổi cơ chế, băn khoăn về chất lƣợng hoạt động chuyên môn bị giảm hoặc xuất hiện
tâm lý so bì về sự bất bình đẳng, không công bằng về phân phối thu nhập trong nội bộ bệnh viện nói riêng và giữa các đơn vị trong ngành nói chung.
Trên cơ sở tuyên truyền, phổ biến, giải thích đối với nhiều hình thức cụ thể, sinh động về chủ trƣơng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc để cho mọi viên chức và ngƣời lao động đang làm việc tại bệnh viện hiểu rõ quyền tự chủ và nghĩa vụ trách nhiệm đối với việc thực hiện quyền tự chủ đó.
3.2.3. Kiện toàn tổ chức bộ máy bệnh viện và hoàn thiện cơ chế phân công, phối hợp trong thực hiện chính sách tự chủ tài chính
Việc thực hiện cơ chế tự chủ có tác động chuyển biến từ nội tại bệnh viện công. Các bệnh viện thực hiện tổ chức lại bộ máy, hoạt động và xác định rõ hơn mục tiêu phát triển của mình, xây dựng và áp dụng quy chế mới qui định việc bầu hoặc bổ nhiệm các vị trí quản lý bệnh viện. Tổ chức bộ máy khoa học nhằm giảm tình trạng ùn tắc bệnh nhân, đồng thời góp phần nào giảm việc thất thu cho bệnh viện. Có những điểm hƣớng dẫn kịp thời đáp ứng nguyện vọng của bệnh nhân, tránh những lãng phí không cần thiết trong việc khám chữa bệnh cho cả bệnh viện cũng nhƣ ngƣời bệnh và gia đình.
Kiện toàn bộ máy trong bệnh viện đƣợc thể hiện ở việc thành lập, sắp xếp các khoa, phòng và tổ chức trực thuộc phù hợp định hƣớng phát triển của Bệnh viện, cụ thể:
- Xây dựng Quy trình thành lập, sáp nhập, đổi tên hoặc giải thể tổ chức khoa, phòng và tổ chức trực thuộc khác để thực hiện.
- Xây dựng Quy chế tuyển dụng viên chức và lao động hợp đồng làm cơ sở để thực hiện, đặc biệt xây dựng chế độ đãi ngộ đối với nguồn nhân lực chất lƣợng cao.
- Xây dựng các Quy chế, Quy trình: Đào tạo, bổ nhiệm, thăng hạng, nâng lƣơng, giải quyết hƣu trí, khen thƣởng, kỷ luật… để thực hiện cho phù hợp với tình hình thực tế trong thời gian tới.
- Xây dựng các Hội đồng, ban thực hiện các nhiệm vụ của Bệnh viện. - Chú trọng phát triển Trung tâm xét nghiệm và Trung tâm kỹ thuật cao. Đây là 2 đơn vị mang lại nguồn thu lớn cho bệnh viện. Cần có phuong án cụ thể để xây dựng cơ sở vật chất cũng nhƣ tuyển dụng nhân lực chất lƣợng cao cho hai đơn vị này.
Một trong những nhân tố có ảnh hƣởng quan trọng đến công tác tự chủ tài chính nói chung và công tác quản lý thu, chi nói riêng là đội ngũ nhân viên làm công tác tài chính kế toán. Thực trạng tự chủ tài chính của các khoa, phòng thuộc Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, thành phố Hà Nội cho thấy một trong những nguyên nhân của những hạn chế đối với công tác tự chủ tài chính tại Bệnh viện hiện nay là sự hạn chế của bộ máy làm công tác tài chính kế toán. Bộ máy quản lý tài chính tại Bệnh viện còn cồng kềnh, hiệu quả hoạt động chƣa cao và năng lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ quản lý tài chính chƣa đáp ứng yêu cầu thực hiện tự chủ tài chính, vì vậy, Bệnh viện cần sớm thực hiện rà soát, sắp xếp lại bộ máy quản lý tài chính, trong đó có Phòng Tài chính - kế toán theo hƣớng tinh giản bộ máy và đẩy mạnh thực hiện khoán chi, khoán số lƣợng ngƣời làm việc nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động của Bệnh viện. Kiện toàn tổ chức bộ máy kế toán theo điều kiện thực tế và đáp ứng yêu cầu công việc quản lý bệnh viện theo hƣớng phù hợp và hiệu quả. Xác định số lƣợng nhân viên kế toán căn cứ vào khối lƣợng công việc kế toán cũng nhƣ những yêu cầu về trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho phù hợp với công việc thực tế.
