Thực hiện tập trung, dân chủ, bảo đảm công khai, minh bạch trong sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công chức tại sở kế hoạch và đầu tư tỉnh lai châu (Trang 82)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.4. Thực hiện tập trung, dân chủ, bảo đảm công khai, minh bạch trong sử dụng

trong sử dụng công chức

Một là, thực hiện dân chủ trong các khâu của sử dụng công chức. Bộ máy hành chính nhà nƣớc hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, do đó, cần thực hiện và phát huy dân chủ trong bố trí, sử dụng, bổ nhiệm,.. công chức. đồng thời phát huy trách nhiệm của các tổ chức và công chức chủ trì đối với công tác công chức. Để có những quyết sách, quyết định đúng thì cần phải phát huy dân chủ trong các khâu của công tác công chức, lắng nghe ý kiến của quần chúng, của cấp dƣới và phát huy trí tuệ, tinh thần của tập thể đội ngũ công chức Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Lai Châu. Để tiếp tục phát huy tính dân chủ trong sử dụng công chức của Sở, cần luôn luôn tuân thủ đầy đủ, nghiêm túc quy trình trong bổ nhiệm, điều động, thuyên chuyển, khen thƣởng, kỉ luật,... công chức, đặc biệt các nội dung lấy ý kiến phải đảm bảo khách

quan, dân chủ, tôn trọng ý kiến của tập thể, quyết định theo đa số. Thực hiện tốt công tác phê và tự phê trong các nội dung liên quan tới sử dụng công chức của toàn Sở.

Hai là, nâng cao vai trò, trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan. Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Lai Châu là ngƣời đứng đầu, chịu trách nhiệm cao nhất về hoạt động sử dụng công chức trong toàn Sở. Vì thế, cần nâng cao vai trò của lãnh đạo.

Hiện nay, có tình trạng việc phân cấp trách nhiệm, thẩm quyền của ngƣời đứng đầu về công chức chƣa rõ ràng, còn chồng chéo, chƣa thể hiện đƣợc trách nhiệm giữa cá nhân và tập thể, giữa tập trung và dân chủ. Vì vậy, tinh thần trách nhiệm, ý thức trƣớc nhiệm vụ đƣợc giao của ngƣời đứng đầu là Giám đốc và các phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Lai Châu, có tác dụng thúc đẩy và tạo lực cho những bƣớc tiến của cơ quan, đơn vị hoặc ngƣợc lại. Ngƣời đứng đầu cấp ủy phải là tấm gƣơng sáng về đạo đức, lối sống, tác phong công tác, tấm gƣơng về phẩm chất, năng lực để toàn cơ quan, đơn vị noi theo. Lãnh đạo Sở có trọng trách lớn trƣớc mọi thành công hay thất bại trong mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan. Điều này đã đƣợc các thế hệ lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Lai Châu thực hiện tốt trong thời gian qua. Muốn tiếp tục phát huy và nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm của ngƣời đứng đầu, trƣớc hết tự bản thân Lãnh đạo Sở phải xác định rõ vai trò, vị trí của mình trƣớc tập thể. Gƣơng mẫu, nghiêm chỉnh chấp hành đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc và chỉ đạo của cấp trên; tổ chức, điều hành cơ quan, đơn vị thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, có chất lƣợng và đúng thời hạn đƣợc giao; tự mình phải chịu trách nhiệm chính trong việc ra các quyết định, chủ trƣơng, giải pháp cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ và chịu trách nhiệm về quyết định

đó. Những nội dung này cần tiếp tục phát huy, tiếp tục kế thừa truyền thống tốt đẹp mà các thế hệ lãnh đạo của cơ quan đã gây dựng và truyền lại.

Thực hiện dân chủ và phát huy vai trò ngƣời đứng đầu trong sử dụng công chức tại Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Lai Châu là việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Đây là điều kiện quan trọng hàng đầu của việc sử dụng đúng đắn, hiệu quả đội ngũ công chức toàn cơ quan. Thực hiện nguyên tắc này nhằm giữ vững vai trò lãnh đạo của thủ trƣởng, phát huy trí tuệ, kiến thức và kinh nghiệm của mọi công chức tham gia xây dựng đội ngũ công chức của Sở.

Ba là, tiếp tục duy trì, bảo đảm công khai, minh bạch trong sử dụng công chức.

Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Lai Châu cần tiếp tục duy trì việc công khai, minh bạch các tiêu chuẩn, thủ tục, quy trình,... sử dụng công chức để toàn thể công chức và nhân dân tham gia theo dõi, phản biện, giám sát kết quả phấn đấu, rèn luyện của công chức, làm cơ sở để điều chỉnh, bổ sung kế hoạch, quy hoạch, đồng thời góp phần ngăn ngừa những sai phạm, tiêu cực trong sử dụng công chức. Trong bố trí, sử dụng công chức cần tránh quan niệm coi đây là công việc bí mật và chỉ lấy ý kiến của một vài ngƣời trong phạm vi hẹp làm quyết định của tập thể. Theo đó, cấp ủy, tổ chức đảng cần làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đề cao vai trò trách nhiệm trong việc lựa chọn, bố trí sử dụng công chức; công khai trong tất cả các khâu, các bƣớc của việc bố trí, sử dụng công chức.

Công khai, minh bạch trong bố trí, sử dụng công chức không chỉ thực hiện trong phạm vi cấp ủy, tổ chức đảng mà còn phải cung cấp đầy đủ thông tin và biết lắng nghe ý kiến của đội ngũ công chức toàn cơ quan, của các cấp, các ngành liên quan, của quần chúng trong cơ quan, đơn vị và của cấp ủy, chính quyền địa phƣơng nơi công chức sinh sống. Nhƣng công khai, minh bạch phải đúng nguyên tắc, phù hợp với phạm vi hoạt động và ảnh hƣởng của công chức.

Có những biện pháp hƣớng dẫn và tổ chức cho quần chúng góp ý xây dựng đội ngũ công chức đúng nguyên tắc, đúng quy chế; kịp thời phát hiện, đấu tranh khắc phục những biểu hiện thiếu dân chủ, công khai, minh bạch, khắc phục cách làm chuyên quyền, độc đoán, cục bộ trong bố trí, sử dụng công chức của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Lai Châu.

3.2.5. Đổi mới cơ chế, phương thức quản lý công chức

Một là, chuyển từ phƣơng thức quản lý, sử dụng công chức theo mô hình chức nghiệp sang quản lý, sử dụng theo vị trí việc làm

Hiện nay, quản lý công chức ở nƣớc ta đang chuyển dần từ quản lý theo mô hình chức nghiệp sang quản lý theo vị trí việc làm. Việc các cơ quan xây dựng và thực hiện Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nƣớc chính là cơ sở cho điều này.

Xác định vị trí việc làm là xem xét trong một cơ quan, đơn vị có bao nhiêu vị trí việc làm và cần bao nhiêu ngƣời để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị đó. Điều này sẽ giúp tuyển đúng ngƣời cho công việc. Vị trí việc làm đƣợc hiểu là chỗ làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Vị trí việc làm có thể có một hoặc nhiều công việc, có tính thƣờng xuyên, lặp đi lặp lại chứ không bao gồm những công việc thời vụ, tạm thời. Ý nghĩa của công việc này nhằm sắp xếp lại đội ngũ công chức, viên chức; phát hiện những chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ của các vị trí việc làm, các cơ quan hành chính nhà nƣớc; phục vụ hiệu quả cho hoạt động tuyển dụng, bố trí sử dụng, đào tạo bồi dƣỡng công chức, đánh giá quy hoạch công chức. Muốn xác định vị trí việc làm không chỉ xác định qua khối lƣợng, số lƣợng công việc phải thực hiện ở một vị trí nhất định trong tổ chức bộ máy mà quan trọng hơn là phải xác định đƣợc đặc điểm, đặc thù, tính phức tạp và tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cần thiết để thực hiện công

Chuyển quản lý sử dụng công chức sang vị trí việc làm giúp xóa bỏ hoàn toàn cơ chế xin- cho biên chế, đồng thời phân định rõ ai là ngƣời làm việc tốt, ai làm chƣa tốt. Qua đó, tạo căn cứ chính xác, khoa học cho bố trí, sử dụng công chức tốt hơn, góp phần nâng cao chất lƣợng đội ngũ công chức. Có thể thực hiện những biện pháp sau:

- Xây dựng đề án vị trí việc làm tại cơ quan;

- Rà soát lại toàn bộ đội ngũ công chức của cơ quan, xem xét kĩ về chuyên môn đào tạo, năng lực trình độ;

- Bố trí công chức phải căn cứ vào vị trí việc làm.

