Chủ thể tham gia thực hiện chính sách giáo dục pháp luật cho thanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giáo dục pháp luậ cho thanh niên trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 35 - 40)

7. Kết cấu luận văn

1.2.2. Chủ thể tham gia thực hiện chính sách giáo dục pháp luật cho thanh

Chủ thể tham gia thực hiện chính sách GDPL cho thanh niên gồm những nhóm sau đây:

Thứ nhất: Chủ thể chi ̣u trách nhiệm thực hiện chính sách GDPL

Thực hiện chính sách giáo dục pháp luật được tổ chức thực hiện bởi những chủ thể xác định (Chính phủ, Các bộ, ngành Trung ương, UBNB các cấp). Trước hết là thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật các cấp. Đồng thời, tham gia công tác hoạch định chính sách, xây dựng luật pháp thông qua việc tham gia xây dựng các Bộ luật, Luật và các văn bản dưới Luật có liên quan; các văn bản quy phạm pháp luật về thực hiê ̣n giáo dục pháp luật, các chương trình thực hiê ̣n, phổ biến, giáo dục pháp luật dài hạn, ngắn hạn, hàng năm; tham gia các Chương trình hành động quốc gia thực hiê ̣n

phổ biến giáo dục pháp luật, Chương trình thực hiê ̣n phổ biến giáo dục pháp luật của Chính phủ và các Chương trình thực hiê ̣n phổ biến giáo dục pháp luật hàng năm. Tùy điều kiện cụ thể, từng tổ chức chính trị - xã hội ký Chương trình phối hợp với các Bộ, ngành tuyên truyền, phổ biến những chính sách pháp luật trọng tâm của các Bộ, ngành: các Bộ, ngành cung cấp văn bản pháp luật, các nguồn lực; các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện công tác tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật 14 thông qua hệ thống tổ chức và mạng lưới tuyên truyền viên, cộng tác viên pháp luật tại cơ sở. Tăng cường phối hợp với ngành Tư pháp xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật là đội ngũ cán bộ Hội các cấp: ngành Tư pháp hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng tuyên truyền giáo dục pháp luật và cung cấp tài liệu pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật.

Chủ thể chịu trách nhiệm thực hiện bao gồm những người có chức năng, nhiệm vụ chủ yếu, trực tiếp, thường xuyên thực hiện nhiệm vụ giáo dục pháp luật. Đây là lực lượng nòng cốt trong công tác giáo dục pháp luật.

Đối với cá nhân trong bộ máy chi ̣u trách nhiệm thực hiện chính sách GDPL là đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cùng với đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế ở các cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật; các chuyên gia làm công tác pháp luật, các phóng viên, biên tập viên chuyên mục, chương trình pháp luật của các báo, đài.

Thứ hai: Chủ thể tham gia thực hiện chính sách giáo dục pháp luật cho thanh niên

Chủ thể tham gia thực hiện là những người mà tuy chức năng chính không phải là giáo dục pháp luật nhưng một trong các nhiệm vụ của họ là bằng hoặc thông qua các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện các mục đích giáo dục pháp luật. Có thể kể đến chủ thể tham gia thực hiện chính

sách GDPL cho thanh niên dưới dây:

Một là, trường học

Phổ biến pháp luật trong nhà trường được thực hiện thông qua các hoạt động giáo dục ngoại khóa, giáo dục ngoài giờ lên lớp với các hình thức như nói chuyện pháp luật, thi tìm hiểu pháp luật, viết báo tường, sinh hoạt theo chủ đề pháp luật, Tọa đàm, Hội thảo chuyên đề, tham dự phiên tòa… Phổ biến pháp luật góp phần củng cố những tri thức được học trong chương trình, bồi dưỡng tình cảm, niềm tin pháp luật, đồng thời rèn luyện, uốn nắn hình thành hành vi ứng xử theo chuẩn mực pháp luật quy định. Phổ biến pháp luật trong nhà trường giúp người học tiếp cận pháp luật toàn diện hơn, đầy đủ hơn, thấm sâu hơn, vượt qua rào cản khô khan của ngôn ngữ văn bản.