Việc xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác tài chính kế toán chuyên trách, có tinh thần trách nhiệm, có nghiệp vụ chuyên sâu cần đƣợc xem nhƣ một khâu then chốt trong việc tăng cƣờng công tác tài chính. Để nâng cao chất lƣợng đội ngũ quản lý tài chính, Bệnh viện cần tạo điều kiện cho họ tham gia các khóa học tập, bồi dƣỡng nhằm nâng cao trình độ, tham
gia các lớp tập huấn, bồi dƣỡng về chế độ, chính sách, đồng thời, có chính sách thu , tuyển dụng nguồn nhân lực chất lƣợng cao về công tác tài chính làm việc tại Bệnh viện.
Về phân công phối hợp giữa các phòng ban cần đƣợc chú trọng và đẩy mạnh hơn nữa. Cụ thể, khi xây dựng một chƣơng trình, kế hoạch các cá nhân trong đơn vị thƣờng trực cần trao đổi, bàn bạc sau đó trao đổi, phối hợp với các đơn vị liên quan để đi đến thống nhất rồi trình báo cáo ban giám đốc. Với những chƣơng trình, kế hoạch Ban giám đốc chỉ đạo thực hiện cần rõ ràng đơn vị thƣờng trực và đơn vị phối hợp, rõ ràng những phần việc cần thực hiện nhằm trách đùn đẩy trách nhiệm.
Các phòng ban cần phát huy tốt năng lực của mình, việc thực hiện chức trách nhiệm vụ cần quy định rõ ràng, không chồng chéo về thẩm quyền cũng nhƣ chức trách nhiệm vụ đƣợc giao.
Tăng cƣờng sự phối hợp giữa các đơn vị thuộc Bệnh viện nhằm giảm thủ tục hành chính, tăng sự hài lòng của ngƣời đến khám chữa bệnh cũng nhƣ đối tác của Bệnh viện, từ đó, góp phần tạo động lực làm việc cho cán bộ, viên chức nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động của Bệnh viện.
3.2.4. Tăng cường sự chủ động nhằm thực hiện tự cân đối vững chắc thu - chi tài chính
Trong điều kiện nguồn NSNN có hạn nên việc tăng nguồn NSNN là cực kỳ khó khăn. Việc chủ động khai thác và nuôi dƣỡng nguồn thu tại bệnh viện là rất quan trọng. Bệnh viện cần chủ động tổ chức khai thác nguồn thu để tăng tổng mức thu hàng năm, trong đó thu từ hoạt động dịch vụ y tế chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Việc tăng các nguồn thu của bệnh viện cần tập trung vào những nội dung sau:
-Tăng cƣờng số lƣợng và chất lƣợng các dịch vụ y tế do Bệnh viện cung cấp. Bệnh viện cần chủ động và sáng tạo hơn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động từ việc huy động các nguồn vốn để đầu tƣ tăng cƣờng cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị, tạo điều kiện mở rộng và phát triển hoạt động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện mình. Trên cơ sở cung cấp đa dạng các loại dịch vụ y tế và không ngừng nâng cao chất lƣợng dịch vụ y tế, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tƣợng khám chữa bệnh khác nhau nhằm bảo đảm kinh phí hoạt động thƣờng xuyên của Bệnh viện. Cùng với việc đa dạng hóa nguồn thu là việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ và mở rộng các loại hình dịch vụ y tế cung cấp đáp ứng yêu cầu xã hội. Cần nghiên cứu kỹ các nhu cầu và yêu cầu chăm sóc sức khỏe của ngƣời dân để đƣa ra các gói dịch vụ chăm sóc khám chữa bệnh phù hợp nhƣ gói dịch vụ chăm sóc ngƣời bệnh toàn diện, gói dịch vụ làm đẹp bằng đông dƣợc, gói dịch vụ khám và lấy xét nghiệm tại nhà, gói dịch vụ đặt lịch khám chữa bệnh qua tổng đài, các gói dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu.... Hàng năm cần xác định những dịch vụ mới mà bệnh viện có thể cung cấp và có các giải pháp thực hiện, kể cả đầu tƣ đào tạo nhân lực để sử dụng các dịch vụ đó.
