Nguyên tắc sử dụng công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công chức tại sở kế hoạch và đầu tư tỉnh lai châu (Trang 33)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.5. Nguyên tắc sử dụng công chức

1.2.5.1. Sử dụng công chức phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng

Công tác cán bộ là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng, là mặt trọng yếu trong toàn bộ hoạt động của Đảng. Vì thế, hoạt động sử dụng công chức phải đặt dƣới sự lãnh đạo của Đảng, phải phục vụ cho đƣờng lối chính trị, phải đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của đƣờng lối chính trị. Các cấp

công chức lãnh đạo, quản lý. Các nội dung này cần đƣợc đƣa ra thảo luận dân chủ, công khai, thống nhất trong Đảng ủy, cấp ủy bảo đảm thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong nội bộ. Hoạt động sử dụng công chức đƣợc đặt dƣới sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng góp phần nâng cao chất lƣợng đội ngũ công chức. Cơ quan, tổ chức thuộc cấp ủy các cấp cần phối hợp các cơ quan liên quan tham mƣu cho cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan thực hiện sử dụng công chức theo phân cấp quản lý, bảo đảm đúng nguyên tắc, quy trình, quy định.

1.2.5.2. Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế

Trong bối cảnh cải cách nền công vụ mạnh mẽ nhƣ hiện nay, xác định vị trí việc làm và cơ cấu công chức đƣợc xác định là nhiệm vụ bắt buộc đối với các cơ quan hành chính nhà nƣớc để thực hiện đổi mới cơ chế quản lý công chức. Vị trí việc làm là công việc gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch công chức để xác định biên chế và bố trí công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Ý nghĩa của việc xác định vị trí việc làm là nhằm sắp xếp lại đội ngũ công chức, công chức; phát hiện những chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ của các vị trí việc làm, các cơ quan, tổ chức; phục vụ hiệu quả cho hoạt động tuyển dụng, bố trí sử dụng, đào tạo bồi dƣỡng công chức, đánh giá quy hoạch công chức và cải cách tiền lƣơng hiệu quả.

Biên chế là số ngƣời làm việc trong cơ quan, tổ chức của nhà nƣớc để thực hiện chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao và đƣợc hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc, do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phê duyệt và giao, làm căn cứ cấp kinh phí hoạt động thƣờng xuyên hàng năm.

Việc quản lý công chức, công chức cần dựa trên nguyên tắc kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh với vị trí việc làm tạo cơ sở khoa học, thể hiện tính thực tiễn cao, giúp xác định chỉ tiêu, số lƣợng ngƣời làm việc một cách chính xác,

phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng cơ quan, đơn vị đƣợc cấp có thẩm quyền quy định. Thực hiện nguyên tắc này giúp xóa bỏ cơ chế "xin - cho" trong quản lý biên chế cũng nhƣ bảo đảm thực hiện có hiệu quả, đúng mục đích công tác tổ chức thi tuyển, thi nâng ngạch, đánh giá, sử dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng công chức, công chức.

1.2.5.3. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và phân công, phân cấp rõ ràng trong sử dụng công chức

Nguyên tắc này đòi hỏi toàn bộ những vấn đề cơ bản, hệ trọng, những chủ trƣơng, phƣơng hƣớng, chiến lƣợc liên quan đến sử dụng công chức phải đƣợc dân chủ thảo luận trong tập thể các cơ quan lãnh đạo từ cao tới thấp theo phạm vi, quyền hạn đã đƣợc xác định. Cấp trên có quyền và trách nhiệm tham gia vào việc quyết định theo đa số những vấn đề về chính sách, lựa chọn, phê chuẩn, bổ nhiệm, quy hoạch, bố trí, luân chuyển, đề bạt, đánh giá, khen thƣởng, xử lý kỷ luật công chức… trong phạm vi thẩm quyền của mình theo quy định của pháp luật.

Tính dân chủ thể hiện ở việc mọi vấn đề hệ trọng liên quan đến sử dụng công chức đều đƣợc bàn bạc, thảo luận cho mọi ngƣời cùng biết, cùng tham gia đóng góp. Tính công khai, tính tập thể đƣợc thực hiện một cách rộng rãi và mạnh mẽ nhƣ: tổ chức lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của nhiều ngƣời, nhiều bộ phận đối với các công chức, công chức hay ở việc tiến hành bầu vị trí lãnh đạo, quản lý… Nội dung các khâu trong sử dụng công chức phải đƣợc tiếp thu và lắng nghe ý kiến của tập thể công chức, của ngƣời dân.

