Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách tự chủ tài chính tại bệnh viện đa khoa xanh pôn, thành phố hà nội (Trang 121)

Để các kiến nghị và giải pháp thực hiện chính sách tự chủ tài chính đạt kết quả nhƣ mong muốn, yêu cầu quá trình triển khai phải đáp ứng một số điều kiện cần thiết nhƣ sau:

3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước và Chính phủ

Hệ thống văn bản pháp luật về tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập về cơ bản bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tổ chức và thực hiện tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập. Tuy nhiên, bên cạnh những ƣu điểm, các chính sách pháp luật về tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập trong tình hình mới phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc còn những mặt tồn tại hạn chế cần khắc phục sửa đổi để hoàn thiện nhƣ:

- Các văn bản liên quan đến tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập còn chồng chéo, thiếu đồng bộ. Trong cùng một vấn đề nhƣng đƣợc điều chỉnh bằng nhiều văn bản, quy phạm pháp luật gây khó khăn cho các đối tƣợng thực thi chính sách vì phải đối chiếu, áp dụng nhiều văn bản.

- Tình trạng thiếu đồng bộ còn thể hiện nhƣ có nhiều văn bản điều chỉnh cùng một vấn đề nhƣng hệ thống pháp luật về tài chính đối với bệnh viện công lập vẫn còn nhiều khoảng trống (những nội dung còn chƣa có văn bản điều chỉnh), nhiều nội dung đƣợc văn bản cấp trên giao hƣớng dẫn tuy nhiên các bộ có liên quan vẫn chƣa kịp thời ban hành văn bản để điều chỉnh.

- Nhiều nội dung đã đƣợc pháp luật quy định, nhƣng việc quy định còn chƣa rõ ràng, dẫn đến hiện tƣợng lợi dụng pháp luật làm trái quy định, ví dụ

nhƣ: vấn đề liên doanh, liên kết trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã quy định tuy nhiên chƣa bảo đảm tính minh bạch. Đây chính là một trong những nguyên nhân của những tiêu cực do hoạt động liên doanh liên kết tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhƣ: giá dịch vụ y tế xã hội hoá trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nƣớc đƣợc đẩy lên quá cao, tình trạng lạm dụng kỹ thuật, xét nghiệm...

Trên cơ sở xem xét, rà soát hệ thống các văn bản quy phạm pháp quy hiện hành quy định về tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong đó có bệnh viện công lập, loại bỏ những bất cập, chồng chéo, rƣờm rà và thiếu tính khả thi. Nghị định số 16/2015/NĐ-CP chƣa quy định cụ thể các hình thức liên doanh liên kết và việc phân phối kết quả chênh lệch thu chi từ hoạt động liên doanh liên kết của đơn vị sự nghiẹp công lập. Do đó, để đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất chung về việc phân phối kết quả từ hoạt động liên doanh liên kết của đơn vị sự nghiệp công lập, dự thảo Nghị định bổ sung quy định về hoạt động liên doanh, liên kết của đơn vị sự nghiệp công lập theo hƣớng số tiền thu đƣợc từ kết quả của hoạt động liên doanh, liên kết, sau khi chi trả các chi phí hợp lý có liên quan, trả nợ vốn vay (nếu có), thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nƣớc khác (nếu có) theo quy định của pháp luật; phần đƣợc chia còn lại của đơn vị sự nghiệp công đƣợc quản lý và sử dụng theo quy định nhƣ sau:

Đối với hình thức liên doanh, liên kết không thành lập pháp nhân mới: Đơn vị sự nghiệp công thực hiện bổ sung toàn bộ phần chênh lệch, thu, chi vào nguồn tài chính của đơn vị có hoạt động liên doanh, liên kết theo đề án đƣợc duyệt.

Đối với hình thức liên doanh, liên kết thành lập pháp nhân mới: Bổ sung 50% phần đƣợc chia còn lại vào nguồn thu sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập cấp trên quản lý trực tiếp theo đề án liên doanh, liên kết đƣợc phê

duyệt. Đối với 50% phần đƣợc chia còn lại, đơn vị đƣợc chủ động trích lập và sử dụng các quỹ theo quy định của pháp luật hiện hành.

