Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách tự chủ tài chính tại bệnh viện đa khoa xanh pôn, thành phố hà nội (Trang 94)

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

Một là, hành lang pháp lý về tự chủ tài chính trong lĩnh vực y tế, trong đó có tự chủ đối với bệnh viện công lập còn chƣa đầy đủ; thiếu quy định về đầu tƣ theo hình thức đối tác công tƣ, liên doanh, liên kết, về việc sử dụng thiết bị y tế kỹ thuật cao tại các cơ sở y tế công lập tử đó hệ thống văn bản quy định chế độ tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu nói chung, bệnh viện công lập nói riêng cũng nhƣ của Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn còn vƣớng mắc và bộc lộ những hạn chế trong quá trình thực hiện. Các định mức, chế độ chi tiêu trong đơn vị dù đƣợc Nhà nƣớc quy định nhƣng tính khả thi chƣa cao, chƣa phù hợp với thực tế, khó vận dụng hoặc tạo điều kiện cho bệnh viện chi tiêu hạch toán thiếu trung thực vì không thể áp dụng đƣợc. Các định

mức chi tổng hợp làm căn cứ lập dự toán, giao dự toán chi ngân sách và quản lý tài chính hàng năm chƣa phù hợp với thực tế chi và nhiệm vụ đƣợc giao.

Hai là, mặc dù Bệnh viện đƣợc giao tự chủ song trên thực tế chƣa tự chủ “thực chất” do còn nhiều ràng buộc liên quan đến bộ máy, con ngƣời, bố trí nhân sự, biên chế. Việc giao dự toán chi KCB BHYT còn chƣa phù hợp với Bệnh viện, giá dịch vụ y tế chƣa tính đúng, tính đủ chi phí trong khi Bệnh viện phải tự chủ kinh phí chi thƣờng xuyên nên ảnh hƣởng đến việc cân đối thu-chi của Bệnh viện.

Việc tạm ứng, thanh toán BHYT còn chậm, đặc biệt là phần vƣợt trần, vƣợt quỹ khám chữa bệnh BHYT. Theo quy định hiện hành, việc ban hành giá dịch vụ KCB phải bằng thông tƣ; việc quyết định mức giá, thời điểm áp dụng giá không thanh toán từ quỹ BHYT của Bệnh viện thuộc địa phƣơng phải bằng nghị quyết của HĐND, quyết định của UBND cấp tỉnh nên cần có quy trình, thời gian thực hiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Việc thực hiện lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế còn chậm dẫn đến Bệnh viện phải có 2 bảng giá: giá khám, chữa bệnh BHYT và KCB cho đối tƣợng không có BHYT, theo mức giá chƣa tính chi phí quản lý, khấu hao; giá dịch vụ theo yêu cầu, áp dụng cho khu vực vay vốn, liên doanh, liên kết, xã hội hóa.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Bệnh viện còn khó khăn trong việc thực hiện quy định về Hội đồng quản lý theo Nghị định số 85/2012/NĐ-CP và Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, mặc dù đã có Thông tƣ số 03/2016/TT-BNV của Bộ Nội vụ hƣớng dẫn giải quyết vƣớng mắc về việc thành lập, bổ nhiệm các chức danh thành viên Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng theo tiêu chuẩn, mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý và Ban giám đốc Bệnh viện...

Trong khi cơ chế tài chính đã có nhiều biến đổi thì bộ phận kế toán ở phần lớn các đơn vị trực thuộc khối ngoại viện chỉ xác định chức năng, nhiệm vụ theo nhƣ quan điểm truyền thống là tổ chức ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, định kỳ lập báo cáo mang tính hành chính theo quy định. Điều đó dẫn tới vấn đề phân công công tác trong bộ máy kế toán chỉ tập trung làm công tác kế toán tài chính mà không quan tâm đến công tác phân tích kinh tế, kế toán quản trị.

Hệ thống các bộ phận tham mƣu giúp việc cho Giám đốc Bệnh viện còn cồng kềnh, chức năng nhiệm vụ còn chồng chéo, thẩm quyền quản lý tài chính kế toán chƣa đƣợc phân định rõ ràng, phù hợp với tính chất và đặc thù của từng đơn vị trực thuộc và từng khoa, phòng. Từ đó, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách tự chủ tài chính hàng năm chƣa giải đáp đầy đủ những thắc mắc của một số viên chức và ngƣời lao động trong Bệnh viện.

Cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong Bệnh viện còn chƣa đƣợc tốt, nhất là giữa các bộ phận chuyên môn và bộ phận phục vụ, giúp việc. Vấn đề phối hợp giữa bộ phận kế toán và các bộ phận khác trong toàn đơn vị còn chƣa chặt chẽ dẫn tới vấn đề luân chuyển, kiểm tra và xử lý chứng từ còn nhiều chậm chễ.

Công tác tài chính kế toán tại Bệnh viện chƣa đƣợc coi trọng đúng mức. Từ nhiều năm nay đội ngũ viên chức, nhân viên làm công tác tài chính kế toán chƣa có ngƣời theo dõi riêng cho phần kinh phí đƣợc giao dự toán, hơn nữa các kế toán viên chƣa đƣợc tập huấn nâng cao nghiệp vụ thƣờng xuyên nên chƣa đáp ứng kịp yêu cầu công tác quản lý tài chính trong giai đoạn mới. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến các hiện tƣợng tiêu cực nhƣ sử dụng lãng phí kinh phí đƣợc giao, chi sai chế độ...

Công nghệ thông tin chƣa đƣợc khai thác hiệu quả trong tổ chức hạch toán kế toán. Việc ứng dụng công nghệ thông tin rời rạc, thiếu liên kết, thiếu

cập nhật, chƣa sửa đổi cho phù hợp với chính sách, chế độ hiện hành đã gây tốn kém trong đầu tƣ, lãng phí thời gian và hạn chế chất lƣợng thông tin tài chính kế toán.

Việc quản lý tài chính chƣa đƣợc hiệu quả ,việc lập và giao dự toán chƣa sát với thực tế.

Vẫn còn sự chênh lệch thu nhập do chƣa có chính sách đãi ngộ, thu hút đối với nhân viên y tế, nhất là ngƣời có trình độ cao về làm việc tại bệnh viện. Hiện tại đang có tình trạng chuyển dịch lao động từ bệnh viện sang các bệnh viện khác.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn là Bệnh viện đa khoa hạng I tuyến Thành phố có chức năng khám, chữa bệnh; phòng bệnh; đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng các công nghệ kỹ thuật cao trong chẩn đoán, điều trị, chăm sóc sức khỏe nhân dân; tham gia đào tạo, chỉ đạo tuyến và là cơ sở thực hành lâm sàng cho đào tạo nguồn nhân lực y tế theo các quy định của pháp luật. Ngoài ra còn có chức năng hợp tác quốc tế, nhận chuyển giao khoa học và công nghệ và quản lý kinh tế y tế.

Bệnh viện đã triển khai mạnh mẽ cơ chế tự chủ tài chính, đặc biệt là từ sau khi Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ đƣợc ban hành. Quá trình triển khai chính sách tự chủ tài chính tại Bệnh viện đã đạt đƣợc một số mục tiêu, góp phần tích cực vào việc bảo đảm sự phát triển của Bệnh viện, tăng cƣờng đời sống của viên chức và ngƣời lao động trong Bệnh viện, giảm chi NSNN và từng bƣớc nâng cao chất lƣợng khám chữa bênh đáp ứng các yêu cầu của xã hội. Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc trong thực hiện chính sách tự chủ tài chính, cũng còn tồn tại những hạn chế nhất định cần đƣợc khắc phục trong thời gian tới. Luận văn cũng đã trình bày và phân tích đƣợc những hạn chế, đồng thời chỉ ra đƣợc những nguyên nhân cụ thể cả khách quan cũng nhƣ chủ quan dẫn đến tình trạng đó làm căn cứ để đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp trong Chƣơng 3.

