Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết, thực hiện kiểm tra, giám sát nộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách tự chủ tài chính tại bệnh viện đa khoa xanh pôn, thành phố hà nội (Trang 117 - 120)

bộ đối với hoạt động tài chính

Kiểm tra, giám sát nội bộ là yêu cầu bắt buộc đối với bệnh viện thực hiện tự chủ tài chính. Ngƣời đứng đầu đơn vị đƣợc quyền chủ động, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của đơn vị, rất dễ xảy ra tình trạng vƣợt quyền, do vậy, vấn đề tự kiểm tra, giám sát trong nội bộ của Bệnh viện là rất cần thiết. Đây là phƣơng pháp kiểm tra, giám sát có hiệu quả, vì nội bộ là ngƣời am hiểu nhất về mọi hoạt động của bệnh viện, quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi ngƣời đều gắn chặt với hoạt động của bệnh viện. Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát nội bộ sẽ góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc Nhà nƣớc giao, cung cấp các dịch vụ với chất lƣợng cao, chi phí thấp, tăng hiệu quả... Việc kiểm tra, giám sát phải đƣợc thực hiện ngay từ khi lập dự toán, nhằm đảm bảo dự toán phải sát với yêu cầu nhiệm vụ; giám sát từ việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ vì đây là căn cứ để giám đốc bệnh viện quyết định việc thu, chi, vay vốn để mở rộng nâng cao chất lƣợng dịch vụ; thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN; trích lập, sử dụng các quỹ.

Hàng năm bệnh viện cần xây dựng kế hoạch kiểm tra tài chính có tính khả thi và mang lại hiệu quả ngay từ đầu năm. Kế hoạch cần xác định rõ mục đích, đối tƣợng kiểm tra, nội dung kiểm tra, thời gian kiểm tra và ngƣời chịu trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra trong từng khâu công việc. Kế hoạch đó đƣợc xây dựng cụ thể phù hợp với đặc điểm tổ chức công tác kế toán đơn vị và những điều kiện về con ngƣời, thời gian và chi phí kiểm tra.

Trong kế hoạch kiểm tra công tác tài chính kế toán bệnh viện cần xác định cụ thể các hội dung kiểm tra và phƣơng pháp kiểm tra: Kiểm tra các khoản thu của bệnh viện với quy trình và bộ phận thu; Kiểm tra các khoản chi thƣờng xuyên với việc tuân thủ các định mức tiêu chuẩn quy chế chi tiêu nội bộ; việc mua sắm, sửa chữa tài sản cố định, trang thiết bị, các công trình dự án đầu tƣ nâng cấp xây mới cơ sở hạ tầng; Kiểm tra công tác kế toán với chứng từ, sổ kế toán, việc lập các báo cáo tài chính, phân tích báo cáo tài chính… Với mỗi nội dung kiểm tra cũng cần xác định cụ thể phƣơng pháp cách thức thực hiện kiểm tra.

Kiểm tra, giám sát nội bộ cần đáp ứng các yêu cầu sau:

- Đồng bộ các quy trình kỹ thuật, nội dung, bảng kiểm thực hiện kiểm tra, giám sát nội bộ của bệnh viện, văn bản hóa rõ ràng và đƣợc truyền đạt rộng rãi trong nội bộ bệnh viện.

- Nâng cao hiệu quả của các biện pháp kiểm tra, giám sát bằng nhiều hình thức

- Quy định rõ ràng trách nhiệm kiểm tra, giám sát cho cá nhân, tập thể - Xây dựng hình thức khen thƣởng và xử phạt phù hợp và có tính răn đe. - Xây dựng đội ngũ thực hiện kiểm tra, giám sát có trình độ chuyên môn cao, có uy lực nhất định phù hợp với yêu cầu công việc.

- Phát huy vai trò của Ban thanh tra nhân dân bệnh viện.

- Nâng cao năng lực, hiệu quả về chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của phòng Quản lý chất lƣợng

Kết quả kiểm tra, giám sát đƣợc công bố công khai trong Bệnh viên và đƣợc xem xét xử lý nghiêm túc.

Đƣa ra những chế tài xử lý nghiêm khắc nhằm cho công tác quản lý tài chính tại bệnh viện đƣợc minh bạch công khai và công tác kiểm tra tài chính kế toán của bệnh viện thực sự mang lại hiệu quả thiết thực chứ không phải chỉ

là kiểm tra hình thức, thực hiện chống đối. Thông qua đó cũng giúp cho những ngƣời thực hiện công tác quản lý tài chính của bệnh viện có trách nhiệm hơn, học hỏi thêm đƣợc kinh nghiệm và giảm trừ đƣợc những sai sót trong quá trình thực hiện công việc của mình.Bên cạnh đó bộ phận kế toán của bệnh viện cũng cần tiến hành tự kiểm tra kế toán, có thể thƣờng xuyên, đột xuất hoặc hoặc kiểm tra chéo giữa các bộ phận kế toán. Việc tự kiểm tra này sẽ tăng cƣờng tính tự giác và có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ của mỗi cá nhân đồng thời cũng kịp thời phát hiện những sai phạm đề có những chỉnh lý phù hợp.

Định kỳ hàng quý, hàng năm, Bệnh viện thƣờng xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết công tác thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ, công khai tài chính, sau đó có biện pháp điều chỉnh chế độ cho phù hợp với thực tiễn.Việc sơ kết, tổng kết thực hiện chính sách cần chú trọng các việc sau:

Hƣớng dẫn các đơn vị bằng văn bản về nội dung kiểm tra sơ kết, tổng kết, gửi báo cáo kết quả để tổng hợp;

Tập hợp các tài liệu có liên quan đến nội dung chính sách, các văn bản hƣớng dẫn thực hiện để làm cơ sở so sánh kết quả thực hiện so với mục tiêu và nội dung chính sách;

Các báo cáo sơ kết, tổng kết cần tập trung phân tích, đánh giá các nội dung sau:

+ Đánh giá quá trình tổ chức thực hiện chính sách (khâu quản lý, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra);

+ Nguồn lực đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện chính sách; + Hiệu quả của chính sách;

+ Mặt hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách tự chủ tài chính tại bệnh viện đa khoa xanh pôn, thành phố hà nội (Trang 117 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)