7. Kết cấu của luận văn
2.3.3. bạt, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm công chức
Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Lai Châu đã thực hiện việc đề bạt, bổ nhiệm theo đúng quy định pháp luật.
Nhờ việc làm tốt công tác quy hoạch, lựa chọn ngƣời trong quy hoạch, đúng tiêu chuẩn, không châm trƣớc, cho nợ "tiêu chuẩn" rồi đi học trả sau nhƣ một số trƣờng hợp cơ quan, địa phƣơng khác, hoạt động đề bạt, bổ nhiệm đã phát huy tác dụng mạnh mẽ, tạo động lực cho công chức phấn đấu, phát triển.
Sở đã thực hiện bổ nhiệm khi công chức đang sung sức phát triển, có khả năng cống hiến tốt nhất, tránh đề bạt công chức khi không còn khả năng phát triển hoặc có biểu hiện tụt hậu.
Biểu đồ 2.4: Số lượng công chức Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Lai Châu được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức vụ lãnh đạo, quản lý (giai đoạn 2013- 2016) Đơn vị tính: người 0 1 2 3 4 5 6
năm 2013 năm 2014 năm 2015 năm 2016
5 3 2 4 1 2 3 2 Bổ nhiệm lại Bổ nhiệm
Khi đƣợc hỏi về việc thực hiện quy trình thuyên chuyển, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, thi đua khen thƣởng,... công chức của Sở KH&ĐT tỉnh Lai Châu, 28 ngƣời công tác tại Tỉnh ủy và Sở Nội vụ tỉnh Lai Châu đã cho rằng: 61% số ngƣời đƣợc hỏi đánh giá việc thực hiện tốt, 36% đánh giá ở mức Khá, còn lại 3% đánh giá mức trung bình, không có yếu kém (Xem thêm Phụ lục 2). Đây là một sự ghi nhận khách quan cho những thành quả trong hoạt động sử dụng công chức tại Sở Kế hoạch và đầu tƣ tỉnh Lai Châu thời gian qua.
Biểu đồ 2.5: Kết quả khảo sát về việc thực hiện quy trình thuyên chuyển, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, thi đua khen thƣởng,... công chức tại Sở KH&ĐT tỉnh Lai Châu
Nguồn: Khảo sát của tác giả năm 2017
Tốt 61% Khá 36% Trung bình 3% Yếu kém 0%
2.3.4. Khen thưởng và kỉ luật công chức
Thực hiện làm việc đúng giờ, tăng cƣờng kỷ luật lao động và nâng cao năng suất, chất lƣợng công việc đƣợc giao; bám sát các quy định trong nội quy, quy chế làm việc của cơ quan đã ban hành và thực hiện một cách nghiêm túc theo đúng quy định, tiêu chuẩn, định mức theo quy định hiện hành; công chức trong cơ quan đều có ý thức trong việc kiểm soát các khoản chi trong đơn vị, kiên quyết chống mọi biểu hiện tiêu cực của từng công chức.
Biểu đồ 2.6: Kết quả khảo sát về mức độ hài lòng về công việc và chức vụ hiện tại của công chức thuộc Sở Kế hoạch và đầu tƣ Lai Châu (năm 2017)
Đơn vị tính: %
Nguồn: Khảo sát của tác giả năm 2017
Khi dƣợc khảo sát về mức độ hài lòng về công việc và chức vụ hiện tại, những công chức thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tƣ đã khẳng định 36/57 công chức hài lòng, 17/57 công chức chƣa hài lòng, 2/57 công chức không hài lòng (Xem thêm Phụ lục 1) Hài lòng 65% Chưa hài lòng 31% Không hài lòng 4%
Kiên quyết khắc phục tình trạng công chức bị kỷ luật hoặc không hoàn thành tốt nhiệm vụ ở bộ phận này, lĩnh vực công tác này, lại đƣợc bố trí đảm nhận nhiệm vụ tƣơng đƣơng hoặc nhiệm vụ cao hơn bộ phận khác trong nội bộ cơ quan hoặc nhận từ ngoài vào cơ quan.
2.3.5. Thôi việc, nghỉ hưu
Thực hiện tốt chủ trƣơng tinh giản biên chế, cơ cấu lại và chuẩn hóa đội ngũ công chức, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ đã xây dựng Đề án tinh giản biên chế giai đoạn 2016-2021, đã đƣợc UBND tỉnh phê duyệt, đảm bảo đến năm 2021 giảm 10% trên tổng số biên chế đƣợc giao. Năm 2016, Sở đã thực hiện tinh giản 01 biên chế đến tuổi nghỉ hƣu, năm 2017 Sở đã giảm 01 biên chế trong thông báo giao biên chế hàng năm.
