Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân tỉnh thanh hóa (Trang 52 - 58)

2.1.2.1 Điều kiện kinh tế

Tỉnh Thanh Hóa trong những năm gần đây đã có những bƣớc đột phá, tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt cao nhất từ trƣớc đến nay, năng lực sản xuất và quy mô nền kinh tế ngày càng tăng thể hiện ở nhiều điểm: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân hằng năm giai đoạn 2011 - 2015 ƣớc đạt 11,4%, mức cao nhất so với các giai đoạn trƣớc. GDP năm 2015 theo giá so sánh năm 1994 ƣớc đạt 34.891 tỷ đồng, gấp 1,7 lần năm 2010, xếp thứ 8 cả nƣớc và đứng đầu các tỉnh Bắc Trung bộ. GDP bình quân đầu ngƣời năm 2015 ƣớc đạt 1.530 USD, gấp 1,9 lần năm 2010, tăng nhanh hơn so với mức tăng trung bình của cả nƣớc;

sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản phát triển theo hƣớng nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả. Tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm ƣớc đạt 4%. Gía trị sản xuất năm 2015 ƣớc đạt 8.610 tỷ đồng, gấp 1,24 lần năm 2010.

Cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế chuyển dịch theo hƣớng khai thác tốt hơn tiềm năng, lợi thế của từng lĩnh vực, từng vùng, địa phƣơng và ngày càng phù hợp hơn với nhu cầu thị trƣờng. Trong ngành nông nghiệp, tỷ trọng trồng trọt giảm từ 70,7% năm 2010 xuống 60,5% năm 2015; tỷ trọng chăn nuôi tăng từ 26,6% lên 35,5%; dịch vụ nông nghiệp tăng từ 2,3% lên 4%. Lâm nghiệp chuyển từ khai thác rừng là chủ yếu sang bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng. Khai thác xa bờ chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong sản xuất thủy sản. Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng chi phối trong ngành công nghiệp; đang hình thành và phát triển một số ngành công nghiệp mới, hiện đại, đóng góp lớn vào giá trị sản xuất công nghiệp nhƣ: lọc hoá dầu, sản xuất điện...

Cơ cấu vùng kinh tế chuyển dịch rõ nét theo hƣớng hình thành các vùng kinh tế động lực, khu kinh tế, các khu công nghiệp và các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với lợi thế của từng vùng, từng địa phƣơng. Trong cơ cấu của nền kinh tế đã có sự chuyển dịch từ đồng bằng và miền núi sang ven biển; vùng ven biển tăng 4,5%, vùng đồng bằng giảm 2,1%, vùng miền núi giảm 2,4%. Cơ cấu các thành phần kinh tế có sự thay đổi rõ rệt nhƣ: kinh tế Nhà nƣớc đƣợc tổ chức, sắp xếp lại và đổi mới cơ chế quản lý, hoạt động hiệu quả hơn; kinh tế ngoài Nhà nƣớc và khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài phát triển nhanh, đa dạng, đóng góp ngày càng lớn cho tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; từng bƣớc khắc phục tình trạng mất cân đối trong phân bố theo vùng, miền; tỷ trọng doanh nghiệp vùng đồng bằng chiếm 60%, vùng biển chiếm 26%, vùng miền núi chiếm 14%. Kinh tế hợp tác phát triển tƣơng đối đa dạng về ngành nghề và lĩnh vực hoạt động.

Cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực: năm 2015 tỷ lệ lao động làm việc trong ngành nông, lâm, thủy sản giảm 11,2%, ngành công nghiệp - xây dựng tăng 8,4%, dịch vụ tăng 2,8% so với năm 2010.

Môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh có chuyển biến tích cực, các chỉ số đánh giá năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp đều tăng cao và nằm trong tốp đầu của cả nƣớc. Công tác vận động, xúc tiến đầu tƣ đổi mới theo hƣớng cụ thể đến từng dự án, từng nhà đầu tƣ; gắn hoạt động xúc tiến đầu tƣ với xúc tiến thƣơng mại và du lịch; nhiều hoạt động xúc tiến đầu tƣ lớn trong và ngoài nƣớc đƣợc tổ chức thực hiện. Giai đoạn 2011 - 2015, đã thu hút 509 dự án đầu tƣ trực tiếp (25 dự án FDI) với tổng vốn đầu tƣ đăng ký 92.371 tỷ đồng và 2.555 triệu USD (gồm cả dự án Nhiệt điện Nghi Sơn II); điều chỉnh tăng vốn 25 dự án FDI với số vốn tăng thêm 2.945,4 triệu USD, nâng tổng số dự án FDI còn hiệu lực lên 57 dự án với tổng vốn đầu tƣ đăng ký 12.605 triệu USD, đứng thứ 6 cả nƣớc.

