7. Kết cấu luận văn
1.2.3. Nội dung thực hiện chính sách giáo dục pháp luật cho thanh niên
1.2.3.1. Xây dựng và ban hành văn bản, chương trình, dự án thực thi chính sách giáo dục pháp luật cho thanh niên
Hiện nay thẩm quyền ban hành chính sách GDPL là Quốc hô ̣i, chính phủ và Bô ̣, cùng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố xác đi ̣nh rõ thẩm quyền, trách nhiê ̣m. Theo đó, cơ quan quản lý nhà nước về giáo du ̣c trung ương tâ ̣p
trung vào viê ̣c hoa ̣ch đi ̣nh, xây dựng chính sách, ban hành các văn bản. Tổ chứ c thực hiê ̣n thuô ̣c công viê ̣c của đi ̣a phương là ủy ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố xây dựng chiến lươ ̣c, kế hoa ̣ch và thực thi chính sách GDPL tại đi ̣a phương, khu vực trên cơ sở căn cứ chính sách, quy đi ̣nh và điều kiê ̣n đă ̣c thù của đi ̣a phương, vùng, miền.
Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý và điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức trong chính sách GDPL cho thanh niên. Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ; được thực hiện trong thời gian nhất định, trên một số lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Muốn định ra chính sách đúng phải căn cứ tình hình thực tiễn trong từng lĩnh vực, từng giai đoạn; phải vừa giữ vững mục tiêu, phương hướng được xác định trong đường lối, nhiệm vụ chung, vừa linh hoạt vận dụng vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể. Xây dựng kế hoạch, quy hoạch GDPL là hướng vào mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra nhiệm vụ thực hiện đúng pháp luật đồng thời hoạch định các chính sách và cơ chế quản lý nhằm hướng vào các chương trình, kế hoạch đó.
Tổ chức thực hiện CSGDPL một cách có tính hệ thống. Các chương trình, nội dung tập trung giới thiệu, hướng dẫn và giải thích rõ các quan điểm, chủ trương về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và các văn bản quy phạm pháp luật mới, văn bản pháp luật hiện hành, các văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp đến đời sống cán bộ, về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, pháp luật về các lĩnh vực chuyên ngành, về lao động, việc làm, hội nhập kinh tế quốc tế, về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tệ nạn xã hội, an toàn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm; thực hiện quy chế dân chủ cơ sở... Phát huy vai trò của các luật gia, 16 cán bộ công đoàn, cán bộ Đoàn TNCSHCM, đội thanh niên tình nguyện để thực hiện chính sách GDPL thông
qua phong trào các đoàn hội, liên đoàn, tổ chức tình nguyện, các phương tiện thông tin đại chúng, khai thác tài liệu pháp luật. Câu lạc bộ pháp luật, xét xử lưu động phù hợp với từng nhóm đối tượng người dân, đoàn viên, thanh thiếu niên và từng địa bàn cư trú, tính chất công việc, học tập, lao động, ngành nghề, đặc điểm lứa tuổi, tâm lý và nhu cầu của đối tượng, phối hợp với các cơ quan nhà nước và các tổ chức liên quan trong thực hiện CSGDPL cho nhân dân; Sau khi Nhà nước ban hành pháp luật thì các cơ quan, tổ chức, đơn vị có chức năng liên quan phải tổ chức thực hiện pháp luật, làm tốt vai trò này cũng chính là quá trình củng cố, tăng cường pháp chế XHCN. Thực hiện chính sách GDPL cho mọi công dân chấp hành và tuân thủ pháp luật còn là trách nhiệm của cơ quan Đảng, Nhà nước và các đoàn thể quần chúng từ Trung ương đến địa phương và cơ sở. Do đó, phải “Triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật; huy động lực lượng của các đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng tham gia các đợt vận động thiết lập trật tự, kỷ cương và các hoạt động thường xuyên xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luâ ̣t.
Việc xây dựng và ban hành văn bản, chương trình, dự án thực thi chính sách giáo dục pháp luật cho thanh niên cần thực hiện thể chế thể hiện ý chí chung của quốc gia về chính sách GDPL cho thanh niên, góp phần tạo lập sự đồng thuận trong việc tiếp cận, đánh giá, chia sẻ chuẩn mực, giá trị chung về chính sách đã xây dựng. Sự đồng thuận này tạo ra những ràng buộc, trách nhiệm pháp lý của các các cơ quan hành pháp, lập pháp, Thứ hai, chính sách GDPL bảo đảm nhà nước có công cụ quản lý hiệu quả. Thể chế chính sách GDPL quy định các vấn đề khác nhau liên quan đến chất công cụ GDPL cho thanh niên. Cơ quan xây dựng xác định, khoanh vùng trách nhiệm của các cơ quan thực thi, xác định trách nhiệm của các cấp ủy, đảng, chính quyền trong việc tổ chức thực hiện ngoài thực tế, thiết lập cơ chế đánh giá chính sách đó,
thiết lập cơ chế pháp lý giữa chính sách và thực tế các điều kiện cho chính sách đó thực thi với thực tế.