2.4. Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng công chức tại Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Lai Châu và Đầu tƣ tỉnh Lai Châu
2.3.1. Những mặt đạt được
Một là, nhìn chung, việc phân công, bố trí, sử dụng, luân chuyển và điều động cán bộ đƣợc thực hiện theo đúng quy định, công khai, dân chủ, đảm bảo đúng quy trình hƣớng dẫn của Ban Tổ chức tỉnh uỷ, Sở Nội vụ. Những hoạt động này tại Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Lai Châu đƣợc thực hiện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ vị trí công tác tại các phòng; phù hợp, thống nhất hiệu quả trong công tác. Đội ngũ công chức đƣợc bố trí theo đúng chuyên môn nghiệp vụ, 100% công chức đáp ứng đƣợc nhu cầu nhiệm vụ đƣợc giao, tuy nhiên do khối lƣợng công tác chuyên môn nhiều nên đôi khi công chức phải làm việc ngoài giờ để hoàn thành tiến độ trong công tác chuyên môn mà UBND tỉnh giao. Công chức của Sở đa số tuổi đời còn trẻ có năng lực và triển vọng phát triển.
Hai là, việc bố trí, sử dụng công chức khoa học đúng ngƣời, đúng việc, đúng chuyên ngành, chuyên môn đào tạo nên các vị trí việc làm trong cơ quan
đều phát huy đƣợc tính chủ động, sáng tạo trong công tác đạt hiệu quả cao, hoàn thành nhiệm vụ chung của Sở và nhiệm vụ chính trị của Tỉnh.
Ba là, toàn bộ công chức của Sở trong giai đoạn 2013-2017 đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đƣợc giao, đến nay không có cán bộ công chức, viên chức biên chế nào tại Sở Kế hoạch và Đầu tƣ chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ. Đến nay không có khiếu nại, tố cáo có liên quan đến việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách bộ máy nhà nƣớc.
Bảng 2.2: Kết quả khảo sát về việc đảm bảo tính khách quan, công khai, minh bạch trong bố trí, phân công công việc cho công chức của Sở KH&ĐT tỉnh Lai Châu.
Đơn vị tính: Phiếu
Nội dung Tốt Khá Trung
bình
Yếu kém
Việc đảm bảo tính khách quan, công khai, minh bạch trong bố trí, phân công công việc cho công chức của Sở KH&ĐT tỉnh Lai Châu
12 13 3 0
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả năm 2017
Thông qua khảo sát bên ngoài Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Lai Châu, 25/28 ngƣời (chiếm 89.2%) số ngƣời đƣợc hỏi đánh giá ở mức Tốt và Khá về việc đảm bảo tính khách quan, công khai, minh bạch trong bố trí, phân công công việc cho công chức của Sở KH&ĐT tỉnh Lai Châu. Còn lại là đánh giá ở mức Trung bình (chiếm 10,8%), không có đánh giá “Yếu kém”.
Bốn là, nhìn chung, hoạt động sử dụng công chức tại Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Lai Châu đạt hiệu quả. Đội ngũ công chức đều đƣợc sử dụng
của mình. Trong bối cảnh nguồn lực nhà nƣớc còn hạn chế, chế độ đãi ngộ còn chƣa đảm bảo mức sống, song đội ngũ công chức Sở Kế hoạch Đầu tƣ Lai Châu vẫn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, thực hiện chức năng quản lý lĩnh vực kế hoạch đầu tƣ trên địa bàn, Điều này cho thấy đội ngũ công chức đã đƣợc bố trí, sử dụng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
2.3.2. Những mặt hạn chế
Bên cạnh những mặt đạt đƣợc nổi bật nhƣ trên, nhìn chung, hoạt động sử dụng công chức tại Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Lai Châu vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. Vì một số nguyên nhân khách quan và chủ quan, một vài trƣờng hợp bố trí công chức chƣa thật công tâm, khách quan, chƣa phù hợp với sở trƣờng, năng lực và khả năng phát triển của công chức.
Một là, cách thức sử dụng và bổ nhiệm công chức thời gian qua còn nhiều bất cập, đôi lúc dễ dãi, cảm tính, chƣa thực hiện chặt chẽ theo quy trình, có khi còn nặng về cơ cấu, bằng cấp, chƣa căn cứ vào thực chất, khả năng trí tuệ sáng tạo của những ngƣời thật sự cần thiết cho hoạt động quản lý nhà nƣớc của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Lai Châu. Việc nhìn nhận đánh giá công chức về đức, về tài chƣa hoàn toàn khách quan, chính xác dẫn tới việc một số công chức xứng đáng nhƣng chƣa đƣợc bổ nhiệm hoặc giao nhiệm vụ không đúng sở trƣờng, chƣa kích thích đƣợc công chức phấn đấu, lãng phí năng lực vốn có cơ hội phát triển..
