7. Kết cấu của luận văn
1.3.3. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến khâu quy hoạch và đào tạo bồi dƣỡng nhằm tang cƣờng hiệu quả trong bố trí, sử dụng công chức. Trong chƣơng trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ trẻ, thành phố đã tuyển chọn 759 học viên là cán bộ, công chức trẻ có triển vọng, thuộc diện quy hoạch đào tạo của các đơn vị trong hệ thống chính trị thành phố, sinh viên giỏi và con em gia đình chính sách, gia đình có truyền thống cách mạng, để đào tạo đội ngũ cán bộ công chức chất lƣợng cao. 639 học viên trong số này đã đƣợc đƣa đi đào tạo cả trong nƣớc và nƣớc ngoài ở các chuyên ngành phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và phát triển thành phố, trong đó chú trọng lĩnh vực quản lý Nhà nƣớc về kinh tế, đô thị, thƣơng mại quốc tế và các ngành khoa học - công nghệ mũi nhọn. Phần lớn cán bộ đƣợc tuyển chọn đào tạo có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm, trình độ chuyên môn cao, chịu khó nghiên cứu, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đƣợc giao. Hiện đã có 400 học viên đã hoàn thành chƣơng trình học tập, gồm 27 tiến sĩ và 373 thạc sĩ. Sau đào tạo, đã bố trí 328 cán bộ có trình độ thạc sĩ về công tác tại các sở, ban, ngành, quận, huyện; trong đó, có 134 cán bộ đƣợc kết nạp vào đảng; 174 cán bộ đƣợc bổ nhiệm giữ chức trƣởng, phó trƣởng phòng sở, ngành, quận, huyện.
Thành phố Hồ Chí Minh tập trung chỉ đạo xuyên suốt trong tổ chức thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, kịp thời phát hiện những ngƣời có đức, có tài, có triển vọng phát triển để bổ sung vào nguồn quy hoạch. Thành phố thực hiện quy hoạch đồng bộ từ dƣới lên và liên thông quy hoạch mở giữa các đơn vị; quy hoạch cán bộ trên cơ sở đánh giá, nhận xét công tâm, khách quan, trung thực, chính xác, dựa trên tiêu chuẩn chức danh và kết quả thực hiện
nhiệm vụ chính trị, coi đây là cơ sở rất quan trọng để cấp ủy thực hiện việc đào tạo, bồi dƣỡng, luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, bảo đảm yêu cầu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đơn vị, địa phƣơng.
Để sử dụng tốt và phát huy nguồn nhân lực đã qua đào tạo này, Ban Tổ chức Thành ủy chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ và các quận ủy, huyện ủy, đơn vị có nhu cầu tiếp nhận cán bộ xem xét bố trí công tác học viên thuộc chƣơng trình đã hoàn thành đào tạo; chú trọng bố trí công tác phù hợp với chuyên môn đƣợc đào tạo của học viên và nhu cầu của địa phƣơng, đơn vị. Đối với học viên là cán bộ, công chức do các quận ủy, huyện ủy, sở, ngành cử tham gia chƣơng trình đƣợc bố trí công tác khi trở về địa phƣơng, đơn vị. Tổng số học viên của Chƣơng trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ hiện đang công tác tại các sở, ban, ngành, quận, huyện và các doanh nghiệp nhà nƣớc là 353 ngƣời; trong đó có 116 nữ, chiếm 48,54%. Hiện có 207 cán bộ là đảng viên và 157 cán bộ đƣợc bổ nhiệm các chức danh trƣởng, phó trƣởng phòng thuộc các sở, ban, ngành, quận, huyện và tƣơng đƣơng trở lên; có 27 cán bộ tham gia cấp ủy cấp trên cơ sở nhiệm kỳ 2010 - 2015; bốn cán bộ là đại biểu HĐND thành phố khóa VIII. Qua quy trình bố trí, công tác, Thành phố Hồ Chí Minh đã có 431 cán bộ trẻ đƣợc đề bạt, bổ nhiệm các chức danh trƣởng, phó phòng, ban thuộc các sở, ngành thành phố và quận, huyện, trƣởng ngành ở phƣờng, xã, thị trấn.
1.3.4. Bài học cho Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lai Châu
Một là, tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng đối với sử dụng công chức. Việc sử dụng công chức phải gắn chặt với công tác xây dựng Đảng và công tác chính trị tƣ tƣởng. Cần nghiên cứu, quán triệt các Nghị quyết, từ đó xây dựng chƣơng trình, kế hoạch, đề án về sử dụng công chức sát với thực tế, có tính khả thi cao.
Hai là, cần thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các quy chế, quy trình về sử dụng công chức; phát huy dân chủ, công khai, gắn với giữ vững kỷ luật, kỷ cƣơng.