Việc xây dựng hệ thống vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị là một vấn đề mới, lần đầu tiên đƣợc thực hiện ở Việt Nam nói chung và tỉnh Lai Châu trong đó có Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Lai Châu nói riêng, do đó không tránh khỏi một số trở ngại lớn. Thứ nhất, đây là một việc làm mới, đòi hỏi phải có quyết tâm cao. Xác định vị trí việc làm sẽ là cơ sở và căn cứ để thay đổi cơ chế quản lý đội ngũ công chức nên có thể có nhiều bỡ ngỡ, thậm chỉ là lực cản từ những ngƣời bảo thủ vẫn tƣ duy theo lối cũ và ngại đổi mới. Thứ hai, thực trạng bố trí, sử dụng công chức ở Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Lai Châu vẫn đang theo cách làm truyền thống, phổ biến trên cả nƣớc hiện nay là còn dựa trên thâm niên, kinh nghiệm công tác, còn có tình trạng công chức làm trái ngành, trái nghề so với chuyên môn đào tạo. Vì vậy, khi xác định vị trí việc làm sẽ gặp khó khăn trong việc sắp xếp, bố trí, sử dụng đội ngũ. Chính vì vậy, quá trình này đòi hỏi quyết tâm chính trị của Lãnh đạo tỉnh Lai Châu, lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tƣ cũng nhƣ ý thức của mỗi công chức trong cơ quan.

- Chuyển từ quản lý công chức theo giờ hành chính sang quản lý theo nhiệm vụ, công việc

Với đặc trƣng của mô hình hành chính công truyền thống; bảo đảm đúng chu trình, đúng quy tắc, thủ tục hành chính (đầu vào), quản lý công chức theo cách làm truyền thống là quản lý theo giờ hành chính. Sử dụng công chức, vì thế cũng mang nặng tính hành chính là thông qua xem xét mức độ thực thi các quy tắc, thủ tục hành chính. Bố trí, sử dụng, đánh giá công chức theo mô hình hành chính công truyền thống là thực hiện và giải quyết công việc theo quy chế thủ tục. Những quy định, điều kiện để công chức thực thi công vụ theo một hệ thống thứ bậc rất chặt chẽ, cứng nhắc theo quy định. Thời gian làm việc của công chức đƣợc quy định chặt chẽ theo giờ hành chính. Trong khi đó, trong bối cảnh cải cách hành chính mạnh mẽ hiện nay theo mô hình quản lý công mới, hiệu quả mới là mục tiêu của nền hành chính. Cần bảo đảm kết qua tốt nhất, hiệu quả cao nhất (đầu ra); dùng các tiêu chí cụ thể để đánh giá kết quả quản lý hành chính. Trách nhiệm của ngƣời công chức, nhà quản lý chủ yếu là bảo đảm thực hiện mục đích, đạt kết quả tốt, hiệu quả cao. Những quy định, điều kiện để công chức thực thi nhiệm vụ có hình thức linh hoạt, mềm dẻo hơn. Thời gian làm việc linh hoạt hơn, không cứng nhắc, gò bó với mọi vị trí công chức vào khuôn khổ giờ hành chính. Việc bố trí, sử dụng công chức, từ đó, cũng cần chuyển sang cách thức uyển chuyển, linh hoạt hơn và căn cứ vào kết quả công việc là điều quan trọng nhất. Trên cơ sở đó, các tiêu chuẩn, điều kiện đề bạt, bổ nhiệm, khen thƣởng, kỉ luật,... công chức cũng xoay quanh kết quả và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ mà công chức đƣợc giao. Nhờ đó, công chức đƣợc phát huy khả năng và sự sáng tạo của mình, hoạt động sử dụng công chức, vì vậy cũng sẽ có hiệu quả hơn.

Đồng thời, nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian làm việc của công chức. Điều này giúp nâng cao năng suất lao động, hiệu quả hoạt động của công chức. Đổi mới cơ chế quản lý, sử dụng công thời gian làm việc của công

nhƣ công chức ở bộ phận “một cửa” của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Lai Châu cần phải làm việc theo giờ hành chính để đảm bảo có mặt tại bộ phận “Một cửa” để tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho ngƣời dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, những vị trí công chức chuyên môn khác, có thể quản lý theo công việc, giúp công chức chủ động hơn và hiệu quả hơn trong sử dụng thời giờ làm việc của mình.

