Nội dung sử dụng công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công chức tại sở kế hoạch và đầu tư tỉnh lai châu (Trang 25 - 33)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.4. Nội dung sử dụng công chức

1.2.4.1. Bố trí, phân công công việc Thứ nhất, bố trí công việc

Bố trí công chức là hoạt động nhằm sắp xếp cho công chức một vị trí làm việc phù hợp. Tùy theo các trƣờng hợp cụ thể để bố trí công việc cho phù hợp với công chức nhằm phát huy hiệu quả công việc.

Bố trí công chức đƣợc thực hiện khi nằm trong một số trƣờng hợp sau:

- Bố trí công việc khi công chức được tuyển dụng

quyết định tuyển dụng vào vị trí đăng tuyển. Trƣờng hợp này, công chức đó đƣợc bố trí vào đúng vị trí đã dự tuyển.

- Bố trí công chức khi công chức được chuyển đến từ cơ quan, đơn vị khác theo sự điều động hoặc sáp nhập tổ chức

Trong trƣờng hợp này, sẽ có hai hƣớng sau:

Một là, bố trí công việc tƣơng tự hoặc gần nhƣ tƣơng tự với công việc cũ mà công chức đã làm trƣớc khi chuyển đến. Vì thế, cần nghiên cứu kĩ hồ sơ, đối chiếu chuyên môn, kinh nghiệm, kĩ năng ngƣời công chức đó có với các yêu cầu cụ thể của vị trí dự kiến bố trí cho họ để có sự cân nhắc, lựa chọn phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.

Hai là, có thể bố trí công việc mới so với công việc trƣớc đây họ từng đảm nhận do yêu cầu của tổ chức hoặc tạo cơ hội khám phá năng lực bản thân cũng nhƣ trải nghiệm trong lĩnh vực/ công việc mới. Nếu vậy, cũng cần nghiên cứu kĩ cũng nhƣ nên trao đổi trƣớc với công chức để có sự bố trí phù hợp, hiệu quả.

- Công chức dôi dư do sắp xếp tổ chức

Khi tổ chức sắp xếp lại để hoạt động hiệu quả hơn, có thể có những công chức bị dôi dƣ. Vì thế, việc bố trí công việc cho họ là cần thiết. Để đảm bảo tính phù hợp, cần lƣu ý tới đặc thù của từng công chức. Đối với công chức gần đến tuổi nghỉ hƣu, có thể khuyến khích họ nghỉ hƣu sớm, đồng thời giải quyết chế độ thỏa đáng theo quy định. Đối với những công chức khác, có thể đào tạo lại và bố trí công việc khác phù hợp sau đó.

Yêu cầu của việc bố trí công việc là tính phù hợp. Cần bố trí công việc cho công chức sao cho vị trí làm việc đó phù hợp nhất với năng lực, trình độ, mong muốn của công chức, giúp phát huy cao nhất khả năng của họ, đem lại hiệu quả thực thi công vụ. Đồng thời, khi bố trí công việc cũng cần cung cấp đầy đủ các điều kiện, phƣơng tiện để họ thực hiện công việc đƣợc bố trí.

Thứ hai, phân công công việc

Phân công công việc cho công chức là hoạt động giao việc cho công chức. Những công việc đƣợc giao gồm công việc thƣờng xuyên và công việc đột xuất.

Phân công công việc thƣờng xuyên là việc giao cho ngƣời lao động những nhiệm vụ có tính thƣờng xuyên, nằm trong chức trách của công chức, gắn liền với vị trí làm việc mà công chức đƣợc bố trí, đã đƣợc thể hiện rõ trong bản mô tả công việc của vị trí việc làm của công chức. Đây cũng là công việc mà công chức làm hàng ngày, có nhiều kinh nghiệm thực hiện.

Phân công công việc đột xuất là việc giao cho ngƣời lao động những nhiệm vụ phát sinh không nằm trong kế hoạch dự tính, cần phải giải quyết hoặc những công việc cụ thể mang tính sự vụ để thực hiện đƣợc những nhiệm vụ thƣờng xuyên của ngƣời lao động. Nói chung, đây là những công việc mang tính đột xuất.