Nhà trường (trường học) là đơn vị cấu trúc cơ sở của hệ thống giáo dục quốc dân, là nơi thực hiện chức năng dạy học có tổ chức. Giáo dục trong nhà trường là hoạt động mang tính mục đích (định hướng), thực hiện mục tiêu của giáo dục. Các nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục trong nhà trường được lựa chọn và có độ tin cậy cao. Giáo dục nhà trường giữ vai trò, tuy không phải duy nhất, nhưng rất trọng yếu trong việc giáo dục đạo đức, lối sống và hình thành nhân cách người học, tạo ra nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu và sự phát triển của xã hội, đặc biệt trong xã hội tiên tiến, văn minh. Trong thời đại ngày nay, vị trí của giáo dục nhà trường ngày càng được khẳng định và nâng cao, giáo dục trong nhà trường đóng vai trò chủ đạo trong việc đào tạo sức lao động mới, đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của xã hội.

Nói đến nhân tố chủ thể tham gia GDPL, trước hết phải nói đến đội ngũ GV. Đội ngũ GV là đội ngũ những người thầy giáo, cô giáo làm việc trong ngành giáo dục. Hiểu theo nghĩa hẹp hơn, họ là những người trực tiếp làm nhiệm vụ giảng dạy hoặc tham gia vào quá trình giáo dục trong các trường học. GV là lực lượng trực tiếp truyền tải nội dung GDPL cho HS-SV thanh niên, tổ chức các hoạt động GDPL cho thanh niên cũng là đối tượng

trực tiếp vận du ̣ng các hình thức, phương pháp GDPL cho thanh niên. Người đối tượng GDPL là thanh niên có thể là công chức, viên chức cũng có thể là công nhân, kỹ sư, HS-SV (Học sinh-sinh viên) trong các trường học không chỉ có nhiệm vụ truyền đạt cho thanh niên những kiến thức, kỹ năng lao động thực hành... mà còn phải là một tấm gương, một mẫu mực về tuân thủ yêu cầu của pháp luâ ̣t cho người học. Do đó, người GV trong các trường học phải vừa là người hướng dẫn, vừa là người cố vấn quá trình học tập, rèn luyện cho SV, đồng thời vừa là tấm gương, là người trọng tài trong việc đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của SV.

Hai là, các đoàn thể như Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam

Đoàn thể tham gia vào thực hiện chính sách GDPL cho thanh niên là Đoàn thanh niên và Hội Liên hiệp thanh niên, đây là hai tổ chức mang tính chất xã hội vì đó không phải là đảng chính trị, cũng không phải là tổ chức quyền lực nhà nước, nhưng ở nước ta tính chất chính trị của đoàn và hội thanh niên... được biểu hiện ở ý nghĩa chính trị trong hoạt động của tổ chức ấy. Mọi sinh hoạt, hoạt động của đoàn thanh niên, hội Liên hiệp thanh niên đều nhằm giáo dục, nâng cao nhận thức chính trị cho các thành viên (tổ chức các hoạt động cho các thành viên), tổ chức các hoạt động cho họ hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của mình. Tích cực tham gia xây dựng nhà nước, thực hiện thắng lợi các đường lối chủ trương của Đảng. Thông qua việc tuyên truyền vận động và thuyết phục, thông qua tổ chức các hoạt động chính trị xã hội, các tổ chức này tác động mạnh mẽ tới việc hình thành tình cảm, niềm tin, lý tưởng, nghĩa vụ, trách nhiệm, bản lĩnh và năng lực tham gia xây dựng tổ quốc cho mỗi đoàn viên, thanh niên... Các tổ chức này cần có nhiều hoạt động phong phú, sôi nổi hấp dẫn, vừa mang tính giáo dục, vừa đáp ứng được yêu cầu giải trí có ích, vừa tạo cho họ môi trường