Mặc dù tập thể lãnh đạo nhƣng khi tổ chức thực hiện thì phải có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng, có ngƣời phụ trách. Cá nhân phụ trách là khâu tiếp nối của quá trình lãnh đạo tập thể. Ngƣời đƣợc phân công phụ trách phải đề cao tinh thần trách nhiệm cá nhân, tích cực chủ động triển khai thực hiện nhiệm

sát của tập thể. Việc gì cá nhân không thực hiện đƣợc thì phải giao cho tập thể làm và phải có ngƣời đứng đầu tập thể đó chịu trách nhiệm.

Chế độ trách nhiệm cá nhân của công chức là những quy định về chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của ngƣời công chức, công chức phải thực hiện trong quá trình thực thi nhiệm vụ, công vụ, nếu không làm tốt hoặc vi phạm thì bị xử lý theo quy định của pháp luật. Chế độ trách nhiệm đó đƣợc thể hiện qua việc chấp hành các quy định trong chuyên môn nghiệp vụ cũng nhƣ về đạo đức nghề nghiệp mà qua đó thể hiện năng lực, phẩm chất của ngƣời công chức, công chức vừa thể hiện bản chất nhà nƣớc phục vụ nhân dân. Do vậy, để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao và thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình đòi hỏi ngƣời công chức không chỉ là ngƣời giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt mà còn phải là ngƣời chấp hành nghiêm các quy định của kỷ luật nhà nƣớc

Phân công, phân cấp trong hoạt động sử dụng công chức tức là phải có sự phân định rõ ràng, cụ thể cả nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và các điều kiện về tài chính, phƣơng tiện thực hiện cho chính quyền cấp dƣới trong việc bố trí, sắp xếp và sử dụng công chức.

Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và phân công, phân cấp rõ ràng sẽ góp phần đẩy lùi bệnh hình thức, quan liêu cũng nhƣ nguy cơ chuyên quyền, độc đoán trong hoạt động sử dụng công chức; xác định rõ trách nhiệm của từng cá nhân và từng cấp khi đƣợc phân công thực hiện nhiệm vụ, tạo điều kiện lựa chọn đƣợc công chức đúng tiêu chuẩn, có phẩm chất và năng lực, hoàn thành tốt công tác đƣợc giao.

Bên cạnh đó, việc sử dụng công chức phải dựa trên phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thi hành công vụ gắn liền với phát triển đội ngũ công chức

Phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thi hành công vụ là những tiêu chí cơ bản, quan trọng để bố trí, sử dụng công chức. Kết quả đánh giá

công chức trên các tiêu chí đó là căn cứ để thực hiện các hoạt động đối với công chức nhƣ: Phân loại, bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dƣỡng, khen thƣởng, kỷ luật…

Sử dụng công chức là nhằm phát triển đội ngũ công chức, đáp ứng đòi hỏi của cơ quan, Nhà nƣớc và xã hội. Vì vậy, sử dụng công chức phải luôn gắn liền với đào tạo, bồi dƣỡng, phát triển làm cho đội ngũ công chức vững vàng về lập trƣởng tƣ tƣởng, phẩm chất đạo đức trong sạch, am hiểu, tinh thông về chuyên môn, thái độ phục vụ công vụ ngày càng chuyên nghiệp. Đồng thời cần phải tạo ra các cơ hội để công chức đƣợc thể hiện, đóng góp, cống hiến sức mình cho nền công vụ. Trên cơ sở ghi nhận các thành tích của công chức, họ đƣợc thăng tiến theo chức nghiệp, công trạng nhằm khích lệ, động viên và phát huy tinh thần làm việc của công chức.

1.2.5.4. Sử dụng công chức theo nguyên tắc “dụng nhân như dụng mộc”

Sử dụng công chức theo nguyên tắc “dụng nhân nhƣ dụng mộc” hàm ý dùng ngƣời nhƣ dùng gỗ, tức là đúng ngƣời đúng việc. Ví dụ: Một cây gỗ tự nhiên có rất nhiều bộ phận nhƣ rễ cây, thân cây, cành cây, lá cây…thì tùy vào bộ phần mà ta có thể sử dụng phù hợp nhƣ thân cây thẳng, ta có thể sử dụng làm cột chống, đoạn cành cây cong có thể làm cày, đoạn uốn lƣợn có thể làm những chi tiết trang trí trong đền, chùa…, lá cây có thể sử dụng làm chất đốt… Nếu sử dụng cây, gỗ đúng theo ý định trên cơ sở hiểu biết, phân tích đánh giá từng chủng loại phù hợp với từng yêu cầu thì sẽ đem lại hiệu quả vô cùng lớn. Ngƣợc lại, sẽ tiêu tốn rất nhiều công sức, có khi không đạt đƣợc mục đích.