Việc phân công công việc cần bảo đảm một số điều nhƣ sau:

- Phân công công việc phải phù hợp với kiến thức, kĩ năng hiện có của công chức và khả năng phát triển của công chức trong tƣơng lai.

- Phân công công việc phải tạo cơ sở, nền tảng cho ngƣời lao động phát huy khả năng, tiềm năng và óc sáng tạo của mình. Điều này giúp công chức thể hiện đƣợc năng lực của mình cũng nhƣ khám phá thêm nhiều khả năng tiềm tàng để phục vụ công việc.

- Phân công công việc gắn liền với kết quả thiết kế và phân tích công việc, phải gắn với bản mô tả công việc để có sự phù hợp và hiệu quả.

1.2.4.2. Thuyên chuyển, luân chuyển, điều động, biệt phái công chức

Thuyên chuyển và luân chuyển là những hoạt động nhằm sắp xếp lại, bố trí đội ngũ công chức trong cơ quan hành chính nhà nƣớc nhằm đáp ứng

những mục tiêu của cơ quan và sử dụng tốt hơn đội ngũ công chức đó. Thuyên chuyển và luân chuyển có nguyên nhân khác nhau.

Thứ nhất, về thuyên chuyển công chức

Thuyên chuyển có thể sử dụng trong hai trƣờng hợp: thuyên chuyển nội bộ trong một cơ quan, bộ phận (đơn vị) này sang bộ phận (đơn vị khác) và thuyên chuyển tạm thời để nắm giữ các vị trí tạm thời đƣợc thành lập để giải quyết một số công việc.

Thuyên chuyển công chức có nhiều nguyên nhân. Nhiều quốc gia cho rằng đây là biện pháp để hoàn thiện công chức. Thuyên chuyển từ vị trí này sang vị trí khác nhằm tăng cƣờng khả năng thích ứng của công chức. Thuyên chuyển đối với một số công chức lãnh đạo để họ có cơ hội rèn luyện, thử thách ở các vị trí, công việc, môi trƣờng,... để từ đó có thể đƣợc đề bạt lên các vị trí cao hơn. Ngƣợc lại, cũng có trƣờng hợp thuyên chuyển khi không đáp ứng đƣợc các yêu cầu của vị trí đang nắm giữ và bị thuyên chuyển sang vị trí khác để cơ cấu lại tổ chức. Thuyên chuyển cũng xảy ra khi cơ quan hành chính nhà nƣớc có chia tách, sát nhập hoặc thành lập mới hoặc do lí do gia đình, ngƣời thân.

Thuyên chuyển công chức đƣợc nhà nƣớc quy định cụ thể về những yêu cầu về thuyên chuyển, quyền của ngƣời bị thuyên chuyển (đƣợc thông báo đƣợc trao đổi, đƣợc từ chối,...), thủ tục thuyên chuyển,...

Thứ hai, về luân chuyển công chức

Luân chuyển thƣờng không gắn liền với lý do về thực thi công vụ mà mang ý nghĩa của quá trình sắp xếp lại đội ngũ công chức của cơ quan hành chính nhà nƣớc nhằm nhiều mục tiêu khác nhau của quản lý công chức nói chung, sử dụng công chức nói riêng.

Mục tiêu chủ yếu của luân chuyển công chức là (1) tạo cho công chức có thể đảm nhận đƣợc nhiều vị trí công việc khác nhau trong cơ quan; (2) là cơ hội để phân công đảm nhận các vị trí khác nhau khi có đủ tiêu chuẩn.

Luân chuyển là cách thức tạo ra nguồn nhân lực hành chính nhà nƣớc mang tính “đa dạng hơn” khi thực thi công việc quản lý nhà nƣớc. Pháp luật quy định rõ về cách thức thay đổi vị trí làm việc theo hình thức luân chuyển.