Hai là, còn chƣa gắn bố trí sử dụng công chức với các khâu còn lại của quy trình quản lý công chức, khiến cho một số vấn đề nảy sinh. Đôi khi, cơ quan cũng “bị động” trong việc tiếp nhận công chức, ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng để xây dựng đội ngũ công chức vững mạnh và phát huy cao nhất năng lực của họ hƣớng tới thực hiện đƣợc nhiệm vụ, mục tiêu của cơ quan. Sau bồi dƣỡng, việc đánh giá kết quả bồi dƣỡng của công chức làm cơ sở để
bố trí, sử dụng, phát triển công chức còn chƣa rõ nét, mới chỉ dừng lại ở một số ít công chức.
Chính vì vậy, việc lựa chọn đúng ngƣời thật sự có tâm, có tầm, có tài, có đủ tiêu chuẩn chính trị và bố trí giữ trọng trách tƣơng xứng sẽ không chỉ phát huy đƣợc năng lực, sở trƣờng của công chức mà còn tác động mạnh mẽ, tạo đƣợc sự đồng thuận, "tâm phục, khẩu phục" đối với bộ phận, công chức thuộc quyền.
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Thứ nhất, hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng công chức còn chƣa hoàn thiện. Một số cơ chế, chính sách trong đề bạt, bổ nhiệm công chức chƣa công bằng, chƣa khách quan. Nhiều văn bản quy định thiếu thống nhất, chặt chẽ; một số quy định hiện không còn phù hợp với yêu cầu sử dụng, xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế hiện nay. Còn một số tiêu chí để đề bạt, bổ nhiệm còn mang tính hình thức, nặng về bằng cấp, chƣa phản ánh đúng năng lực của công chức đƣợc đề bạt, bổ nhiệm.
Thứ hai, do là một tỉnh miền núi các điều kiện đi lại, ăn ở, sinh hoạt văn hóa tinh thần… còn nhiều khó khăn nên chƣa thu hút và tuyển dụng đƣợc những công chức có trình độ cao, đƣợc đào tạo chuyên môn sâu phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cấp ngày càng cao của cơ quan. Điều kiện về cơ sở vật chất làm việc tuy đã đƣợc cải thiện nhƣng vẫn còn thiếu và chật nên phần nào cũng ảnh hƣởng đến tâm lý, hiệu quả làm việc.
Thứ ba, công tác quản lý công chức, đảng viên đôi khi còn thiếu chặt chẽ, bố trí, sử dụng công chức đôi khi còn nể nang, thiên về tình cảm. Việc sử dụng công chức của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Lai Châu cũng vẫn không tránh khỏi một số hạn chế phổ biến hiện nay trong nền hành chính Việt Nam, đó là tình trạng “có lên không có xuống”, “có vào không có ra”, “chủ nghĩa
Thứ tư, một bộ phận công chức còn thiếu động cơ phấn đấu, nỗ lực, tích cực trong công việc, khiến cho công tác sử dụng công chức nói chung còn gặp những rào cản nhất định.
Thứ năm, chế độ đãi ngộ cho công chức còn thấp so với nhu cầu khiến cho công chức cũng có thể chƣa toàn tâm toàn ý đƣợc cho công việc. Bản thân họ còn chƣa hài lòng với chế độ của nhà nƣớc.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Trên cơ sở tìm hiểu những vấn đề chung về Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Lai Châu nhƣ vị trí, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, Chƣơng 2 Luận văn đã phân tích thực trạng đội ngũ công chức của cơ quan, điều này ảnh hƣởng trực tiếp và mạnh mẽ đến hoạt động sử dụng công chức của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Lai Châu.