-Quản lý đầy đủ, kịp thời các nguồn thu ở bệnh viện. Đây là một nội dung khá phức tạp đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của các khoa phòng từ bên chuyên môn đến hành chính, thủ kho, kế toán…
-Phát huy tính năng động, tích cực huy động các nguồn tài chính từ các tổ chức tín dụng, đặc biệt quan tâm đến nguồn vốn liên doanh, liên kết của các đơn vị xã hội hoá (theo quy định của pháp luật) để tăng nguồn vốn đầu tƣ xây dựng, mua sắm trang thiết bị KCB ,nâng cao năng lực KCB của Bệnh viện Để đáp ứng nhu cầu đầu tƣ rất lớn trong giai đoạn tới, bệnh viện cần xây dụng và mở rộng các mô hình tự vay vốn đầu tƣ, hợp tác đầu tƣ, kết hợp công tƣ trong y tế nhƣ:
+ Vay tín dụng, ngân hàng, vay quỹ đầu tƣ phát triển, vay vốn kích cầu, vay của các cá nhân và tổ chức kinh tế.
+ Các đối tác đƣợc lựa chọn tham gia liên doanh liên kết phải có tƣ cách pháp nhân, có đủ năng lực về tài chính. Liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc để mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ của bệnh viện, đa dạng hóa các phƣơng thức liên doanh liên kết và sử dụng có hiệu quả tài sản để liên doanh liên kết.
+ Căn cứ các định mức sử dụng một số loại thiết bị y tế có giá trị lớn nhƣ PET CT, MRI, CT scanner, gia tốc… và nhu cầu thực tế của ngƣời bệnh để xây dựng và thực hiện các dự án liên doanh, liên kết theo quy định, tổ chức triển khai có hiệu quả các dự án.
Bên cạnh việc khai thác phát triển và nuôi dƣỡng các nguồn thu, bệnh viện cần thực hiện quản lý các khoản chi để đảm bảo tính hiệu quả. Các khoản chi của bệnh viện từ những khoản chi cho con ngƣời, chi cho chuyên môn nghiệp vụ, chi mua sắm sửa chữa… cần đảm bảo sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm chi phí và đạt đƣợc kết quả cao nhất.
Kiểm soát chặt chẽ các chi phí của Bệnh viện, nhất là các chi phí gián tiếp, chi phí quản lý hành chính, văn phòng, xăng, xe, điện nƣớc, điện thoại, v.v..., phải có hình thức quản lý chi phù hợp với các mục chi, thực hiện phƣơng thức khoán chi; cần xây dựng, bổ sung hoàn thiện hệ thống định mức tiêu hao vật tƣ, lao động khoa học, đó là căn cứ để tính toán các chi phí, bảo đảm cho các khoản chi đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả.
Xây dựng các quy trình, quy chế kiểm soát, tránh sự lạm dụng, bảo đảm mức giá phù hợp, đúng quy định. Tổ chức kiểm tra các việc thực hiện các quy trình, quy chế trong đầu tƣ, mua sắm trang thiết bị y tế và trong quản lý, sử dụng để bảo đảm an toàn, hiệu quả.