1.2.3.2. Tổ chức thực hiện văn bản, chương trình, dự án thực thi chính sách giáo dục pháp luật cho thanh niên
Để thực hiện các văn bản, chính sách là “quá trình thiết kế lại hệ thống và các quy trình trách nhiệm, quyền hạn và tính tự chịu trách nhiệm trong hệ thống GDPL. Việc thiết kế lại hệ thống và quy trình này có nghĩa là: xác định lại và phân công lại các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng cấp (trung ương, tỉnh , huyện, trường) cũng như quy trình quan hệ trong công việc giữa các cấp khác nhau, giữa các cơ quan có liên quan thuộc khu vực nhà nước và phi nhà nước”. [25, tr28]
Hệ thống cơ quan tổ chức thực hiện chính sách GDPL bao gồm có: Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp. Trong đó, Chính phủ thống nhất chính sách về giáo dục; Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện các chính sách về GDPL; Bộ, cơ quan ngang Bộ phối hợp với Bô tư pháp thực hiện chính sách về GDPL theo thẩm quyền và Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện chính sách theo phân cấp được giao.
Từ khi chủ trương "Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật" được nêu thành một nguyên tắc – Nguyên tắc Hiến định, thì phổ biến, giáo dục pháp luật trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan nhà nước, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội và được xã hội ngày càng quan tâm. Tổ chức thực hiện chính sách GDPL được coi là một trong những việc làm quan trọng có ý nghĩa đặc biệt trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền. Tổ chức thực hiện chính sách là bước dẫn pháp luật đến với xã hội, với đời sống hàng ngày của mỗi thanh niên, tạo nên môi trường sống cho pháp luật. Trong môi
trường này pháp luật từng bước được bổ sung, hoàn thiện đáp ứng yêu cầu quản lý xã hội.
Tổ chức thực hiện chính sách GDPL là cơ sở bước đầu để hình thành lòng tin pháp luật, hình thành cảm xúc pháp luật và hành vi phù hợp pháp luật ở mỗi cá nhân con người - đây chính là các yếu tố cơ bản của quá trình hình thành ý thức pháp luật, ý thức cho mỗi thanh niên.Tổ chức thực hiện chính sách GDPL bao gồm các hoạt động chính sau:
Tuyên truyền phổ biến, triển khai rộng mở các quy phạm, các chuẩn mực pháp luật từ những quy định "khô khan" trên các văn bản pháp luật đã thấm dần vào nhận thức và được thể hiện qua hành vi xử sự của mỗi thanh niên để bước vào đời sống xã hội.
Biên soạn các tài liệu pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, tuyên tuyền; tổ chức tập huấn cho những người làm công tác GDPL, nhất là cán bộ Đoàn tham gia công tác phổ biến GDPL, tuyên truyền viên pháp luật; tổ chức tuyên truyền phổ biến với từng nhóm thanh niên cụ thể;
Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức pháp luật mới; tổ chức các phong trào, chương trình tuyên truyền đối với từng nhóm thanh niên; đánh giá tổng kết, nhân rộng các mô hình tuyên truyền điểm hiệu quả;
Tổ chức khảo sát, đánh giá tình hình thực hiện pháp luật của các nhóm thanh niên ở các Sở, ngành, địa phương. Chọn điểm để tập trung triển khai tuyên truyền, phổ biến các chính sách về pháp luật cho thanh niên.
Lập kế hoạch dự toán kinh phí trình cấp chính quyền xem xét, phê duyệt bảo đảm kinh phí thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch này.
Từ trên văn bản đó, lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp của các ngành, đoàn thể và toàn xã hội tổ chức thực hiện các văn bản đó bao gồm lập kế hoạch, sắp xếp nhân sự thực hiện, xây dựng các nội dung cần GDPL, các hình thức và chuẩn bị các điều kiện đáp ứng tổ chức thực hiện chính sách GDPL cho thanh niên.
1.2.3.3. Sơ kết, tổng kết đánh giá thực hiện chính sách giáo dục pháp luật cho thanh niên
Cùng với việc xây dựng và triển khai thực hiện thì sơ kết, tổng kết là một khâu không thể thiếu của quy trình thực hiện chính sách.
