và người lao động nhằm đáp ứng yêu cầu công việc
Con ngƣời là nhân tố trung tâm quyết định sự thành bại của thực hiện tự chủ tài chính tại Bệnh viện. Việc nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, viên chức và ngƣời lao động là rất quan trọng bao gồm nâng cao năng lực cho đội ngũ lãnh đạo, năng lực đội ngũ y bác sĩ, năng lực của các viên chức làm việc tại bộ phận phục vụ, đặc biệt là năng lực của đội ngũ viên chức làm công tác tài chính kế toán và đội ngũ làm công tác khám chữa bệnh.
Để có đƣợc chất lƣợng nguồn nhân lực trong triển khai chính sách tự chủ tài chính, Bệnh viện phải có kế hoạch sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, tránh lãng phí và chảy máu chất xám. Bệnh viện cần phải có chế độ đãi ngộ hợp lý, đảm bảo sự hài lòng của viên chức và ngƣời lao động đồng thời phải có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Bên cạnh đó, đối với các giáo sƣ, tiến sĩ…đến thời điểm về hƣu nhƣng vẫn muốn cống hiến cho Bệnh viện thì Bệnh viện cũng nên xem xét việc ký hợp đồng ngắn hạn với các cá nhân này để tận dụng nguồn nhân lực có chuyên môn vững vàng trong công tác khám chữa bệnh cũng nhƣ đào tạo chuyên môn.
Các giải pháp nâng cao năng lực gồm:
Thứ nhất, xây dựng chế độ đánh giá về lương, thưởng hợp lý.
Đổi mới công tác đánh giá viên chức, ngƣời lao động hƣớng tới đánh giá dựa trên kết quả thực thi nhiệm vụ. Xác định vai trò của ngƣời đứng đầu, chú trọng vai trò của ngƣời thủ trƣởng trong phân công, sử dụng, đánh giá viên
chức và ngƣời lao động và chịu trách nhiệm với kết quả thực hiện công việc của mình. Để đánh giá viên chức một cách khách quan, cơ sở cho công tác thi đua khen thƣởng, thực hiện chế độ về lƣơng, thƣởng phù hợp thì việc đánh giá viên chức không làm theo cách bỏ phiếu tại đơn vị, mà Bệnh viện cần xây dựng khung năng lực chuẩn, phù hợp với tình hình Bệnh viện và áp dụng chi tiết cho từng khoa, phòng trong Bệnh viện.
Chế đãi ngộ thỏa đáng cho cán bộ, nhân viên y tế là một trong các yếu tố tạo động lực quan trọng để nâng cao chất luợng dịch vụ y tế. Cần thiết có những chính sách đãi ngộ phù hợp tƣơng xứng với kết quả lao động và những đóng góp cũng với những biện pháp kỷ luật nghiêm phần nào giúp nhân viên y tế có trách nhiệm, tinh thần và thái độ phục vụ ngƣời bệnh tốt hơn
Thứ hai, xây dựng môi trường làm việc phù hợp
Xây dựng môi trƣờng làm việc tốt là một trong những nội dung, nhiệm vụ hàng đầu. Môi trƣờng làm việc tốt thì mỗi cá nhân viên chức, ngƣời lao động mới có điều kiện làm việc tốt, phát huy khả năng của mình, chung sức thực hiện nhiệm vụ của bệnh viện.
Thứ ba, xây dựng chính sách sử dụng viên chức, người lao động hợp lý. Xây dựng hệ thống các quy định về sử dụng viên chức và ngƣời lao động trên cơ sở thực tài, năng lực thực tế giải quyết công việc và kết quả thực hiện công việc. Từng bƣớc triển khai mỗi vị trí công việc phải có mô tả công việc giúp cho việc tuyển dụng, phân công theo dõi kết quả thực hiện công việc tốt. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, bổ nhiệm, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động, đáp ứng cả nhiệm vụ trƣớc mắt và lâu dài cũng nhƣ làm căn cứ để đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ vững vàng về chính trị, trong sáng về đạo đức, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, có trình độ và năng lực, nhất là năng lực trí tuệ và thực tiễn tốt.
Bệnh viện cần thiết minh bạch cơ chế tuyển dụng và đào tạo cán bộ nhân viên bệnh viện, có những chính sách nhằm phát huy tính dân chủ, chủ động, sáng tạo của ngƣời lao động.
Công tác tuyển dụng công chức cần tiếp tục đổi mới theo hƣớng công khai, minh bạch, đảm bảo tuyển chọn đƣợc ngƣời có đức, có tài vào làm việc trong bệnh viện. Thực hiện tốt chính sách thu hút và ƣu tiên trong tuyển dụng đối với nguồn nhân lực chất lƣợng cao, nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng đội ngũ viên chức và ngƣời lao động trong bệnh viện.
Thứ năm, đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng.
Đổi mới công tác đào tạo, bồi dƣỡng theo hƣớng hiệu quả thiết thực và đảm bảo thực hiện đúng quy trình đào tạo: Xác định nhu cầu đào tạo - Lập kế hoạch đào tạo - Tổ chức đào tạo - Đánh giá đào tạo. Xây dựng nội dung chƣơng trình, tài liệu, phƣơng pháp đào tạo theo hƣớng đổi mới, cập nhật, thực hiện đào tạo, bồi dƣỡng trên cơ sở năng lực thực tiễn làm việc, chú trọng phát triển các kỹ năng thực thi nhiệm vụ.
Bồi dƣỡng kiến thức kinh tế y tế trong đó có quản lý tài chính bệnh viện không chỉ với những cán bộ làm công tác tài chính kế toán mà cả với những trƣởng phó khoa phòng khác nhằm nâng cao kiến thức, hiểu biết và chia sẻ trong công tác quản lý phát triển hoạt động bệnh viện nói chung và công tác quản lý tài chính bệnh viện nói riêng.
Riêng đối với những cán bộ làm công tác tài chính kế toán cần nâng cao năng lực quản lý tài chính, từ khâu lập kế hoạch tài chính, quản lý và giám sát tài chính, phân tích tài chính. Đặc biệt đề cao vai trò tƣ vấn trong quản lý tài chính bệnh khi thực hiện công tác kế toán tài chính. Bởi đội ngũ cán bộ làm công tác kế toán tài chính là một trong những nhân tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của công tác quản lý tài chính bệnh viện. Có chính sách động viên khuyến khích cán bộ kế toàn tài chính học tập và cập nhật các chế
độ chính sách mới về quản lý tài chính đáp ứng yêu cầu công việc. Có chế độ khen thƣởng đổi với những cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ và có những sáng kiến hoặc tƣ vấn về chuyên môn quản lý tài chính bệnh viện phù hợp và hiệu quả.