Với sử dụng con ngƣời cũng vậy, mỗi ngƣời đều có sở trƣờng và tài năng riêng. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng quan niệm: ”Chúng ta phải nhớ rằng: người đời ai cũng có chỗ hay chỗ dở. Ta phải dùng chỗ hay của người và

giúp người chữa chỗ dở. Dùng người như dùng gỗ. Người thợ khéo thì gỗ to nhỏ, thẳng, cong đều tùy chỗ mà dùng được”[28; t5, tr.72].

Chính vì vậy, trong sử dụng công chức, cần nắm bắt chuẩn xác đặc điểm, năng lực của từng công chức, đặt họ đúng chỗ để phát huy khả năng, sở trƣờng của họ, giúp khai thác hiệu quả năng lực cá nhân để họ phát triển cũng nhƣ đem lại sức mạnh cho tổ chức.

Trên thực tế, có thể có nhiều phƣơng án bố trí nhân sự khác nhau cho một vị trí công việc, nhƣng để sử dụng có hiệu quả, cần lựa chọn đƣợc công chức phù hợp nhất, sẽ đem lại hiệu quả sử dụng công chức cao nhất.

1.2.5.5. Sử dụng công chức phải làm cho họ luôn có động lực làm việc, phấn đấu và tạo ra bầu không khí làm việc thuận lợi cho cơ quan

Quá trình sử dụng nhân sự cần tạo đƣợc động lực làm việc cho công chức, khiến họ nhiệt tình, cống hiến, phấn đấu, qua đó, tăng năng suất, chất lƣợng và hiệu quả công việc. Khi mục tiêu của mỗi công chức cùng hƣớng với mục tiêu của tổ chức thì sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp. Muốn tạo động lực làm việc cho công chức thì phải có một hệ thống các biện pháp từ vật chất đến tinh thần nhƣ lƣơng, thƣởng, động viên, tạo môi trƣờng làm việc thuận lợi, tạo cơ hội phát triển cho đội ngũ công chức.

Bầu không khí làm việc nếu tốt, hài hòa, thuận lợi sẽ tạo cho đội ngũ công chức tinh thần thoải mái, mong muốn cống hiến và gắn bó với cơ quan, với tập thể. Nhờ đó, các mối quan hệ giữa cấp dƣới với cấp trên, giữa các đồng nghiệp đƣợc xây dựng trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau, chia sẻ, hợp tác, tạo điều kiện cùng phát triển và ngƣợc lại. Quá trình sử dụng công chức có thế đƣa đến một bầu không khí tích cực hay tiêu cực, chính là từ việc bố trí, sắp xếp, phát huy đội ngũ công chức có phù hợp, khách quan, hiệu quả,... hay không.

1.2.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng công chức

1.2.6.1. Quan điểm nhận thức đối với công tác bồi dưỡng đội ngũ côngchức

Trong bối cảnh nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ nhƣ hiện nay, chất lƣợng nguồn nhân lực càng trở nên quý giá. Xây dựng đội ngũ công chức có chất lƣợng cao trong đó, cũng trở thành mục tiêu của công cuộc cải cách hành chính nói chung, cải cách công vụ nói riêng. Để thực hiện đƣợc mục tiêu đó, hoạt động sử dụng công chức đóng vai trò quan trọng.

Chính vì vậy, các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam rất coi trọng hoạt động sử dụng công chức, chú trọng nâng cao chất lƣợng sử dụng công chức. Quan điểm thống nhất này đã đƣợc thể chế hóa thành hệ thống pháp luật, chính sách và đƣợc triển khai sâu rộng trên thực tế. Đây là một thuận lợi to lớn cho hoạt động sử dụng công chức.

