Đổi mới cách thức tổ chức thực hiện nội dung, phương pháp và hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giáo dục pháp luậ cho thanh niên trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 104 - 113)

7. Kết cấu luận văn

3.2.5. Đổi mới cách thức tổ chức thực hiện nội dung, phương pháp và hình

thức giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Hòa Bình

Nội dung thực hiện chính sách GDPL cho thanh niên phải đảm bảo tính khoa học, cập nhật các văn bản QPPL mới, phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn

cuộc sống, lao động, học tập của thanh niên; cần chú trọng trang bị cho họ không chỉ những kiến thức pháp luật chung, mà còn phải cung cấp cả những kiến thức pháp luật gần gũi, liên quan thiết thực, trực tiếp tới cuộc sống, lao động, sinh hoạt của thanh niên, như pháp luật về các quyền tự do dân chủ, về tôn giáo, tín ngưỡng, về an sinh xã hội... Trong nội dung GDPL cũng phải tăng cường giáo dục về quyền con người, quyền công dân, Luật thanh niên, Luật phòng chống ma túy; Luật giao thông; Luật doanh nghiệp...để mỗi thanh niên ý thức được và chủ động thực hiện các quyền của mình. Ngoài ra, còn phải trang bị cho thanh niên các kỹ năng giao tiếp, ứng xử khi gặp các tỉnh huống liên quan pháp luật, biết vận dụng kiến thức pháp luật để giải quyết trong thực tiễn cuộc sống đang đặt ra.

Phương pháp thực hiện chính sách GDPL cho thanh niên phải khoa học, hiện đại, gắn với sử dụng công nghệ thông tin, phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của người nghe, khắc phục lối rao giảng, truyền thụ một chiều. Đội ngũ BCV, TTV pháp luật phải đổi mới phương pháp GDPL theo hướng kết hợp hài hòa giữa thuyết trình với phương pháp nêu tình huống, đặt vấn đề; kết hợp trình bày các QPPL với các tình huống thực tiễn hoặc giả định nhằm kích thích năng lực tư duy pháp luật của đối tượng; tăng cường đối thoại, thảo luận theo các chủ đề pháp luật... để lôi cuốn người nghe vào cuộc tranh luận, trao đổi nhằm tìm ra cách thức giải quyết tình huống hợp pháp, hợp lý nhất.

Về hình thức GDPL, phải sử dụng phối kết hợp nhiều hình thức giáo dục pháp luật một cách linh hoạt, năng động, sáng tạo, phù hợp với từng nhóm đối tượng thanh niên.

Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục pháp luật với giáo dục về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho thanh niên

Giáo dục chính trị, tư tưởng cho thanh niên là hướng tới trang bị cho họ quan điểm, đường lối của Đảng về sự trung thành với những nguyên lý cơ bản

của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh theo mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phổ biến các chính sách của Nhà nước, đặc biệt là chính sách dân tộc, tôn giáo, chính sách phát triển kinh tế - xã hội...; từ đó, giúp thanh niên ổn định về tư tưởng, vững tin vào đường lối lãnh đạo của Đảng, có lập trường chính trị vững vàng. Điều này càng đặc biệt quan trọng trong bối cảnh: Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong vùng biên giới tuy ổn định, song vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. Các tổ chức phản động vẫn chưa từ bỏ âm mưu, thủ đoạn chống phá chế độ, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để kính động tư tưởng, gây chia rẽ dân tộc, xuyên tạc chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta [50, tr.8].

Giáo dục pháp luật cho thanh niên không chỉ là việc cung cấp thông tin, kiến thức pháp luật đơn thuần, mà còn phải kết hợp cả với việc giáo dục đạo đức, lối sống tiến bộ, phù hợp với truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của thanh niên giúp họ tránh xa những thói hư, tật xấu, có ý thức đề cao cảnh giác, không để kẻ xấu và các thế lực phản động lợi dụng tuyên truyền, xuyên tạc. Mục tiêu của giáo dục đạo đức và pháp luật là làm hình thành ở mỗi cá nhân con người hành vi hợp pháp và hợp đạo đức xã hội. Xã hội dân chủ, công bằng, văn minh là xã hội mà ở đó mọi người đều có đạo đức, lối sống phù hợp với chuẩn mực đạo đức, tuân thủ, chấp hành pháp luật. Mục tiêu chung của nền pháp luật và đạo đức xã hội là phục vụ con người, vì các giá trị nhân văn của con người. Chất lượng, hiệu quả GDPL cho thanh niên, do đó, chỉ có thể được nâng cao khi được thực hiện trong sự kết hợp chặt chẽ với giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho thanh niên.