Vai trò của Đoàn Thanh niên trong thực hiện chính sách GDPL là vận động toàn thể đoàn viên thực hiện nghiêm các phong trào hoạt động như xây dựng nếp sống văn minh, tổ chức và vận động đoàn viên, thanh niên tham gia các cuộc thi về Phong trào thi đua và các cuộc vận động “Sống và làm việc theo pháp luật”, Phong trào “Lao động giỏi - Lao động sáng tạo”, Cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”. Ý nghĩa quan trọng nhất về mặt thực tiễn của hoạt động của Đoàn, Đảng phát động và tổ chức thi đua tìm hiểu về pháp luật Việt Nam là qua các phong trào thi đua yêu nước nhằm tôn vinh và nhân rộng các điển hình tiên tiến, làm cho cái tiêu cực bị đẩy lùi, cái tích cực ngày càng được phát triển và ngày càng nhân rộng ra, có sức mạnh lan tỏa sâu sắc, làm cho xã hội chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn, văn minh hơn. Tổ chức Đoàn, Hội, Đội phối hợp với nhà trường, gia đình và xã hội trong việc GDPL, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên. Xây dựng, củng cố và phát huy vai trò của hệ thống các nhà văn hóa thanh thiếu nhi, trường đào tạo, báo chí, xuất bản của Đoàn trong công tác này.

Ba là, gia đình

Gia đình vừa là một thiết chế xã hội, vừa là một nhóm tâm lý xã hội đặc biệt, thực hiện các chức năng cao quý, tái sản xuất ra con người, tái sản xuất ra sức lao động, tái sản xuất ra của cải vật chất và giá trị tinh thần. Đó là nơi con người được sinh ra, được nuôi dưỡng và trưởng thành, là mạch nguồn, là chiếc nôi ban đầu nuôi dưỡng và hình thành đạo đức con người theo những chuẩn mực truyền thống. Thế mạnh của giáo dục gia đình so với giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội là ở chỗ gia đình có điều kiện quan tâm, chú ý đến từng thành viên của mình, biết được mặt mạnh, mặt yếu của nó, hiểu được tâm lý, tính cách cũng như năng lực, nhất là năng lực tư duy của từng thành viên, từng con người... vai trò của gia đình với GDPL cho thanh niên bắt nguồn từ một cách tự nhiên, giản dị từ tình yêu làng xóm, quê hương. Trong

xã hội có nhiều tệ nạn xã hội, cạm bẫy... thì gia đình chính là thành lũy kiên cố bảo vệ và giúp cho con em mình duy trì được hành vi tuân thủ pháp luật.

Bốn là, các tổ chức đoàn thể nhân dân như Ban tuyên giáo, Mặt trận tổ quốc, chính quyền và toàn xã hội

Thực hiện chính sách GDPL cho thanh niên là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài, quan trọng, đòi hỏi phải có sự quan tâm, đầu tư thích đáng. Đầu tư cho giáo dục, trong đó có GDPL cho thanh niên là đầu tư cho tương lai của đất nước. Đây là nhiệm vụ của toàn Đảng, của các cấp, các ngành, đoàn thể, gia đình và toàn xã hội; tạo điều kiện tối đa cho thanh niên có nhận thức đúng đắn, có niềm tin và hành vi chuẩn mức, lao động, cống hiến, là lực lượng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.

Các tổ chức đoàn thể như Mặt trận tổ quốc, chính quyền các đoàn thể nhân dân và toàn xã hội thực hiện tuyên truyền, giáo dục và vận động toàn xã hội thấy được ý nghĩa, vai trò, sự cần thiết của chính sách GDPL cho thanh niên. Bên cạnh đó, các tổ chức như Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Ban tuyên giáo chủ động, kịp thời cung cấp thông tin chính thống về tình hình trong nước và thế giới cho thanh niên. Qua đó thực hiện tuyên truyền các chế định của nhà nước pháp luật, gương người tốt, việc tốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Thứ ba, chủ thể là đối tượng thụ hưởng chính sách GDPL cho thanh niên chính là đội ngũ thanh niên. Nội dung này đã phân tích ở mục 1.1.1.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giáo dục pháp luậ cho thanh niên trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 35 - 40)