Nghị định số 16/2015/NĐ-CP đã quy định về cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo hƣớng cải tiến mạnh mẽ, trong đó các bệnh viện công lập cũng đƣợc hƣởng những chính sách đổi mới này. Trao quyền tự chủ các bệnh viện công lập không có nghĩa là Chính phủ hết trách nhiệm mà trong đó vẫn có trách nhiệm đầu tƣ để giúp các cơ sở y tế giảm bớt các khó khăn tài chính, từng bƣớc nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh trong điều kiện hội nhập.

Để tự chủ tài chính thực sự phát huy đƣợc vai trò thì quyền tự chủ của các bệnh viện công lập cần đƣợc Chính phủ quán triệt triển khai đồng bộ, tránh tình trạng tự chủ nửa vời, bao gồm: (i) Cho phép các bệnh viện công lập đƣợc quyết định giá dịch vụ trên cơ sở tính đúng, tính đủ các chi phí cần thiết theo khung giá do cấp có thẩm quyền ban hành; (ii) Đƣợc quyền quyết định việc sử dụng tiền vốn, tài sản gắn với chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao và đƣợc huy động vốn cho đầu tƣ qua góp vốn liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế khác để mở rộng và nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh; (iii) Tự quyết định biên chế và trả lƣơng trên cơ sở hiệu quả, chất lƣợng hoạt động của đơn vị; (iv) Chính phủ nên tiếp tục đầu tƣ cho các chƣơng trình mục tiêu, đầu tƣ cho các dự án phát triển, nâng cấp cơ sở hạ tầng của cơ sở khám chữa bệnh, nhất là các dự án đầu tƣ lớn, vƣợt quá khả năng tài chính của bệnh viện công lập. Có nhƣ vậy, tự chủ, tự chịu trách nhiệm mới phát huy đƣợc vai trò tích cực về chiến lƣợc.

3.3.2. Kiến nghị đối với Bộ Y tế

Đề nghị Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong công tác quản lý khám chữa bệnh cũng nhƣ Quỹ BHYT để giúp cho các Bệnh viện nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh, hạch toán khoa

phòng tốt hơn, có đủ nguồn lực để phát triển cơ sở vật chất cũng nhƣ trang thiết bị phục vụ cho khám chữa bệnh.

Bộ y tế phối hợp Bộ Tài chính đề xuất Chính phủ tăng thêm phụ cấp trực tiếp cho các nhân viên y tế. Bộ Y tế nên xem xét đƣa ra hƣớng dẫn chi tiết để các bệnh viện thực hiện Nghị định số 85/2012/NĐ-CP (nhƣ định mức xây dựng giá dịch vụ y tế, gói dịch vụ y tế, định mức hao mòn tài sản cố định và hao mòn máy móc, mức hao hụt vật tƣ y tế và thuốc trong điều trị...)

Chính sách tự chủ tài chính đề cao trách nhiệm của Bệnh viện nhƣng cần tránh các việc làm tuỳ tiện, nằm ngoài khuôn khổ pháp luật. Vì vậy, trong quá trình thực hiện cần có sự kiểm tra, kiểm soát trong nội bộ đơn vị và của các cơ quan cấp trên nhƣ: thanh tra, kiểm tra tài chính...

3.3.3. Đối với Kho bạc Nhà nước

Kiểm soát chặt chẽ các khoản thu - chi của Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, thành phố Hà Nội nhằm tăng cƣờng công tác quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, đây là một quá trình quan trọng và phức tạp của Kho bạc Nhà nƣớc. Luôn mở rộng hình thức thanh quyết toán qua Kho bạc Nhà nƣớc, kể cả các khoản chi mua sắm, chi thu nhập tăng thêm theo quy chế chi tiêu nội bộ, chi văn phòng phẩm...đảm bảo thuận lợi cho hoạt động thanh quyết toán của bệnh viện.

Để góp phần tăng cƣờng quản lý chi tiêu đối với bệnh viện, quản lý chặt chẽ các khoản chi Ngân sách theo nguyên tắc “tiết kiệm, hiệu quả”, đề nghị ngành Kho bạc Nhà nƣớc:

- Thứ nhất, có cơ chế phối hợp chặt chẽ với Bệnh viện trong hoạt động kiểm soát chi đối với các đơn vị dự toán thuộc bệnh viện đảm bảo thống nhất, tuân thủ các quy định của Nhà nƣớc về chế độ, định mức chi tiêu, phƣơng thức thanh toán...đối với các đơn vị sự nghiệp nói chung cũng nhƣ các chế độ, chính sách quy định riêng theo đặc thù của bệnh viện.