Nội dung chính mà Chƣơng 2 của Luận văn đã đi sâu nghiên cứu là thực trạng sử dụng công chức của Sở KH&ĐT tỉnh Lai Châu giai đoạn 2013- nay. Nhìn chung, thông qua nghiên cứu các số liệu, báo cáo kết hợp với số liệu điều tra, xã hội học, Luận văn đã cho thấy bức tranh chung của hoạt động sử dụng công chức của Sở KH&ĐT tỉnh Lai Châu trong những năm qua. Hoạt động này đã đạt đƣợc nhiều kết quả đáng ghi nhận là việc phân công, bố trí, sử dụng, luân chuyển và điều động cán bộ đƣợc thực hiện theo đúng quy định, công khai, dân chủ, đảm bảo đúng quy trình. Việc sử dụng công chức khoa học đúng ngƣời, đúng việc, nên các vị trí việc làm trong cơ quan đều phát huy đƣợc tính chủ động, sáng tạo trong công tác đạt hiệu quả cao, hoàn thành nhiệm vụ của Sở và nhiệm vụ chính trị của Tỉnh.
Tuy nhiên, thực trạng cũng cho thấy còn một số bất cập tại Sở, cũng là tình trạng phổ biến ở nƣớc ta. Đó là cách thức sử dụng và bổ nhiệm công chức còn chƣa hoàn toàn tốt, đôi lúc dễ dãi, cảm tính, chƣa thực hiện chặt chẽ theo quy trình, có khi còn nặng về cơ cấu, bằng cấp. Còn chƣa gắn bố trí sử dụng công chức với các khâu còn lại của quy trình quản lý công chức, khiến cho một số vấn đề nảy sinh,... Luận văn đã chỉ ra những nguyên nhân, những điểm còn bất cập trong cơ chế, chính sách, cách thức quản lý,.... Điều này đặt ra những yêu cầu cấp bách trên nhiều mặt nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động sử dụng công chức tại Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Lai Châu trong thời
Chƣơng 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÔNG CHỨC TẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐÂU TƢ TỈNH LAI CHÂU
GIAI ĐOẠN 2016-2020
3.1. Quan điểm chung về sử dụng cán bộ, công chức
Xuất phát từ nhận thức tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ, công chức là
“Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, là dây chuyền của bộ máy...“Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”[25; t5, tr273], cho nên, từ khi Đảng ra đời cho đến nay, Đảng luôn chú trọng công tác cán bộ, trong đó có sử dụng cán bộ, công chức. Có đội ngũ công chức giỏi đã tốt, nhƣng làm sao để phát huy đƣợc cái giỏi đó nhằm phục vụ cho thực thi công vụ, hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, của nền hành chính, điều đó lại phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động sử dụng công chức.
Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong hệ thống tƣ tƣởng của Ngƣời, việc sử dụng và bố trí cán bộ cũng là điều Bác đặc biệt quan tâm. Trong bố trí, sử dụng cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát huy và nâng giá trị truyền thống của cha ông “dụng nhân nhƣ dụng mộc” thành chuẩn mực, nguyên tắc của công tác cán bộ trong những lời dạy giản dị mà sâu sắc. “Người đời ai cũng có chỗ hay, chỗ dở. Ta phải dùng chỗ hay của người và giúp người chữa chỗ dở. Dùng người như dùng gỗ. Người thợ khéo thì gỗ to, nhỏ, thẳng, cong đều tùy chỗ mà dùng được! Nếu không biết tùy tài mà dùng người chẳng khác gì thợ rèn bảo đi đóng tủ, thợ mộc bảo đi rèn dao. Thành thử cả hai người đều lúng túng. Nếu biết tùy tài mà dùng người, thì hai người đều thành công”[ 25; t5, tr. 72].
Mặt khác, Bác hết sức quan tâm việc cất nhắc, đề bạt cán bộ. Bác nói, cất nhắc, đề bạt cán bộ là “vì công tác, vì tài năng”. Nếu vì “lòng yêu ghét, vì thân thích, vì nể nang” thì nhất định không ai phục, mà lại gây nên mối "lôi thôi" trong Đảng”, là “có tội với Đảng, có tội với đồng bào”. Bác lại nói: “Nơi nào
mà các cán bộ cấp trên biết lựa chọn và dìu dắt, thì có nhiều cán bộ mới nảy nở và công việc rất phát triển. Trái lại, nơi nào cán bộ cấp trên không biết lựa chọn, dìu dắt, thì vẫn thiếu người mà công việc cứ luộm thuộm”. “Phải độ lượng, chí công vô tư, không có thành kiến. Phải chịu khó dạy bảo mới có thể nâng đỡ những đồng chí còn kém, giúp cho họ tiến bộ. Phải vui vẻ, thân mật, các đồng chí mới vui lòng gần gũi mình”[ 25; t 5, tr.139].
Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, việc bố trí, sử dụng cán bộ, công chức còn nhiều tồn tại. Nghị quyết Hội nghị T.Ƣ 4 khóa XI về xây dựng Ðảng