Tổng huy động vốn đầu tƣ phát triển 5 năm ƣớc đạt 314.198 tỷ đồng, gấp 3,7 lần giai đoạn 2005-2010. Cơ cấu vốn đầu tƣ chuyển dịch theo hƣớng giảm tỷ trọng vốn ngân sách, tăng nhanh vốn FDI, vốn tín dụng, vốn của khu vực dân cƣ và các thành phần kinh tế khác. Kết quả đầu tƣ đã góp phần nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, tạo thêm sản phẩm mới, cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh. Các dự án lớn đƣợc khởi công xây dựng là: dự án nâng cấp Quốc lộ 47 đến đƣờng Hồ Chí Minh; đƣờng giao thông từ Cảng Hàng không Thọ Xuân đi Khu Kinh tế Nghi Sơn; đƣờng vành đai phía Tây thành phố Thanh Hoá; dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị sân bay và khu hàng không dân dụng Cảng Hàng không Thọ Xuân; sân golf và khu nghỉ dƣỡng quốc tế FLC, dự án hệ thống kênh tƣới thuộc công trình hồ chứa nƣớc Cửa Đạt.... Các cầu lớn nhƣ: Nguyệt Viên, Yên Hoành, Chiềng Nƣa đƣợc hoàn thành; cầu Bút Sơn, cầu Thắm sẽ hoàn thành cuối năm 2015 đảm bảo xóa hết các điểm

vƣợt sông bằng phà trên các tuyến quốc lộ; đã nâng cấp, mở rộng 349 km quốc lộ, 270 km tỉnh lộ; làm mới 490 km và cứng hóa 2.555 km đƣờng giao thông nông thôn, nâng cấp 3 tuyến đƣờng tỉnh dài 212 km lên quốc lộ; cải tạo, nâng cấp một số tuyến đƣờng nội thị thành phố Thanh Hóa và các thị xã; nâng cấp 91 công trình thủy lợi đầu mối, kiên cố hóa 892 km kênh mƣơng, 80 km đê, nhiều trạm bơm và các cảng cá, âu tránh trú bão cho tàu thuyền; đƣa vào sử dụng một số bến của cụm Cảng Nghi Sơn; một số hạng mục thuộc hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; hoàn thành và đƣa vào sử dụng các công trình văn hóa lớn, một số công trình thuộc các trƣờng đại học, cao đẳng; kiên cố hóa 2.200 phòng học, 353 nhà công vụ giáo viên; tăng thêm 1.255 giƣờng bệnh; hoàn thành 9 trung tâm y tế dự phòng; cơ sở vật chất, trang thiết bị của các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện đƣợc đầu tƣ, nâng cấp.

Hệ thống đô thị phát triển theo quy hoạch, phân bổ tƣơng đối hợp lý giữa các vùng miền; toàn tỉnh hiện có 35 đô thị, gồm: 01 đô thị loại I, 01 loại III, 01 loại IV và 32 đô thị loại V (28 thị trấn thuộc huyện và 04 khu vực đã đƣợc công nhận đạt tiêu chuẩn đô thị loại V). Tỷ lệ dân số đô thị đạt 25,8%.

2.1.2.2 Điều kiện xã hội

Trong những năm gần đây, lĩnh vực văn hoá - xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ; an sinh xã hội đƣợc chăm lo; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đƣợc cải thiện. Hoạt động khoa học - công nghệ đã tập trung nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học - công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, y dƣợc. Nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lƣợng cao đƣợc đƣa vào sản xuất; nhiều kỹ thuật cao đƣợc ứng dụng thành công trong khám, chữa bệnh; có thêm nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã đầu tƣ đổi mới công nghệ, thiết bị; ứng dụng công nghệ thông tin; áp dụng các hệ thống quản lý chất lƣợng tiên tiến. Tiềm lực khoa học công nghệ đƣợc nâng lên. Hệ thống các tổ chức