Luật Cán bộ công chức năm 2008 quy định “Luân chuyển là việc công chức, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ”. Việc luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý là nhằm tiếp tục đào tạo, bồi dƣỡng, rèn luyện, thử thách công chức trong thực tiễn, giúp cho công chức có thêm kiến thức thực tế và phát triển nhanh, toàn diện hơn. qua thời gian luân chuyển, những ngƣời phát huy tốt năng lực, thể hiện đầy đủ bản lĩnh, thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc phân công, làm chuyển biến đƣợc tình hình của địa phƣơng, đơn vị mà công chức đó luân chuyển tới, đứng vững trƣớc những thử thách cam go, cám dỗ vật chất sẽ đƣợc lựa chọn để cất nhắc, bố trí đảm nhiệm trọng trách cao hơn sau khi hoàn thành nhiệm vụ luân chuyển. Ðây đƣợc xem là giai đoạn "thu hoạch" sau quá trình "vun bón, chăm sóc". Ðồng thời, qua luân chuyển, thử thách từ thực tiễn, cũng giúp cấp ủy đánh giá, nhìn nhận chính xác hơn về trình độ, năng lực của các đồng chí chƣa hoàn thành hoặc hoàn thành chƣa tốt nhiệm vụ để bố trí, sắp xếp lại cho phù hợp.

Thứ ba, điều động công chức

Điều động công chức là việc công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác” [28].

Điều động cũng mang nhiều ý nghĩa nhƣ thuyên chuyển, tức là chuyển từ vị trí này sang một vị trí khác trong cùng cơ quan, tổ chức hoặc khác cơ quan tổ chức. Tuy nhiên, trong khu vực hành chính nhà nƣớc, thuật ngữ “điều động” đƣợc sử dụng phổ biến hơn thuật ngữ “thuyên chuyển”.

Thứ tư, biệt phái công chức

“Biệt phái là việc công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị này đƣợc cử đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ” [28].

Cũng giống nhƣ thuyên chuyển là chuyển từ vị trí này sang một vị trí khác trong tổ chức, đơn vị này sang tổ chức đơn vị khác nhƣng “biệt phái” luôn gắn với việc chuyển đi có thời hạn và “biên chế” vẫn thuộc đơn vị cũ. Pháp luật cũng quy định rõ về trình tự, thủ tục biệt phái.

1.2.4.3 Đề bạt, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm công chức Thứ nhất, đề bạt công chức

Đề bạt thƣờng gắn liền với ý nghĩa “từ vị trí này lên vị trí khác” cao hơn, gắn với việc tăng thêm lợi ích (về lƣơng, quyền hạn, uy tín,...) cao hơn so với trƣớc đó.

Đề bạt luôn gắn liền với con đƣờng chức nghiệp của công chức, theo hƣớng phát triển hơn, là cơ hội để thăng tiến, phát triển sự nghiệp dù công chức đó ở trong cơ quan hay đƣợc đƣa từ cơ quan khác vào vị trí đó.

Các loại hình đề bạt gồm có: (1) Đề bạt vào một ngạch đặc biệt khi ngạch có chỗ khuyết, (2) đề bạt lên lực cao hơn về lƣơng, (3) đề bạt thông qua thuyên chuyển đến vị trí cao hơn ở một cơ quan khác; (4) đề bạt do thành lập cơ quan, đơn vị mới, (5) đề bạt lên vị trí quản lý,...

Thứ hai, bổ nhiệm công chức

Bổ nhiệm là việc công chức, công chức đƣợc quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật. Bổ nhiệm

là đặt ai vào một vị trí nào đó, khác với đề bạt là luôn đƣa lên vị trí cao hơn hiện tại, bổ nhiệm có thể không thay đổi về vị trí, chỗ đứng trong cơ quan.

Có các hình thức bổ nhiệm sau:

- Bổ nhiệm sau tập sự: Đây là việc công chức sau khi hoàn thành quá trình tập sự đƣợc bổ nhiệm vào công việc trong cơ quan. Việc bổ nhiệm này phải tuân thủ theo những thủ tục nhất định và thông qua hình thức quyết định bổ nhiệm.

- Bổ nhiệm vào vị trí quản lý: Đây là hình thức thăng tiến của công chức trong cơ quan hành chính nhà nƣớc. Việc bổ nhiệm vào từng vị trí quản lý đòi hỏi ngƣời công chức phải đáp ứng đủ các yêu cầu, tiêu chuẩn của vị trí đó và phải thông qua quy trình, thủ tục đƣợc pháp luật quy định. Khi đƣợc bổ nhiệm vào vị trí quản lý đó, công chức đƣợc nhận mức lƣơng, đƣợc giao quyền hạn cao hơn hiện tại.