Gắn kết chặt chẽ giữa giáo dục pháp luật với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đáp ứng yêu cầu bảo vệ trật tự, kỷ cương, an toàn xã hội trong tỉnh.

Giáo dục pháp luật cho thanh niên với mục tiêu nâng cao trình độ tri thức, hiểu biết pháp luật cho thanh niên phải thực sự trở thành động lực mạnh

mẽ, thúc đẩy quá trình phát triển các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội tỉnh Hòa Bình. Để có thể khai thác, phát huy trí tuệ, kinh nghiệm, nguồn nhân lực và vật lực của thanh niên phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tỉnh Hòa Bình thì phải làm cho người dân thấu hiểu chính sách, pháp luật của Nhà nước, văn bản pháp quy của các cấp chính quyền địa phương; phải tổ chức cho thanh niên tham gia ý kiến về dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; phương án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, quy hoạch sản xuất và phương án phát triển ngành nghề. Thanh niên phải được tham gia thảo luận, bàn bạc để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế; tập trung chuyển đổi cơ cấu ngành nghề phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh lịch sử, địa lý của địa phương; áp dụng các thành tựu, tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống cho nhân dân.

Giáo dục pháp luật cho thanh niên cũng phải gắn với việc xây dựng đời sống văn hóa - xã hội mỗi gia đình, làng xã, địa phương. Nhờ được GDPL nói chung, pháp luật về thực hiện dân chủ ở cấp xã nói riêng, thanh niên đã có sự hiểu biết pháp luật cao hơn, chủ động, tích cực phát huy quyền làm chủ của mình trong xây dựng đời sống văn hóa - xã hội địa phương.

Đổi mới nội dung giáo dục pháp luật

Thứ nhất, lựa chọn những nội dung kiến thức về các lĩnh vực pháp luật

cụ thể, liên quan mật thiết tới cuộc sống, lao động, sinh hoạt của thanh niên để phổ biến, giáo dục cho họ. Trong những năm qua, các chủ thể GDPL của các tỉnh Hòa Bình mới chỉ dừng lại ở việc phổ biến, giáo dục những nội dung pháp luật được yêu cầu phải phổ biến, tuyên truyền, ít quan tâm trang bị các nội dung pháp luật mà thanh niên cần. Nội dung GDPL cũng còn sơ lược, nghèo nàn và chưa tính tới nhu cầu thông tin, kiến thức pháp luật của từng nhóm đối tượng thanh niên. Do vậy, trong thời gian tới, Nội dung GDPL phải

được đổi mới theo hướng giảm sự áp đặt theo ý chí chủ quan của chủ thể và tăng cường những nội dung GDPL mới theo nhu cầu xã hội của thanh niên.

Thứ hai, chú trọng trang bị những nội dung kiến thức về các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật do HĐND, UBND các cấp ban hành, nhất là văn bản. Nội dung này bao gồm các nghị quyết của HĐND các cấp, những quyết định của UBND các cấp, các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền... Về cơ bản, việc tuyên truyền, phổ biến để thanh niên nắm bắt được nội dung của các loại văn bản pháp quy do cấp huyện, cấp xã ban hành, là cơ sở rất quan trọng của việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cấp xã, phát huy quyền làm chủ của thanh niên.

Thứ ba, cung cấp cho thanh niên những nội dung thông tin về thực tiễn

đời sống pháp luật trên địa bàn tỉnh. Lâu nay, trong nội dung GDPL cho các đối tượng xã hội ở nước ta hầu như chưa chứa đựng thông tin về thực tiễn đời sống pháp luật nên cần phải khắc phục ngay hạn chế này. Nội dung thông tin về thực tiễn đời sống pháp luật trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có thể bao gồm: kết quả thực hiện pháp luật; những tấm gương “người tốt, việc tốt” trong việc tuân thủ, chấp hành, sử dụng pháp luật; tình trạng vi phạm pháp luật, tình hình tội phạm trên địa bàn; các âm mưu, thủ đoạn, phương thức phạm tội mới xuất hiện gần đây; kết quả hoạt động điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan chức năng nhà nước... Việc được nắm bắt những nội dung thông tin về thực tiễn đời sống pháp luật có tác dụng động viên, khuyến khích thanh niên làm theo các tấm gương sáng, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật; giúp họ cảnh giác trước các âm mưu, thủ đoạn phạm tội, tích cực tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn trật tự, kỷ cương trên địa bàn tỉnh.