Ba là, gắn chặt sử dụng công chức với các khâu còn lại trong quy trình quản lý nhân sự, từ tuyển dụng, đào tạo bồi dƣỡng,... coi trọng việc đánh giá, tuyển chọn làm cơ sở cho việc quy hoạch, sử dụng đúng, hiệu quả đội ngũ công chức.
Bốn là, ƣu tiên sử dụng công chức trẻ, công chức ngƣời dân tộc thiểu số, công chức có tài năng, giúp tăng cƣờng năng lực đội ngũ công chức của cơ quan.
Năm là, xác định rõ và nâng cao trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vị trong sử dụng công chức.
Sáu là, tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động sử dụng công chức, theo dõi, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho công chức phát triển.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Chƣơng 1 đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở khoa học của sử dụng công chức.
Một số khái niệm cơ bản của đề tài đã đƣợc đƣa ra và phân tích. Trong đó, khái niệm sử dụng công chức cũng đã đƣợc làm rõ. Tầm quan trọng, nguyên tắc sử dụng công chức đƣợc trình bày cụ thể. Để làm rõ hơn cơ sở lý luận của bồi dƣỡng công chức, Luận văn đã nhận diện các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động sử dụng công chức, từ yếu tố nhận thức, hệ thống pháp luật, đến yếu tố con ngƣời, bao gồm chủ thể và đối tƣợng sử dụng công chức.
Do những đặc trƣng của sử dụng công chức, Chƣơng 1 đã nêu bật những nội dung sử dụng công chức. Đó là các hoạt động nhƣ phân công, bố trí công việc, thuyên chuyển, luân chuyển, điều động, đề bạt, bổ nhiệm, khen thƣởng, kỉ luật,... Đây cũng là khung nội dung để nghiên cứu thực trạng sử dụng công chức tại Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Lai Châu trong Chƣơng 2.
Kinh nghiệm của các địa phƣơng nhƣ Lạng Sơn, Bà Rịa Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã đƣợc tìm hiểu, nghiên cứu, tổng hợp. Qua đó, tác giả đã lựa chọn những nội dung trọng tâm, thành công của các địa phƣơng nhƣng sát thực, phù hợp với điều kiện thực tiễn tỉnh Lai Châu để tìm ra bài học kinh nghiệm cho hoạt động sử dụng công chức của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Lai Châu.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÔNG CHỨC TẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƢ TỈNH LAI CHÂU
2.1. Giới thiệu chung về Sở Kế hoạch và đầu tƣ tỉnh Lai Châu
2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
2.1.1.1. Vị trí và chức năng
- Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Lai Châu là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng tham mƣu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nƣớc về quy hoạch, kế hoạch và đầu tƣ, gồm: tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức thực hiện và đề xuất về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; đầu tƣ trong nƣớc, đầu tƣ nƣớc ngoài ở địa phƣơng; quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn vốn vay ƣu đãi của các nhà tài trợ, nguồn viện trợ phi Chính phủ nƣớc ngoài; đấu thầu; đăng ký doanh nghiệp trong phạm vi địa phƣơng; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế tƣ nhân; tổ chức cung ứng các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc của Sở theo quy định của pháp luật.
- Sở Kế hoạch và Đầu tƣ có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hƣớng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ.
2.1.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Sở Kế hoạch và Đầu tƣ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch và đầu tƣ và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
+ Dự thảo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, sản phẩm chủ yếu của tỉnh; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, 05 năm và hàng năm của tỉnh, bố trí kế hoạch vốn đầu tƣ công thuộc ngân sách địa phƣơng; kế hoạch xúc tiến đầu tƣ, danh mục dự án kêu gọi đầu tƣ của tỉnh; các cân đối chủ yếu về kinh tế - xã hội của tỉnh; trong đó có cân đối tích lũy và tiêu dùng, cân đối vốn đầu tƣ phát triển, cân đối tài chính; xây dựng chƣơng trình, kế hoạch thực hiện chiến lƣợc phát triển bền vững, tăng trƣởng xanh của tỉnh; chƣơng trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nƣớc trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc đƣợc giao;
+ Dự thảo văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ;
+ Dự thảo văn bản quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh đối với Trƣởng, Phó các đơn vị thuộc Sở; Trƣởng, Phó Trƣởng phòng, Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố (gọi chung là UBND cấp huyện) trong phạm vi quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực kế hoạch và đầu tƣ sau khi thống nhất ý kiến với Sở Tài chính theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh;
+ Dự thảo chƣơng trình hành động thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh và chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch tháng, quý, 6 tháng, năm để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh điều hành, phối hợp việc thực hiện các cân đối chủ yếu về kinh tế - xã hội của tỉnh;
+ Dự thảo chƣơng trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới phát triển doanh nghiệp nhà nƣớc do địa phƣơng quản lý; cơ chế quản lý và chính sách hỗ trợ đối với việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nƣớc; chƣơng trình, kế hoạch trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa hàng năm và 05 năm trên địa bàn tỉnh;
thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật, phân cấp của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ;
+ Dự thảo các văn bản về danh mục các dự án đầu tƣ trong nƣớc và đầu tƣ nƣớc ngoài cho từng kỳ kế hoạch phù hợp với quy hoạch đã đƣợc phê duyệt và điều chỉnh trong trƣờng hợp cần thiết.
-Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
+ Dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực quản lý nhà nƣớc của Sở; + Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, giải thể các tổ chức, đơn vị của Sở theo quy định của pháp luật;
+ Cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tƣ thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh theo phân cấp.
- Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra, thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về lĩnh vực kế hoạch và đầu tƣ; tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình, dự án, đề án, thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc của Sở sau khi đƣợc cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.
-Về quy hoạch và kế hoạch
+ Công bố và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh sau khi đã đƣợc phê duyệt theo quy định;
+ Quản lý và điều hành một số lĩnh vực về thực hiện kế hoạch đƣợc Ủy ban nhân dân tỉnh giao;
+ Hƣớng dẫn và giám sát, kiểm tra các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện thuộc tỉnh xây dựng, triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch phù hợp với quy hoạch, kế hoạch chƣơng trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh đã đƣợc phê duyệt;
+ Phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán ngân sách tỉnh và phân bổ ngân sách cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong tỉnh.
- Về đầu tƣ trong nƣớc và đầu tƣ nƣớc ngoài
+ Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính xây dựng kế hoạch và bố trí mức vốn đầu tƣ phát triển cho từng chƣơng trình, dự án thuộc nguồn vốn đầu tƣ công do tỉnh quản lý phù hợp với tổng mức đầu tƣ và cơ cấu đầu tƣ theo ngành và lĩnh vực;
+ Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các Sở, ban, ngành có liên quan thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ phát triển của các chƣơng trình, dự án đầu tƣ trên địa bàn; giám sát đầu tƣ của cộng đồng theo quy định của pháp luật;
+ Làm đầu mối tiếp nhận, kiểm tra, thanh tra, giám sát, thẩm định, thẩm tra các dự án đầu tƣ thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh;
+ Quản lý hoạt động đầu tƣ trong nƣớc và đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tƣ theo kế hoạch đã đƣợc Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; hƣớng dẫn thủ tục đầu tƣ theo thẩm quyền.
- Về quản lý vốn ODA, nguồn vốn vay ƣu đãi của các nhà tài trợ và các nguồn viện trợ phi Chính phủ nƣớc ngoài:
+ Vận động, thu hút, điều phối quản lý nguồn vốn ODA, nguồn vốn vay ƣu đãi của các nhà tài trợ và các nguồn viện trợ phi Chính phủ nƣớc ngoài của tỉnh; hƣớng dẫn các Sở, ban, ngành xây dựng danh mục và nội dung các chƣơng trình sử dụng nguồn vốn ODA, nguồn vốn vay ƣu đãi của các nhà tài trợ và các nguồn viện trợ phi Chính phủ nƣớc ngoài; tổng hợp danh mục các chƣơng trình dự án sử dụng nguồn vốn ODA, nguồn vốn vay ƣu đãi của các nhà tài trợ và các nguồn viện trợ phi Chính phủ nƣớc ngoài trình Ủy ban nhân
+ Giám sát, đánh giá thực hiện các chƣơng trình, dự án sử dụng vốn ODA, nguồn vốn vay ƣu đãi của các nhà tài trợ và các nguồn viện trợ phi Chính phủ nƣớc ngoài; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý những vấn đề vƣớng mắc trong việc bố trí vốn đối ứng, giải ngân thực hiện các dự án ODA, nguồn vốn vay ƣu đãi của các nhà tài trợ và các nguồn viện trợ phi Chính phủ nƣớc ngoài có liên quan đến nhiều Sở, ban, ngành, cấp huyện và cấp xã; định kỳ tổng hợp báo cáo về tình hình và hiệu quả thu hút, sử dụng nguồn vốn ODA, nguồn vốn vay ƣu đãi của các nhà tài trợ và các nguồn viện trợ phi Chính phủ nƣớc ngoài.
- Về quản lý đấu thầu:
+ Thẩm định và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với các dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đầu tƣ; thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu thuộc dự án do Ủy ban nhân dân tỉnh là chủ đầu tƣ;
+ Chủ trì, tổ chức giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về đấu thầu và tổng hợp báo cáo