3.2.6. Đổi mới các khâu còn lại trong quy trình quản lý công chức, gắn kết với sử dụng công chức gắn kết với sử dụng công chức

Một là, đổi mới các khâu còn lại của quy trình quản lý công chức, đặc biệt chú trọng khâu tuyển dụng, quy hoạch và đánh giá công chức.

* Về tuyển dụng công chức

- Tiếp tục hoàn thiện xác định vị trí việc làm, xây dựng bản mô tả công việc và khung năng lực gắn liền với từng vị trí để làm căn cứ khoa học, khách quan cho hoạt động tuyển dụng. Nhờ xác định đƣợc vị trí việc làm sẽ tạo cơ sở để xác định tổ chức có nhu cầu cần tuyển bao nhiêu ngƣời để đảm nhận những vị trí nào trong tổ chức. Cần xây dựng bản mô tả công việc và khung năng lực của ngƣời thực hiện công việc gắn liền với vị trí việc làm đó trên cơ sở các vị trí việc làm đã đƣợc xác định. Bản mô tả công việc cung cấp thông tin về việc tổ chức cần ngƣời công chức nhƣ thế nào để thực hiện công việc tốt nhất, nhờ vậy có thể làm căn cứ để xác định những tiêu chuẩn năng lực và những điểu kiện khác cần phải có của ngƣời đƣợc tuyển.

- Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào tất cả các khâu của quá trình tuyển dụng. Ứng dụng triệt để công nghệ thông tin trong tuyển dụng góp phần tiết kiệm thời gian chi phí, đơn giản hóa nhiều thủ tục, hồ sơ, giấy tờ trong hoạt động tuyển dụng, do đó đảm bảo hiệu quả nguyên tắc công khai, khách quan và minh bạch trong tuyển dụng. Vì vậy, đổi mới tuyển dụng công chức cần tiếp tục theo hƣớng ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong

tất các khâu của tuyển dụng: trong thông báo tuyển dụng, thực hiện thi tuyển thông qua hình thức thi trắc nghiệm, chấm thi và lƣu trữ kết quả thi...

- Tiếp tục đổi mới hình thức, nội dung và quy trình thi tuyển. Nội dung và hình thức thi tuyển một mặt phải đảm bảo chất lƣợng của công chức đuợc tuyển dụng, mặt khác phải gắn với chuyên ngành hẹp của vị trí dự tuyển để đánh giá đƣợc năng lực của ứng viên, đảm bảo chọn đƣợc ngƣời phù hợp. Để thực hiện điều đó cần đổi mới hình thức và nội dung thi theo hƣớng: 1) hạn chế hình thức thi viết và sử dụng rộng rãi hình thức thi trắc nghiệm và phỏng vấn; 2) đổi mới quy trình thi tuyển công chức theo hƣớng tăng cƣờng hình thức thi trắc nghiệm và phỏng vấn.

Về quy trình thi tuyển: Để đảm bảo mặt bằng chung về chất lƣợng công chức đƣợc tuyển, cần đổi mới quy trình thi tuyển cạnh tranh theo hƣớng tổ chức thành 2 vòng thi. Vòng 1 sẽ thi trắc nghiệm trên máy tính. Vòng 2 tiến hành thi để chọn ngƣời phù hợp vào vị trí công việc. Vòng này sẽ thi kiến thức chuyên ngành bằng hình thức thi trắc nghiệm và phỏng vấn. Hội đồng phỏng vấn cần phải đa dạng hoá thành phần tham gia và cần có sự tham gia của cơ quan sử dụng công chức [14].

* Về quy hoạch công chức

Bên cạnh đó, quy hoạch cũng là khâu cần làm tốt và cần đổi mới, vì quy hoạch gắn liền với sử dụng công chức. Cần tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao công tác quy hoạch công chức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trƣớc mắt và lâu dài của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Lai Châu. Cần thận trọng, nghiên cứu kỹ cả trong xây dựng và thực hiện quy hoạch; phấn đấu để thực hiện việc đề bạt, bổ nhiệm theo quy hoạch; vận dụng linh hoạt, sáng tạo; tránh cả khuynh hƣớng cứng nhắc, máy móc và khuynh hƣớng không coi trọng đúng mức công tác quy hoạch, dẫn tới tùy tiện, vô nguyên tắc. Quy hoạch công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công chức tại sở kế hoạch và đầu tư tỉnh lai châu (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)