Thứ tư, trong nội dung giáo dục pháp luật cần chú trọng trang bị cho

thanh niên kiến thức về kinh nghiệm thực tế, kỹ năng vận dụng các QPPL để xử lý, giải quyết các sự việc, sự kiện, tình huống pháp luật xảy ra trong cuộc

sống. Thực tế cho thấy, các chủ thể GDPL mới chủ yếu tập trung cung cấp kiến thức pháp luật thực định, rất ít chú ý đến việc trang bị kiến thức về kinh nghiệm thực tiễn pháp luật, các kỹ năng vận dụng kiến thức pháp luật vào việc giải quyết các sự việc, tình huống pháp luật xảy ra trong cuộc sống cho các đối tượng, trong đó có thanh niên. Có thể khẳng định khâu này vừa thiếu lại vừa yếu. Đôi khi, chỉ vì thiếu kinh nghiệm, kỹ năng vận dụng pháp luật nên từ những việc lúc đầu là nhỏ, như mâu thuẫn gia đình, khúc mắc giữa hàng xóm, tranh chấp dân sự... đã dẫn đến những hành vi phạm pháp xảy ra. Vì vậy, cần tăng cường mạnh mẽ, dành phần thỏa đáng trong nội dung GDPL cho thanh niên những kiến thức về kinh nghiệm thực tế, kỹ năng vận dụng các QPPL để xử lý, giải quyết các sự việc, sự kiện, tình huống pháp luật xảy ra trong thực tế.

Thứ năm, chủ thể giáo dục pháp luật cần nhanh chóng xây dựng chương

trình GDPL dành riêng cho thanh niên phù hợp với từng nhóm đối tượng. Trong chương trình GDPL chuyên biệt này phải hàm chứa đầy đủ những nội dung kiến thức, hiểu biết pháp luật được nêu ở trên, phải xây dựng được bộ tài liệu tham khảo riêng cho từng nhóm đối tượng thanh niên tri thức, thanh niên lao động, thanh niên là học sinh, sinh viên; đảm bảo độ phù hợp cần thiết về thông tin, tri thức pháp luật cho thanh niên đang sinh sống tại tỉnh. Khi thiết kế nội dung chương trình GDPL dành riêng cho thanh niên cần căn cứ vào nhu cầu thông tin, kiến thức pháp luật của từng nhóm đối tượng kể trên; dành vị trí thích đáng cho việc bổ sung, cập nhật kịp thời các văn bản, chính sách pháp luật mới. Quá trình triển khai nội dung GDPL cho thanh niên phải gắn với thực tiễn sinh động của đời sống pháp luật, tránh lý luận suông, khô khan, giáo điều.

Đổi mới phương pháp giáo dục pháp luật

Việc đổi mới phương pháp GDPL cho thanh niên bao gồm đổi mới phương pháp tổ chức GDPL, đổi mới phương pháp giảng dạy, truyền đạt kiến thức pháp luật và xây dựng phương pháp kiểm định, đánh giá kết quả GDPL.

Đổi mới phương pháp tổ chức thực hiện chính sách giáo dục pháp luật cho thanh niên

Vì chưa có chương trình GDPL dành riêng cho thanh niên nên các chủ thể GDPL cũng chưa chú ý đến phương pháp tổ chức GDPL cho đối tượng này. Việc GDPL cho thanh niên lâu nay mới chủ yếu thực hiện lồng ghép với các nhóm đối tượng khác. Để bảo đảm hiệu quả GDPL cho thanh niên tỉnh Hòa Bình, các chủ thể GDPL cần đổi mới phương pháp tổ chức giáo dục theo hướng mở các lớp GDPL chỉ dành riêng cho đối tượng là thanh niên. Cụ thể hơn, để đảm bảo nội dung GDPL phù hợp với từng nhóm đối tượng cụ thể thì phải sàng lọc, phân loại thanh niên theo các tiêu chí về địa bàn cư trú, về nhóm tuổi, về hoạt động nghề nghiệp, theo vị thế xã hội trong cộng đồng và theo nhu cầu tiếp thu kiến thức pháp luật của thanh niên.