- Thứ hai, phƣơng thức cấp phát, thanh toán của Kho bạc Nhà nƣớc cho các đơn vị dự toán cần quản lý chặt chẽ theo dự toán Ngân sách của các đơn vị dự toán đã lập và đã đƣợc duyệt, làm cơ sở cho việc kiểm soát chi ở các khâu tiếp theo đƣợc thuận lợi và đầy đủ hơn.

- Thứ ba, phải có văn bản hƣớng dẫn thực hiện kiểm soát thu- chi thống nhất và đồng bộ, kiểm soát tất cả các khoản thu, chi Ngân sách qua Kho bạc Nhà nƣớc, không để bất kỳ một khoản thu, chi nào không đƣợc kiểm soát.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Định hƣớng phát triển của Ngành y tế đƣợc thể hiện rõ thông qua Quyết định số 122/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 10/01/2013 về phê duyệt chiến lƣợc quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn năm 2030. Trên cơ sở đó Bệnh viện đa khoa Xanh pôn, thành phố Hà Nội cũng đã đƣa ra các định hƣớng phát triển cho riêng mình. Bệnh viện xây dựng kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm năm đồng thời, nâng cao chất lƣợng KCB chuyên môn, góp phần đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng trong KCB và bảo vệ sức khỏe của nhân dân trong địa bàn thành phố Hà Nội, luôn là bệnh viện đi đầu của ngành y tế Thủ đô.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách tự chủ tài chính tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, tác giả đã đƣa ra bảy giải pháp nhằm tăng cƣờng thực hiện chính sách tự chủ tài chính: (1) Nâng cao nhận thức của đội ngũ lãnh đạo, viên chức và ngƣời lao động, tăng cƣờng công tác lập và triển khai kế hoạch cụ thể; (2) Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách tự chủ tài chính nhằm tạo sự đồng thuận trong toàn Bệnh viện; (3) Kiện toàn bộ máy tài chính - kế toán, hoàn thiện cơ chế phân công, phối hợp trong thực hiện chính sách tự chủ tài chính; (4) Tăng cƣờng sự chủ động nhằm thực hiện tự cân đối vững chắc thu - chi tài chính; (5) Nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ lãnh đạo, viên chức và ngƣời lao động nhằm đáp ứng yêu cầu công việc; (6) Định kỳ sơ kết, tổng kết, thực hiện kiểm tra, giám sát nội bộ đối với hoạt động tài chính; và (7) Mở rộng ứng dụng khoa học và công nghệ.

Để các giải pháp đề xuất có tính khả thi cao, luận văn cũng đã đƣa ra một số kiến nghị đối với Nhà nƣớc, Chính phủ, Bộ Y tế và Kho bạc Nhà nƣớc nhằm tăng cƣờng thực hiện chính sách tự chủ tài chính tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, thành phố Hà Nội.

KẾT LUẬN

Một trong những xu hƣớng cải cách cung ứng dịch vụ công là tăng cƣờng xã hội hóa, tăng tính tự chủ, tự quyết định cho các đơn vị sự nghiệp công lập, huy động đƣợc các nguồn lực từ mỗi thành phần trong xã hội để đảm bảo việc cung cấp đáp ứng yêu cầu của xã hội. Tự chủ tài chính là chủ trƣơng đúng đắn, giúp các bệnh viện công lập có thể huy động vốn mua sắm trang thiết bị hiện đại, phát triển chuyên môn, kỹ thuật, nâng cao chất lƣợng khám, chữa bệnh.

Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, thành phố Hà Nội thực hiện tự chủ tài chính vào những năm 2000, lại là bệnh viện đa khoa đầu tiên trong ngành Y tế Hà Nội tiến hành tự chủ nên tuy đã đạt đƣợc nhiều thành nhƣng bên cạnh đó cũng có những vƣớng mắc, khó khăn nhất định. Những kết quả đạt đƣợc trong việc thực hiện chính sách tự chủ tài chính nói chung và đối với Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, thành phố Hà Nội nói riêng đã đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới quản lý kinh tế, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu cải cách tài chính của bệnh viện trong những năm qua. Song trong quá trình thực hiện cơ chế này vẫn còn một số điểm hạn chế, cần phải có những giải pháp hoàn thiện. Luận văn đã hoàn thành những nhiệm vụ nghiên cứu sau:

Thứ nhất, hệ thống hoá cơ sở khoa học về chính sách tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập.

