Nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giáo dục pháp luậ cho thanh niên trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 100 - 103)

7. Kết cấu luận văn

3.2.3. Nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo

cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật tỉnh Hoà Bình

Một trong những yếu tố quy định chất lượng, hiệu quả GDPL cho thanh niên là trình độ tri thức pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ BCV, TTV pháp luật. Do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân thù lao chi trả cho BCV, TTV pháp luật còn thấp, nên đội ngũ này lâu nay ít dành thời gian cho việc đọc sách, nghiên cứu tài liệu pháp luật, học tập nâng cao trình độ, không trau dồi kỹ năng nghiệp vụ... Chính vì vậy, chất lượng bài giảng, bài nói chuyện về pháp luật của họ thiếu chuyên sâu, thông tin còn nghèo nàn, chưa bám sát yêu cầu, đòi hỏi của thanh niên. Nguồn kinh phí hạn hẹp cũng khiến chủ thể GDPL khó có thể mời được những thầy, cô giáo của các trường đại học luật, chuyên gia pháp lý trực tiếp tham gia tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ BCV pháp luật hoặc trực tiếp nói chuyện, trao đổi về pháp luật với thanh niên. Việc Nhà nước, các cơ quan chức năng đầu tư kinh phí nhiều hơn cho GDPL là điều kiện quan trọng để có thể tổ chức đào tạo, đào tạo lại, tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên hơn cho đội ngũ BCV, TTV pháp

luật, giúp nâng cao trình độ của đội ngũ này; cũng có nghĩa là bảo đảm chất lượng, hiệu quả GDPL cho thanh niên.

Việc nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ những CBCC trực tiếp GDPL cho thanh niên là khâu then chốt, tạo ra bước đột phá nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả GDPL. Để làm được điều đó, cần tập trung vào các biện pháp cụ thể sau:

Thứ nhất, nâng cao trình độ kiến thức, hiểu biết pháp luật cho đội ngũ báo

cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật. Tuy đã có sự gia tăng về số lượng. song trình độ kiến thức, hiểu biết pháp luật của đội ngũ BCV, TTV pháp luật tỉnh Hòa Bình còn thấp, bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện chính sách nói chung, GDPL cho thanh niên nói riêng. Trong khi đó, đội ngũ BCV, TTV pháp luật có trình độ cao được coi là khâu then chốt trong việc đảm bảo chất lượng, hiệu quả GDPL. Củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ BCV, TTV pháp luật trực tiếp GDPL cho thanh niên đang là yêu cầu bức thiết. Do vậy, cơ quan chức năng tỉnh Hòa Bình cần quan tâm tới việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kiến thức, hiểu biết pháp luật cho đội ngũ BCV, TTV pháp luật:

Hai là: Đối với các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên đề pháp luật cho đội

ngũ BCV, TTV pháp luật tổ chức tại các tỉnh, Ban tổ chức lớp học cần mời được những giảng viên, chuyên gia pháp luật có uy tín, có học hàm, học vị, giỏi về chuyên môn và tinh thông kỹ năng nghiệp vụ sư phạm từ các trường đại học, viện nghiên cứu pháp luật có uy tín trực tiếp lên lớp, truyền đạt nội dung các chuyên đề pháp luật nhằm nâng cao chất lượng tập huấn, bồi dưỡng pháp luật.

Ngoài ra, các cơ quan chức năng của các tỉnh cần lựa chọn, cử CBCC chuyên trách công tác PBGDPL đi học các lớp đào tạo ở các bậc cử nhân, cao học và nghiên cứu sinh tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành luật có uy tín

nhằm tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, phục vụ lâu dài trong lĩnh vực GDPL của địa phương.

Ba là: chú trọng việc tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, các kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật. Từ việc có kiến thức, hiểu biết cao về pháp luật đến việc giảng dạy, truyền đạt thông tin, kiến thức pháp luật để cho những người khác có thể nắm bắt, tiếp thu được là cả một quá trình và đòi hỏi BCV, TTV pháp luật phải có trình độ nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng giao tiếp, đối thoại và xử lý tình huống trong quá trình tác nghiệp. Thiếu phương pháp, các kỹ năng cần thiết là nguyên nhân khiến nhiều BCV, TTV pháp luật lúng túng, bị động, khô khan trong quá trình truyền đạt thông tin, kiến thức pháp luật cho các đối tượng, trong đó có thanh niên. Cùng với việc tập huấn, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ kiến thức, hiểu biết pháp luật, các cơ quan chức năng cũng cần chú trọng nhiều hơn tới việc tập huấn, trang bị cho đội ngũ BCV, TTV pháp luật kiến thức về phương pháp sư phạm, kinh nghiệm truyền đạt thông tin, kỹ năng giải quyết các tình huống pháp lý, kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong quá trình GDPL; huấn luyện cho đội ngũ này các kỹ năng mềm, như cách viết, soạn bài lên lớp, cách thuyết phục người khác, phương pháp thuyết trình trước đông người sao cho hấp dẫn, sinh động... Để làm được việc này đòi hỏi phải có sự hợp tác, giúp đỡ từ phía các thầy, cô giáo, chuyên gia có uy tín, kinh nghiệm thuộc các cơ sở giáo dục - đào tạo chuyên ngành pháp luật.

Bốn là, mỗi báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật cần chủ động, linh

hoạt, sáng tạo trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi kỹ năng, nghiệp vụ, nhiệt tình, tâm huyết với giáo dục pháp luật cho thanh niên. Ngoài việc tham dự các khóa đào tạo, các lớp tập huấn chuyên đề, bồi dưỡng kiến thức pháp luật do các cơ quan chức năng tổ chức, mỗi BCV, TTV pháp luật cần thường xuyên tự cập nhật thông tin, kiến thức về các văn bản pháp luật

mới để phổ biến, giáo dục cho thanh niên. Hiện nay vẫn còn tình trạng một bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giáo dục pháp luậ cho thanh niên trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)