Đổi mới phương pháp giảng dạy, truyền đạt thông tin, kiến thức pháp luật cho thanh niên

Có thể khẳng định rằng, phương pháp giảng dạy, truyền đạt thông tin, kiến thức pháp luật cho các đối tượng nói chung, cho thanh niên nói riêng hiện đang là khâu yếu nhất của các BCV, TTV pháp luật. Bởi vậy, đây là vấn đề rất cần được các cơ quan chức năng quan tâm.

Trong những năm qua, đội ngũ BCV pháp luật các cấp chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình theo kiểu độc thoại, một chiều. Phương pháp GDPL này hiện không còn phù hợp với nhiều đối tượng xã hội, trong đó có thanh niên. Để tạo bước đột phá trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, các BCV pháp luật cần tập trung thực hiện các biện pháp nhằm hướng trọng tâm

GDPL vào người học, người nghe; phát huy tính chủ động, sáng tạo của họ, buộc họ phải dành nhiều thời gian để tư duy, nghiền ngẫm thông tin pháp luật thu nhận được. Muốn vậy, trước hết, cần kết hợp hài hòa giữa phương pháp thuyết trình truyền thống với phương pháp nêu vấn đề, kết hợp việc trình bày các QPPL thực định với việc nêu các tình huống pháp luật thực tiễn hoặc giả định; tăng cường phương pháp đối thoại, thảo luận nhóm theo chủ đề pháp luật để lôi cuốn người nghe vào sự tranh luận, tìm ra hướng giải quyết hợp lý nhất... Chuyển mạnh từ phương thức giáo dục “lấy BCV pháp luật làm trung tâm” sang phương thức “người học làm trung tâm”. Phương pháp GDPL phải luôn được cải tiến, đổi mới, tạo hấp dẫn cho thanh niên.

Sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau trong giáo dục pháp luật cho thanh niên tùy thuộc vào từng nhóm đối tượng cụ thể

Đối với đa số thanh niên đang sinh sống tại các huyện trên địa bàn tỉnh Hòa Bình thì các BCV, TTV pháp luật nên tập trung vào các phương pháp sau: phương pháp tuyên truyền, giải thích pháp luật; phương pháp thông tin pháp luật; phương pháp nói chuyện, trao đổi về pháp luật; phương pháp nêu gương gắn liền các phong tu ̣c tâ ̣p quán của dân tô ̣c Hòa Bình, lồng ghép vào các lễ hô ̣i truyền thống của người daann tô ̣c; phương pháp tạo dư luận xã hội để GDPL. Đây là những phương pháp GDPL phù hợp với trình độ học vấn và những nét đặc thù về văn hóa, phong tục, tập quán của tỉnh Hòa Bình với 68.1% là người dân tô ̣c Mường thâ ̣t thà, chất phác, tin người. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy, truyền đạt thông tin, kiến thức pháp luật cho thanh niên cũng đòi hỏi phương pháp GDPL trong hội trường, nhà văn hóa... phải thật sự sinh động, hấp dẫn, cuốn hút đối tượng vào nội dung bằng phương pháp đặt câu hỏi, nêu tình huống, liên hệ với các sự việc, sự kiện pháp lý cụ thể, tạo sự tranh luận, thảo luận sôi nổi nhằm tìm hướng ra giải quyết dưới sự hướng dẫn, định hướng của BCV pháp luật. Đổi mới phương pháp GDPL

cũng phải hướng tới rèn luyện cho thanh niên kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức pháp luật vào việc giải quyết các sự kiện, tình huống pháp luật thực tiễn mà họ có thể gặp trong thực tế cuộc sống.

Đổi mới hình thức giáo dục pháp luật

Trong những năm qua, chủ thể GDPL của tỉnh Hòa Bình đã sử dụng tương đối đa dạng các hình thức PBGDPL cho các tầng lớp xã hội, trong đó có thanh niên. Trong thời gian tới, để góp phần nâng cao chất lượng GDPL cho thanh niên, các chủ thể GDPL cần tiếp tục đổi mới hình thức GDPL cho thanh niên, tập trung vào các biện pháp cụ thể sau:

Thứ nhất, tiếp tục đa dạng hóa các hình thức GDPL cho thanh niên phù

hợp với đặc điểm về truyền thống văn hóa, lối sống, sinh hoạt, tôn giáo và địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giáo dục pháp luậ cho thanh niên trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 104 - 113)