Bên cạnh đó, quan điểm, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp uỷ Đảng và lãnh đạo các cấp trong từng cơ quan, đơn vị đối với hoạt động sử dụng công chức sẽ thúc đẩy và nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của công tác này. Nó tác động đến quá trình thực hiện chế độ, chính sách về sử dụng công chức phù hợp với tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và nhu cầu dự nguồn, góp phần nâng cao chất lƣợng đội ngũ công chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị. Nếu nhƣ các cấp lãnh đạo trong nền hành chính nói chung, lãnh đạo cơ quan nói riêng nhận thức đƣợc tầm quan trọng cũng nhƣ những xu hƣớng, đổi mới, yêu cầu của sử dụng công chức thì hoạt động này sẽ nhận đƣợc sự quan tâm, đầu tƣ, tạo điều kiện thích đáng và ngƣợc lại.

Đồng thời, nhận thức của chính đội ngũ công chức- đối tƣợng của hoạt động sử dụng công chức cũng góp phần quyết định chất lƣợng của hoạt động này. Họ, với việc xác định đúng nhu cầu và động cơ trong công tác quy

tâm thế và những điều kiện phù hợp để sử dụng công chức đạt kết quả cao nhất. Ngƣợc lại, nếu mang tƣ tƣởng hình thức, chống đối, qua loa đại khái sẽ khiến hao phí sức lực, thời gian, nguồn lực,... của chính họ lẫn cơ quan sử dụng công chức và của toàn xã hội.

1.2.6.2. Hệ thống pháp luật, thể chế hành chính về sử dụng công chức

Đây là hành lang pháp lý cho hoạt động sử dụng công chức, giúp cho hoạt động đó có căn cứ để thực hiện trên thực tế. Các quy định pháp luật cần đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ và phù hợp để tạo cơ sở thuận lợi cho hoạt động sử dụng công chức. Những quy định về tiêu chuẩn, quy trình bổ nhiệm, điều động, nâng ngạch, chuyển ngạch, đánh giá,... công chức nội dung đào tạo, hình thức đào tạo, đánh giá chất lƣợng đào tạo theo Luật Cán bộ công chức, Nghị định 24/2010/NĐ-CP và các văn bản có liên quan cũng cần có nhiều đổi mới nhằm đảm bảo chất lƣợng của hoạt động sử dụng công chức vì nó đang có những ảnh hƣởng trực tiếp, mạnh mẽ.

Việc xây dựng đƣợc một hệ thống văn bản pháp lý, hệ thống thể chế hành chính khoa học, hiệu quả sẽ có tác dụng tích cực đối với đời sống kinh tế - xã hội, đồng thời tạo điều kiện cho việc sử dụng công chức đƣợc hiệu quả. Hệ thống này, nếu đảm bảo tính khoa học sẽ giúp cho các chủ thể sử dụng công chức có thể sử dụng một cách hiệu quả nguồn nhân lực hành chính nhà nƣớc, góp phần vào hiệu lực, hiệu quả của hành chính nhà nƣớc. Ngƣợc lại, nếu hệ thống thể chế không tốt, nó sẽ là rào cản, gây khó khăn, vƣớng mắc cho hoạt động này, làm lãng phí nguồn nhân lực hành chính nhà nƣớc, gây bức xúc và dƣ luận xấu trong xã hội.

1.2.6.3. Cơ chế làm việc, chế độ đãi ngộ, động lực, môi trường làm việc và văn hóa tổ chức

Cơ chế làm việc, chế độ đãi ngộ, văn hóa tổ chức và việc tạo động lực cũng nhƣ môi trƣờng làm việc cho công chức có ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt

động sử dụng công chức. Chúng tác động lớn đến tinh thần làm việc của ngƣời công chức thông qua tính chất của công việc, những cam kết của lãnh đạo, phong cách điều hành, quản lý của nhà lãnh đạo, quản lý, sự ghi nhận, khen thƣởng đối với thành tích cá nhân, sự chú trọng quan tâm rèn luyện kĩ năng cho đội ngũ công chức,... Nhìn chung, những chế độ chung về lƣơng, bảo hiểm, chế độ nghỉ phép, khen thƣởng, kỉ luật, chế độ đào tạo, bồi dƣỡng,... nhìn chung đã đƣợc quy định trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, song cách thức vận dụng các quy định đó trong thực tiễn từng cơ quan, cách thức xây dựng và thực hiện những cơ chế, quy chế riêng trong từng tổ chức lại tạo nên những đặc trƣng, ảnh hƣởng trực tiếp đến sử dụng công chức. Công chức sẽ có sự nhận thức dúng đắn hơn về vai trò, trách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công chức tại sở kế hoạch và đầu tư tỉnh lai châu (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)