Chƣơng 3

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TỰ CHỦ TÀI CHÍNH

TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA XANH PÔN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1. Định hƣớng phát triển chung của ngành Y tế và Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, thành phố Hà Nội

3.1.1. Định hướng phát triển chung của ngành Y tế

Theo Quyết định số 122/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 10/01/2013 về phê duyệt chiến lƣợc quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn năm 2030 có nêu rõ những định hƣớng phát triển của ngành y tế Việt Nam là hệ thống y tế từ trung ƣơng đến địa phƣơng đƣợc hoàn thiện, hiện đại, phù hợp với từng vùng, miền; mạng lƣới y tế cơ sở đƣợc củng cố vững chắc; y tế chuyên sâu, y tế mũi nhọn đặt ngang tầm với các nƣớc tiên tiến trong khu vực. Hài hòa giữa y tế công lập và y tế ngoài công lập, trong đó y tế công lập giữ vai trò nòng cốt; kết hợp tốt y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc; mọi ngƣời dân đều đƣợc hƣởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản có chất lƣợng cao. Tài chính cho y tế chủ yếu từ NSNN và BHYT. Mọi ngƣời dân đƣợc sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần, đáp ứng yêu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bên cạnh đó, nền kinh tế thị trƣờng phát triển sẽ xảy ra sự phân tầng xã hội và tạo ra mức thu nhập không đồng đều giữa các vùng trong đó ngƣời nghèo, ngƣời sống ở vùng khó khăn luôn cần đƣợc quan tâm hơn. Hơn nữa đến năm 2030 dân số sẽ vẫn tiếp tục tăng trong đó cơ cấu dân số ngƣời già cũng sẽ tăng nên cũng đặt ra các vấn đề về chăm sóc sức khỏe. Xuất phát từ những đặc điểm kinh tế xã hội và nhu cầu cần đƣợc chăm sóc sức khỏe của nhân dân, các quan điểm chỉ đạo cũng đã đƣợc xác định trong định hƣớng

chiến lƣợc trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân đến năm 2030 là:

- Dịch vụ y tế công là dịch vụ xã hội đặc biệt, không vì mục tiêu lợi nhuận, đầu tƣ cho y tế là đầu tƣ phát triển.

- Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế Việt Nam theo hƣớng Công bằng - Hiệu quả-Phát triển; bảo đảm mọi ngƣời dân, đặc biệt ngƣời nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em dƣới 6 tuổi, các đối tƣợng chính sách, ngƣời dân vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và các nhóm ngƣời dễ bị tổn thƣơng đƣợc tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản có chất lƣợng.

- Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là trách nhiệm của các bộ, ngành, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội nghề nghiệp, trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt về chuyên môn và kỹ thuật.

- Nhà nƣớc thống nhất quản lý vĩ mô, định hƣớng phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân thông qua hệ thống pháp luật và chính sách; điều tiết, phân bổ nguồn lực; quản lý chất lƣợng dịch vụ y tế và giá dịch vụ y tế.

- Đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính trong các đơn vị y tế gắn với việc thực hiện lộ trình BHYT toàn dân để nhanh chóng thích ứng với thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.

- Kết hợp hài hòa giữa củng cố mạng lƣới y tế cơ sở với phát triển y tế chuyên sâu; giữa phát triển y tế công lập với y tế ngoài công lập; giữa y học hiện đại với y học cổ truyền.

Với chiến lƣợc và quy hoạch phát triển đến năm 2030, mỗi bệnh viện đều phải đặt ra kế hoạch dài hạn cũng nhƣ ngắn hạn và phát triển toàn diện về cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động... Do đó, các bệnh viện cần phải nhận thức đƣợc nhiệm vụ của mình ngày càng nặng nề, phạm vi hoạt động ngày càng

mở rộng, tính chất bệnh tật ngày càng phức tạp ... nên để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ thì luôn phải nỗ lực hoàn thiện mọi mặt của bệnh viện nhằm vừa đảm bảo công bằng về y tế, vừa đảm bảo tính hiệu quả kinh tế, cân đối thu chi là yêu cầu khắt khe trong việc thực hiện chính sách tự chủ tài chính tại các bệnh viện công lập hiện nay. Quá trình tiếp tục thực hiện chính sách, pháp luật cần quan tâm các quan điểm, phƣơng hƣớng, nhiệm vụ sau:

Một là, tiếp tục thực hiện quan điểm đầu tƣ cho y tế là đầu tƣ cho phát triển, y tế cơ sở là nền tảng; đẩy mạnh xã hội hoá, huy động các nguồn lực phát triển hệ thống y tế. Nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân, tiếp tục duy trì và củng cố hệ thống bệnh viện công lập. Các bệnh viện công không chỉ đơn thuần là cung cấp dịch vụ mà còn làm nhiệm vụ chính trị bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện nhiệm vụ của Đảng và Nhà nƣớc giao, bảo đảm mục tiêu bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Hai là, tiếp tục đổi mới cơ chế tài chính y tế theo hƣớng chi trả theo đầu ra; từng bƣớc chuyển chi thƣờng xuyên từ ngân sách nhà nƣớc cấp trực tiếp cho bệnh viện sang hỗ trợ ngƣời dân tham gia bảo hiểm y tế gắn với lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế.

Ba là, đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý và tổ chức hoạt động của bệnh viện công lập. Nâng cao chất lƣợng chuyên môn của cán bộ y tế và năng lực quản trị của giám đốc bệnh viện trong các bệnh viện công khi thực hiện cơ chế tự chủ. Đẩy mạnh thực hiện quyền tự chủ về nhiệm vụ chuyên môn, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính gắn với trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch, không thƣơng mại hóa; phát huy vai trò giám sát của ngƣời dân trong tổ chức thực hiện.

Bốn là, tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc; thực hiện rà soát, đánh giá và hoàn thiện hệ thống pháp luật về cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp y tế công lập, về liên doanh, liên kết, đầu tƣ, xã hội hóa trong lĩnh vực y tế và các chính

sách liên quan để đảm bảo tính thống nhất, minh bạch, phù hợp với tình hình mới và đáp ứng yêu cầu phát triển của hệ thống y tế công lập; xây dựng và thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm phòng, chống, ngăn chặn và chấm dứt tình trạng lợi dụng chủ trƣơng xã hội hóa, cơ chế tự chủ để lạm dụng các nguồn lực công phục vụ lợi ích riêng của bệnh viện, tạo ra bất bình đẳng trong tiếp cận và thụ hƣởng dịch vụ y tế và gây ảnh hƣởng đến quyền đƣợc chăm sóc sức khỏe của ngƣời dân và bảo toàn quỹ bảo hiểm y tế./.

3.1.2. Định hướng phát triển của Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, thành phố Hà Nội

Thực hiện chƣơng trình số 07/CTr-UBND ngày 09/01/2020 của UBND thành phố Hà Nội về việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2020; Căn cứ Quyết định số 6999/QĐ-UBND ngày 06/12/2019 của thành phố Hà Nội về việc giao kế hoạch thực hiện chỉ tiêu kinh tế xã hội và thu chi ngân sách năm 2020 và các Nghị quyết số 22/NQ-HĐND, số 24/NQ-NHĐND và số 29/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân Thành phố, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn đã xây dựng kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm năm, đồng thời nâng cao chất lƣợng KCB chuyên môn, góp phần đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng trong KCB và bảo vệ sức khỏe của nhân dân trong địa bàn thành phố Hà Nội, luôn là Bệnh viện đi đầu của ngành y tế Thủ đô.

Mục tiêu trƣớc mắt từ nay đến năm 2025 tập trung vào:

- Kiện toàn tổ chức bộ máy theo đề án vị trí việc làm của các khoa, phòng theo quy định bệnh viện hạng I, xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức có đức, có tài, đảm bảo nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho hiện tại và tƣơng lai, thu hút ngƣời tài về làm việc tại Bệnh viện.

- Phấn đấu hoàn thành vƣợt mức chỉ tiêu kế hoạch năm với chất lƣợng cao, đặc biệt là tổng số bệnh nhân phẫu thuật, nhập viện, khám bệnh, ngày

điều trị.

- Phát triển các kỹ thuật cao, chuyên sâu, tiếp tục duy trì ghép thận thành thƣờng quy, triển khai hiệu quả hoạt động của Trung tâm Kỹ thuật cao và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách tự chủ tài chính tại bệnh viện đa khoa xanh pôn, thành phố hà nội (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)