- Bổ nhiệm vào một ngạch mới

Ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức. Việc nâng ngạch phải căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị và thông qua thi tuyển. Công chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện để đảm nhận vị trí việc làm tƣơng ứng với ngạch cao hơn thì đƣợc đăng ký dự thi nâng ngạch. Kỳ thi nâng ngạch đƣợc tổ chức theo nguyên tắc cạnh tranh, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.

Chuyển ngạch là việc công chức đang giữ ngạch của ngành chuyên môn này đƣợc bổ nhiệm sang ngạch của ngành chuyên môn khác có cùng thứ bậc về chuyên môn, nghiệp vụ. Công chức đƣợc chuyển ngạch phải có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch đƣợc chuyển và phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc giao. Công chức đƣợc giao nhiệm vụ không phù hợp với

chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch công chức đang giữ thì phải đƣợc chuyển ngạch cho phù hợp.

Nâng ngạch là việc công chức đƣợc đƣa từ ngạch này lên ngạch cao hơn. Thông thƣờng, đây là kết quả sau khi công chức vƣợt qua kì thi nâng ngạch.

Có các loại hình thi nâng ngạch công chức nhƣ sau:

+Thi nâng ngạch công chức từ nhân viên, cán sự lên chuyên viên và tƣơng đƣơng;

+ Thi nâng ngạch công chức từ chuyên viên lên chuyên viên chính và tƣơng đƣơng.

+Thi nâng ngạch công chức từ chuyên viên chính lên chuyên viên cao cấp và tƣơng đƣơng.

- Bổ nhiệm lại là việc công chức đƣợc ra quyết định bổ nhiệm tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi hết thời hạn bổ nhiệm.

Từ chứclà việc công chức, công chức lãnh đạo, quản lý đề nghị đƣợc thôi giữ chức vụ khi chƣa hết nhiệm kỳ hoặc chƣa hết thời hạn bổ nhiệm.

Miễn nhiệm là việc công chức, công chức đƣợc thôi giữ chức vụ, chức danh khi chƣa hết nhiệm kỳ hoặc chƣa hết thời hạn bổ nhiệm.

1.2.4.4. Khen thưởng và kỉ luật công chức

Khen thƣởng và kỉ luật là một nội dung quan trọng trong sử dụng công chức.

Thứ nhất, khen thƣởng công chức

Khen thƣởng là việc ghi nhận, biểu dƣơng, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể công chức có thành tích trong công tác. Hệ thống pháp luật về thi đua khen thƣởng quy định toàn bộ nội dung này trên các phƣơng diện từ tiêu chuẩn, điều kiện, hình thức, thủ tục khen thƣởng,... công chức.

Kỉ luật công chức là nhằm định hƣớng hành vi của đội ngũ công chức, tạo ra sự hợp tác giữa các cá nhân và các bộ phận trong cơ quan, đảm bảo quy trình làm việc đƣợc thực hiện một cách nghiêm túc, qua đó nâng cao hiệu quả thực thi công vụ. Nếu vi phạm kỉ luật, công chức bị xử lý theo các hình thức đã đƣợc pháp luật quy định.

Công chức hành chính nhà nƣớc có các hình thức xử lý kỉ luật là khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lƣơng, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc. Hình thức giáng chức, cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

1.2.4.5. Thôi việc, nghỉ hưu

Thôi việc là việc công chức chấm dứt làm việc tại cơ quan.

Nghỉ hƣu là trƣờng hợp công chức hết tuổi làm việc, theo quy định của pháp luật về tuổi làm việc trong cơ quan nhà nƣớc. Cũng có những trƣờng hợp chƣa hết tuổi làm việc theo quy định nhƣng công chức đã đủ điều kiện nghỉ hƣu và tự nguyện nghỉ nếu đƣợc cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Các quốc gia quy định về tuổi nghỉ hƣu của công chức không giống nhau. Khi đƣợc nghỉ hƣu, công chức sẽ đƣợc hƣởng trợ cấp hƣu trí (lƣơng hƣu) theo quy định của pháp luật, với mức lƣơng tƣơng ứng phụ thuộc vào mức đóng và thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

Pháp luật quy định cụ thể về việc nghỉ hƣu của công chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công chức tại sở kế hoạch và đầu tư tỉnh lai châu (Trang 25 - 33)