khoa học công nghệ đƣợc quan tâm đầu tƣ và đang chuyển dần sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm; doanh nghiệp khoa học công nghệ đƣợc hình thành. Công tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, quản lý tiêu chuẩn đo lƣờng chất lƣợng đƣợc tăng cƣờng. Quy mô giáo dục phát triển hợp lý, chất lƣợng giáo dục đại trà đƣợc nâng lên, chất lƣợng giáo dục mũi nhọn trong tốp các tỉnh dẫn đầu cả nƣớc. Đang từng bƣớc thực hiện việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục ở các cấp học, bậc học để tạo chuyển biến mạnh mẽ, thực chất về chất lƣợng giáo dục; chất lƣợng giáo dục miền núi từng bƣớc đƣợc cải thiện; phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS đƣợc giữ vững; hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trƣớc thời hạn. Chế độ, chính sách đối với giáo viên mầm non đƣợc quan tâm, đã chuyển các trƣờng mầm non bán công sang trƣờng công lập. Đã chỉ đạo quyết liệt việc giải quyết số giáo viên dôi dƣ ở các cấp học, bậc học; chấn chỉnh việc tuyển dụng, bổ nhiệm, điều chuyển cán bộ, giáo viên; khắc phục tình trạng dạy thêm, học thêm trái quy định và vấn đề lạm thu trong các nhà trƣờng. Kết quả thi học sinh giỏi, thi quốc gia, quốc tế và thi đại học luôn ở tốp đầu cả nƣớc. Tỷ lệ trƣờng chuẩn quốc gia đạt 51,1%. Quy mô, ngành nghề đào tạo của các trƣờng chuyên nghiệp, dạy nghề tiếp tục đƣợc mở rộng; nội dung, phƣơng pháp đào tạo từng bƣớc đƣợc đổi mới gắn với nhu cầu xã hội; việc liên kết đào tạo đƣợc chấn chỉnh; đã thành lập Trƣờng Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phân hiệu Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa và một số trƣờng cao đẳng nghề. Phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập đƣợc đẩy mạnh. Chất lƣợng khám, chữa bệnh đƣợc nâng lên, nhiều kỹ thuật cao đƣợc ứng dụng thành công tại các bệnh viện tuyến tỉnh, đồng thời chuyển giao nhiều kỹ thuật mới cho bệnh viện tuyến huyện. Công tác y tế dự phòng và vệ sinh an toàn thực phẩm đƣợc tăng cƣờng, không để dịch bệnh lớn xảy ra. Xã hội hóa y tế đạt khá; một số bệnh viện ngoài công lập đã hoàn thành đi vào

hoạt động. Các chỉ tiêu về y tế, chăm sóc sức khỏe, dân số - kế hoạch hóa gia đình đều đạt và vƣợt mục tiêu; trong đó tỷ lệ xã, phƣờng đạt chuẩn quốc gia về y tế ƣớc đạt 90,9% (theo tiêu chí cũ).

- Hoạt động văn hóa, thông tin, văn học - nghệ thuật tập trung tuyên truyền phục vụ các nhiệm vụ chính trị, tổ chức thành công Năm Du lịch Quốc gia 2015 - Thanh Hóa và các sự kiện quan trọng của đất nƣớc, của tỉnh. Công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản văn hóa đƣợc quan tâm; Thành Nhà Hồ đƣợc công nhận là Di sản Văn hóa thế giới, Khu Di tích lịch sử Lam Kinh, Khu Di tích Bà Triệu đƣợc công nhận là di tích quốc gia đặc biệt. Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa gắn với phong trào Chung sức xây dựng nông thôn mới đƣợc đẩy mạnh. Các chỉ tiêu về văn hóa đều đạt và vƣợt mục tiêu. Hoạt động báo chí, phát thanh, truyền hình tiếp tục đổi mới về nội dung, hình thức, chất lƣợng đƣợc nâng lên; tăng thêm thời lƣợng phát sóng chƣơng trình tiếng dân tộc. Lĩnh vực thể dục - thể thao có nhiều chuyển biến, phong trào thể dục, thể thao quần chúng ngày càng phát triển mạnh; tỷ lệ dân số tập luyện thể thao thƣờng xuyên tăng 7%. Thể thao thành tích cao (điền kinh, bơi lội, võ vật,...), bóng đá luôn đứng ở tốp đầu cả nƣớc, giành nhiều huy chƣơng tại các giải quốc gia, quốc tế và có đóng góp lớn cho thể thao quốc gia. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo đƣợc triển khai tích cực; trong 5 năm đã giải quyết việc làm cho trên 300 nghìn lao động, trong đó có 45,8 nghìn ngƣời đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài. Các

chƣơng trình giảm nghèo đƣợc lồng ghép và thực hiện có hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 3,57%/năm. Các chính sách an sinh xã hội, chính sách đối với ngƣời có công đƣợc thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tƣợng; huy động đƣợc sự tham gia tích cực của toàn xã hội đối với phong trào đền ơn, đáp nghĩa, trợ giúp ngƣời có hoàn cảnh khó khăn, bị thiên tai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân tỉnh thanh hóa (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)