7. Kết cấu của luận văn
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Thứ nhất, hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng công chức còn chƣa hoàn thiện. Một số cơ chế, chính sách trong đề bạt, bổ nhiệm công chức chƣa công bằng, chƣa khách quan. Nhiều văn bản quy định thiếu thống nhất, chặt chẽ; một số quy định hiện không còn phù hợp với yêu cầu sử dụng, xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế hiện nay. Còn một số tiêu chí để đề bạt, bổ nhiệm còn mang tính hình thức, nặng về bằng cấp, chƣa phản ánh đúng năng lực của công chức đƣợc đề bạt, bổ nhiệm.
Thứ hai, do là một tỉnh miền núi các điều kiện đi lại, ăn ở, sinh hoạt văn hóa tinh thần… còn nhiều khó khăn nên chƣa thu hút và tuyển dụng đƣợc những công chức có trình độ cao, đƣợc đào tạo chuyên môn sâu phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cấp ngày càng cao của cơ quan. Điều kiện về cơ sở vật chất làm việc tuy đã đƣợc cải thiện nhƣng vẫn còn thiếu và chật nên phần nào cũng ảnh hƣởng đến tâm lý, hiệu quả làm việc.
Thứ ba, công tác quản lý công chức, đảng viên đôi khi còn thiếu chặt chẽ, bố trí, sử dụng công chức đôi khi còn nể nang, thiên về tình cảm. Việc sử dụng công chức của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Lai Châu cũng vẫn không tránh khỏi một số hạn chế phổ biến hiện nay trong nền hành chính Việt Nam, đó là tình trạng “có lên không có xuống”, “có vào không có ra”, “chủ nghĩa
Thứ tư, một bộ phận công chức còn thiếu động cơ phấn đấu, nỗ lực, tích cực trong công việc, khiến cho công tác sử dụng công chức nói chung còn gặp những rào cản nhất định.
Thứ năm, chế độ đãi ngộ cho công chức còn thấp so với nhu cầu khiến cho công chức cũng có thể chƣa toàn tâm toàn ý đƣợc cho công việc. Bản thân họ còn chƣa hài lòng với chế độ của nhà nƣớc.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Trên cơ sở tìm hiểu những vấn đề chung về Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Lai Châu nhƣ vị trí, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, Chƣơng 2 Luận văn đã phân tích thực trạng đội ngũ công chức của cơ quan, điều này ảnh hƣởng trực tiếp và mạnh mẽ đến hoạt động sử dụng công chức của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Lai Châu.
Nội dung chính mà Chƣơng 2 của Luận văn đã đi sâu nghiên cứu là thực trạng sử dụng công chức của Sở KH&ĐT tỉnh Lai Châu giai đoạn 2013- nay. Nhìn chung, thông qua nghiên cứu các số liệu, báo cáo kết hợp với số liệu điều tra, xã hội học, Luận văn đã cho thấy bức tranh chung của hoạt động sử dụng công chức của Sở KH&ĐT tỉnh Lai Châu trong những năm qua. Hoạt động này đã đạt đƣợc nhiều kết quả đáng ghi nhận là việc phân công, bố trí, sử dụng, luân chuyển và điều động cán bộ đƣợc thực hiện theo đúng quy định, công khai, dân chủ, đảm bảo đúng quy trình. Việc sử dụng công chức khoa học đúng ngƣời, đúng việc, nên các vị trí việc làm trong cơ quan đều phát huy đƣợc tính chủ động, sáng tạo trong công tác đạt hiệu quả cao, hoàn thành nhiệm vụ của Sở và nhiệm vụ chính trị của Tỉnh.
Tuy nhiên, thực trạng cũng cho thấy còn một số bất cập tại Sở, cũng là tình trạng phổ biến ở nƣớc ta. Đó là cách thức sử dụng và bổ nhiệm công chức còn chƣa hoàn toàn tốt, đôi lúc dễ dãi, cảm tính, chƣa thực hiện chặt chẽ theo quy trình, có khi còn nặng về cơ cấu, bằng cấp. Còn chƣa gắn bố trí sử dụng công chức với các khâu còn lại của quy trình quản lý công chức, khiến cho một số vấn đề nảy sinh,... Luận văn đã chỉ ra những nguyên nhân, những điểm còn bất cập trong cơ chế, chính sách, cách thức quản lý,.... Điều này đặt ra những yêu cầu cấp bách trên nhiều mặt nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động sử dụng công chức tại Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Lai Châu trong thời
Chƣơng 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÔNG CHỨC TẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐÂU TƢ TỈNH LAI CHÂU
GIAI ĐOẠN 2016-2020