Để việc Sơ kết, tổng kết đánh giá quá trình thực hiện chính sách GDPL cho thanh niên được khách quan, trung thực phù hợp với những điều kiện hoàn cảnh thực tế, hoạt động này cần dựa trên 2 nhóm tiêu chí:
Tính hiệu lực của chính sách: Đây là tiêu chí phản ánh khả năng tác động vào xã hội của chính sách GDPL, nó thể hiện trên các khía cạnh; hiệu lực theo đối tượng điều chỉnh, hiệu lực theo thẩm quyền quản lý, hiệu lực theo không gian và hiệu lực theo thời gian tác động của chính sách. Kết quả thực hiện chính sách: Là những lợi ích mà chính sách GDPL mang lại cho xã hội, đặc biệt là các đối tượng của chính sách. Tiêu chí này có thể bao gồm những kết quả đạt được so với mục tiêu mà chính sách hướng đến và tạo ra chuyển biến tích cực làm giảm tình trạng đói nghèo ở những nơi mà chính sách đang được tổ chức triển khai thực hiện.
Tính hiệu quả của chính sách: Là những kết quả đạt được so với chi phí phải bỏ ra để thực hiện chính sách. Kết quả này trong thực tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tiềm lực của đối tượng chính sách, cách thức tổ chức thực hiện, điều kiện tự nhiên, thiên nhiên và khả năng tham gia vào quá trình chính sách của chính các đối tượng chính sách.
Quá trình thực hiện chính sách GDPL cần có sự chung tay, đồng lòng của các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp, các nhà khoa học và của các đối tượng chính sách mới mang lại kết quả và hiệu quả như mong muốn. Bởi vậy sự tích cực tham gia của cộng động xã hội vào quá trình tổ chức thực hiện chính sách GDPL sẽ là tiền đề để tạo ra kết quả và hiệu quả cho quá trình chính sách.
Thông qua hoạt động này để đánh giá về hiệu lực, hiệu quả kế hoạch, văn bản ban hành, tổ chức thực hiện.... giúp các cơ quan ban hàng luật pháp có thông tin về tính hợp lý, tính khả thi của các quy định pháp luật. Sự phản hồi từ thực tiễn là cơ sở để hoàn thiện, bổ xung, điều chỉnh lại chính sách cho phù hợp.
1.2.3.4. Quy trình thực hiện chính sách giáo dục pháp luật cho thanh niên
Quy trình thực hiện chính sách giáo dục pháp luật cho thanh niên được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Quy trình thực hiện thực hiện chính sách giáo dục pháp luật cho thanh niên
Trong sơ đồ 1.1 quy trình thực hiện chính sách giáo dục pháp luật cho thanh niên được bắt đầu từ khâu xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trong đó chủ chốt thực hiện:
- Đề xuất những mục tiêu cần đạt được trong việc thực thi chính sách GDPL cho thanh niên.
- Những biện pháp, những cách thức tiến độ để đạt được những mục tiêu
Sơ kết, tổng kết đánh giá thực hiện chính sách GDPL
Xây dựng và ban hành văn bản, chương trình
Tổ chức thực hiện văn bản, chương trình, dự án thực thi chính sách GDPL
- Kế hoạch tổ chức thực hiện: + Kế hoạch về tổ chức, điều hành. + Kế hoạch cung cấp nguồn vật lực. + Kế hoạch thời gian triển khai thực hiện.
+ Kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực thi chính sách GDPL cho thanh niên. Bước thứ hai có vai trò quan trọng để thực hiện phân công, phối hợp thực hiện chính sách, trong đó tổ chức thực thi chính sách có hiệu quả phải tiến hành tiến công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành, các cấp chính quyền địa phương, các yếu tố tham gia thực thi chính sách và các quá trình ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu chính sách GDPL cho thanh niên.
Bước 3 trong quy trình thực hiện chính sách GDPL cho thanh niên.
Đó là Sơ kết, tổng kết đánh giá thực hiện chính sách GDPL. Đây là hoạt động cần thiết diễn ra thường xuyên trong tiễn trìnhtổ chức thực thi chính sách, được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Một nguyên tắc cần phải chấp hành khi điều chỉnh chính sách là: Để chính sách tiếp tục tồn tại chỉ được điều chỉnh các biện pháp, cơ chế thực hiện mục tiêu, hoặc bổ sung, hoàn chỉnh mục tiêu theo yêu cầu thực tế. Nếu điều chỉnh làm thay đổi mục tiêu, nghĩa là làm thay đổi chính sách thì coi như chính sách không tồn tại.
Theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách. Giúp nhà quản lý:
- Nắm chắc được tình hình thực thi chính sách GDPL cho thanh niên - Phát hiện những thiếu sót để điều chỉnh.
- Tạo sự tập trung thống nhất trong việc thực hiện mục tiêu chính sách. Giúp cho các đối tượng thực thi:
- Nhận thức được đúng vị trí của mình để họ yên tâm thực hiện có trách nhiệm công việc được giao.
- Nắm chắc được quyền lợi, nghĩa vụ của mình.