Hoạt động kế toán Bệnh viện cần phát triển để quản lý các nguồn thu chặt chẽ, đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn thu và tính cân đối trong thu chi. Cân đối trong quản lý thu chi là điều kiện quan trọng và tiên quyết trong quản
lý tài chính bệnh viện là điều kiện cơ sở đến dẫn đến việc thực hiện hạch toán chi phí và tính giá thành hoạt động khám chữa bệnh. Phòng tài chính kế toán phối hợp các phòng ban trên cơ sở nhận thức đầy đủ chủ trƣơng tự chủ tài chính, triển khai thực hiện hiệu quả Nghị định số 85/NĐ-CP về giá dịch vụ khám, chữa bệnh của các đơn vị khám bệnh, chữa bệnh và lộ trình tính đúng, tính đủ các chi phí trong giá dịch vụ y tế. Yêu cầu có tính nguyên tắc là phải xác định đầy đủ chi phí đầu vào trong giá thành dịch vụ y tế, chia sẻ hợp lý trách nhiệm chi trả cho các dịch vụ đầu ra giữa Nhà nƣớc, BHYT, ngƣời sử dụng dịch vụ xã hội... Mọi khoản thu do cung ứng dịch vụ y tế mang lại, không phân biệt là thu từ đâu, đều là nguồn thu của Bệnh viện; Bệnh viện đƣợc chủ động bố trí kinh phí để thực hiện nhiệm vụ, xây dựng các định mức chi, chính sách tiết kiệm và quản lý chặt chẽ sử dụng có hiệu quả các nguồn thu tài chính, đảm bảo và phát triển tài sản, bảo đảm lợi ích và tăng thu nhập cho ngƣời lao động.
Trên cơ sở chủ động khai thác và huy động các nguồn thu không những tăng tổng mức thu mà còn làm thay đổi tích cực cơ cấu các nguồn thu, dần từng bƣớc bệnh viện tự chủ đối với nguồn thu, đồng thời tự chủ về các khoản chi, tiết kiệm đƣợc chi phí. Qua đó, dần thực hiện tự cân đối thu - chi tài chính của Bệnh viện. Việc trích lập các quỹ trên cơ sở cân đối thu chi và mục tiêu ƣu tiên phát triển của Bệnh viện.
Trong thời buổi cạnh tranh với nhiều bệnh viện tƣ nhân với trang thiết bị hiện đại thì cần tập trung chi cho đầu tƣ trang thiết bị, cụ thể trƣớc mắt là tập trung chi đầu tƣ phần mềm quản lý bệnh viện một cách đồng bộ và thích ứng với BHYT cũng nhƣ nhu cầu phát triển của ngành. Tiếp đó là chi cho phát triển nguồn nhân lực và marketing nhằm mở rộng tầm ảnh hƣởng cũng nhƣ uy tín của bệnh viện.
mang tính chiến lƣợc. Cụ thể chi đầu tƣ sửa chữa cải tạo bệnh viện cần có tính đồng bộ, không manh mún và dứt điểm. Đối với quỹ khen thƣởng cần tăng bổ sung cho quỹ này đồng thời bệnh viện cần đƣa ra nhiều khung, tiêu chí để khen thƣởng và tăng khen thƣởng để động viên cũng nhƣ khích lệ ngƣời lao động.
3.2.5. Nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ lãnh đạo, viên chức và người lao động nhằm đáp ứng yêu cầu công việc và người lao động nhằm đáp ứng yêu cầu công việc
Con ngƣời là nhân tố trung tâm quyết định sự thành bại của thực hiện tự chủ tài chính tại Bệnh viện. Việc nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, viên chức và ngƣời lao động là rất quan trọng bao gồm nâng cao năng lực cho đội ngũ lãnh đạo, năng lực đội ngũ y bác sĩ, năng lực của các viên chức làm việc tại bộ phận phục vụ, đặc biệt là năng lực của đội ngũ viên chức làm công tác tài chính kế toán và đội ngũ làm công tác khám chữa bệnh.
Để có đƣợc chất lƣợng nguồn nhân lực trong triển khai chính sách tự chủ tài chính, Bệnh viện phải có kế hoạch sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, tránh lãng phí và chảy máu chất xám. Bệnh viện cần phải có chế độ đãi ngộ hợp lý, đảm bảo sự hài lòng của viên chức và ngƣời lao động đồng thời phải có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Bên cạnh đó, đối với các giáo sƣ,