Huy động các nguồn lực, tăng cường phối hợp, tương tác giữa các lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giáo dục pháp luậ cho thanh niên trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 98 - 100)

7. Kết cấu luận văn

3.2.2. Huy động các nguồn lực, tăng cường phối hợp, tương tác giữa các lực

lực lượng giáo dục nhằm đảm bảo thực hiện chính sách giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Hoà Bình

Tạo cơ chế phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị làm nhiệm vụ GDPL nói chung, thực hiện chính sách GDPL cho thanh niên nói riêng. Trong thực trạng chương 2 đã phân tích, sự phối hợp các cơ quan hữu quan trong tổ chức thực hiện chính sách GDPL cho thanh niên còn lỏng lẻo. Bởi vậy, cần tăng cường phối hợp tạo sự đồng bộ trong xây dựng, tổ chức thực hiện văn bản từ xây dựng kế hoạch đến tổ chức thực hiện. Trong bản Quy chế này phải thể hiện rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, phân công rõ ràng trách nhiệm của từng thành viên trong Ban Chỉ đạo Chương trình, Ban Điều hành các Đề án, cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp; quy định rõ cơ chế phối hợp, nội dung, mức độ, phạm vi phối hợp, chế độ thông tin, báo cáo giữa các cơ quan các cấp; quy định cụ thể, chi tiết chế tài khen thưởng đối với những thành viên hoàn thành tốt nhiệm vụ và xử lý kỷ luật nghiêm minh đối với những thành viên mắc khuyết điểm, sai phạm...

Từ sự nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình trong việc phối hợp với các cơ quan, thành viên khác, các cơ quan làm nhiệm vụ GDPL, bao gồm cả UBND cấp tỉnh, HĐND, UBND cấp huyện, Cấp Sở, Phòng phải phát huy vai trò chỉ đạo, điều hành các công việc trong phạm vi chức trách của mình một cách quyết liệt, khoa học và bài bản. Mỗi cơ quan cần cử cán bộ chuyên trách việc phối hợp với các cơ quan khác nhằm theo dõi tình hình thực hiện Đề án GDPL cho thanh niên; đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra, giám sát việc triển khai Đề án nhằm nhanh chóng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; kịp thời rút kinh nghiệm và chỉ ra được những bài học hay để tiếp tục chỉ đạo thực hiện Đề án.

Bảo đảm các điều kiện về kinh tế: Hoạt động GDPL, về cơ bản, là lĩnh vực hoạt động tinh thần, hướng tới trang bị cho đối tượng những tri thức, hiểu biết pháp luật nhất định. Lĩnh vực hoạt động tinh thần, suy cho cùng, luôn chịu tác động, ảnh hưởng bởi sự phát triển kinh tế và các điều kiện cần thiết về kinh tế bảo đảm cho hoạt động đó. Có thể khẳng định rằng, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả GDPL cho thanh niên không thể tách rời sự đảm bảo các điều kiện về kinh tế.

Nhà nước, các cơ quan chức năng cần quan tâm, đầu tư kinh phí nhiều hơn nữa cho giáo dục pháp luật cho thanh niên. Thực hiện chính sách GDPL cho thanh niên chỉ đi vào chiều sâu, thực chất và đạt hiệu quả cao khi có sự quan tâm, đầu tư nguồn kinh phí thỏa đáng từ phía Nhà nước nói chung, các cấp, các ngành ở địa phương nói riêng. Nguồn kinh phí được cung cấp đầy đủ sẽ là điều kiện quan trọng để các chủ thể GDPL củng cố, nâng cấp cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ hoạt động GDPL, bao gồm việc nâng cấp, xây dựng mới hội trường, nhà văn hóa... rộng rãi, thoáng mát, trang bị bàn ghế đầy đủ, các thiết bị truyền thông phục vụ việc tuyên truyền, PBGDPL cho thanh niên; đầu tư xây dựng Tủ sách pháp luật đa dạng, phong phú về số đầu sách pháp luật phổ thông, sách hướng dẫn pháp luật, các loại báo, tạp chí pháp luật, băng hình, đĩa hình về các nội dung pháp luật; xây dựng phòng đọc đủ rộng, đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu, học tập, tra cứu thông tin của thanh niên; in ấn các loại tài liệu pháp luật, tờ gấp pháp luật... phát miễn phí cho thanh niên. Tất cả các hình thức GDPL đó đều cần đến kinh phí; nếu nguồn kinh phí không được đáp ứng thì khó có thể nói đến việc nâng cao hiệu quả công tác GDPL cho thanh niên.

Đầu tư kinh phí của Nhà nước và các cơ quan chức năng cũng là điều kiện thiết yếu để chủ thể GDPL thành lập bộ phận chuyên trách GDPL cho thanh niên, xây dựng chương trình GDPL dành riêng cho thanh niên theo

hướng hiện đại, phù hợp với nhu cầu của thanh niên; trang bị hệ thống sách pháp luật phổ thông, tài liệu tham khảo phục vụ công tác thanh niên.

Nguồn kinh phí mà Nhà nước và các cơ quan chức năng đầu tư kịp thời cũng giúp các chủ thể GDPL thực hiện tốt hơn chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ BCV pháp luật, TTV pháp luật hoặc các nhà giáo, chuyên gia pháp luật khác trực tiếp GDPL cho thanh niên, như chế độ phụ cấp trách nhiệm, chi trả thù lao giảng dạy, tuyên truyền, phổ biến pháp luật... Chế độ đãi ngộ thỏa đáng về vật chất có tác dụng khơi dậy lòng nhiệt tình, sự tận lực, tận tâm của đội ngũ BCV, TTV đối với GDPL cho thanh niên, từ đó, họ có sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng bài giảng, tập trung hoàn thành tốt việc truyền đạt thông tin, kiến thức pháp luật cho thanh niên với chất lượng, hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giáo dục pháp luậ cho thanh niên trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 98 - 100)