7. Kết cấu của luận văn
2.3.2. Những mặt hạn chế
Bên cạnh những mặt đạt đƣợc nổi bật nhƣ trên, nhìn chung, hoạt động sử dụng công chức tại Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Lai Châu vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. Vì một số nguyên nhân khách quan và chủ quan, một vài trƣờng hợp bố trí công chức chƣa thật công tâm, khách quan, chƣa phù hợp với sở trƣờng, năng lực và khả năng phát triển của công chức.
Một là, cách thức sử dụng và bổ nhiệm công chức thời gian qua còn nhiều bất cập, đôi lúc dễ dãi, cảm tính, chƣa thực hiện chặt chẽ theo quy trình, có khi còn nặng về cơ cấu, bằng cấp, chƣa căn cứ vào thực chất, khả năng trí tuệ sáng tạo của những ngƣời thật sự cần thiết cho hoạt động quản lý nhà nƣớc của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Lai Châu. Việc nhìn nhận đánh giá công chức về đức, về tài chƣa hoàn toàn khách quan, chính xác dẫn tới việc một số công chức xứng đáng nhƣng chƣa đƣợc bổ nhiệm hoặc giao nhiệm vụ không đúng sở trƣờng, chƣa kích thích đƣợc công chức phấn đấu, lãng phí năng lực vốn có cơ hội phát triển..
Hai là, còn chƣa gắn bố trí sử dụng công chức với các khâu còn lại của quy trình quản lý công chức, khiến cho một số vấn đề nảy sinh. Đôi khi, cơ quan cũng “bị động” trong việc tiếp nhận công chức, ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng để xây dựng đội ngũ công chức vững mạnh và phát huy cao nhất năng lực của họ hƣớng tới thực hiện đƣợc nhiệm vụ, mục tiêu của cơ quan. Sau bồi dƣỡng, việc đánh giá kết quả bồi dƣỡng của công chức làm cơ sở để
bố trí, sử dụng, phát triển công chức còn chƣa rõ nét, mới chỉ dừng lại ở một số ít công chức.
Chính vì vậy, việc lựa chọn đúng ngƣời thật sự có tâm, có tầm, có tài, có đủ tiêu chuẩn chính trị và bố trí giữ trọng trách tƣơng xứng sẽ không chỉ phát huy đƣợc năng lực, sở trƣờng của công chức mà còn tác động mạnh mẽ, tạo đƣợc sự đồng thuận, "tâm phục, khẩu phục" đối với bộ phận, công chức thuộc quyền.