Thứ hai, phân tích thực trạng thực hiện chính sách tự chủ tài chính tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, thành phố Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2016 - 2019, từ đó nêu lên những thành công và hạn chế của công tác tự chủ tài chính, đồng thời chỉ rõ nguyên nhân của những hạn chế này.

Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng thực hiện chính sách tự chủ tài chính tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, thành phố Hà Nội.

Trong quá trình nghiên cứu lý luận cũng nhƣ thực tiễn, tác giả luận văn đã tiến hành thu thập tài liệu, phân tích hoạt động thực tế và cũng đã tham khảo ý kiến của một số đối tƣợng quản lý trong lĩnh vực có liên quan. Trong khuôn khổ giới hạn của đề tài luận văn và khả năng nghiên cứu của tác giả, đề tài chắc hẳn không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Hy vọng những vấn đề đƣợc nêu trong luận văn có thể đóng góp một phần nhỏ trong việc hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính đối với Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, thành phố Hà Nội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Các nghiên cứu khoa học

1. Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, thành phố Hà Nội, Báo cáo nhân lực từ năm 2016 đến năm 2019

2. Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, thành phố Hà Nội, Báo cáo tài chính từ năm 2016 đến năm 2019

3. Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, thành phố Hà Nội (2019), Quy chế chi tiêu nội bộ

4. Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn (2020), Xây dựng và phát triển Bệnh viện

(Kỉ yếu 50 năm thành lập Bệnh viện).

5. Bộ Y tế (2014), Bảo cáo y tế Việt Nam năm 2015, công bằng, hiệu quả, phát triển trong tình hình mới. Nxb Y học, Hà Nội.

6. Bộ Y tế (2015), Tổng quan về hệ thống bệnh viện Việt Nam. Nxb Y học, Hà Nội.

7. Lê Thị Chinh (2016), Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại bệnh viện y học cổ truyền tỉnh Hưng Yên. Luận văn Thạc sĩ Đại học Thái Nguyên

8. Nguyễn Thị Kim Chúc và Nguyễn Bạch Yến (2015), Kinh tế y tế, Nxb Y học, Hà Nội.

9. Đảm Viết Cƣơng (2014), Bảo đảm tài chính y tế Việt Nam, viện phí hay bảo hiểm y tế. Tạp chí BHXH, số 02.

10. Triệu Văn Cƣờng (Chủ biên) (2016), Quản lý quy trình chính sách thông qua nghiên cứu tình huống. Nxb. Lao động-Xã hội, Hà Nội.

11. Trƣơng Việt Dũng và Nguyễn Duy Luật (2014), Tổ chức và quản lý y tế. Nxb Y học, Hà Nội.

12. Phạm Huy Dũng (2013), Chuyên khảo đổi mới hệ thống và tài chính y tế. Viện chiến lƣợc và chính sách y tế, Hà Nội

13.Nguyễn Hữu Hải (2016), Chính sách công - những vấn đề cơ bản. Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

14. Nguyễn Hữu Hải, Lê Văn Đính, Đinh Trung Thành (2016), Đại cương về chính sách công. NXB. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

15.Nguyễn Thị Thanh Huệ (2015), Hoàn thiện chính sách tự chủ tài chính tại Bệnh viện Bạch Mai. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế.

16.Học viện Hành chính (2008), Giáo trình Hoạch định và phân tích chính sách công. NXB. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

17.Bùi Sỹ Lợi (2019), Cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập, những hạn chế và đề xuất hoàn thiện. Báo Kiểm toán, 28/3/2019.

18.Lê Chi Mai (2001), Những vấn đề cơ bản về chính sách và quy trình chính sách. NXB. Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

19. Lê Nhƣ Thanh và Lê Văn Hòa (2016), Hoạch định và thực thi chính sách công. NXB. Chính trị Quốc gia-Sự thật, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách tự chủ tài chính tại bệnh viện đa khoa xanh pôn, thành phố hà nội (Trang 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)