7. Kết cấu luận văn
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm thực hiện chính sách giáo dục pháp luật cho thanh
thanh niên
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm thực hiện chính sách giáo dục pháp luật cho thanh niên thanh niên
1.2.1.1. Khái niệm chính sách giáo dục pháp luật
Theo Từ điển tiếng Việt “chính sách” được hiểu là “sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra chính sách…”[54]. Tuy vậy, khái niệm chính sách cần được hiểu ở những góc nhìn nhất định: xem xét nó một cách độc lập hay trong mối quan hệ với các phạm trù khác, chẳng hạn như chính trị hay pháp quyền như nói ở trên.
Nếu nhìn nhận chính sách như một hiện tượng tĩnh và tương đối độc lập thì theo chúng tôi, chính sách được hiều là những tư tưởng, những định hướng, những mong muốn cần hướng tới, cần đạt được. Còn chiến lược hay kế hoạch, thậm chí pháp luật chẳng qua chỉ là hình thức, là phương tiện để chuyển tải, để thể hiện chính sách mà thôi.
Chính vì vậy, so với khái niệm pháp luật, chính sách được hiểu rộng hơn nhiều. Nếu xét nội hàm của khái niệm này trong mối quan hệ với chính trị và pháp quyền thì khái niệm chính sách cần được tìm hiểu ở một số khía cạnh sau đây:
Một là: Chính sách là sự thể hiện cụ thể của đường lối chính trị chung. Dựa vào đường lối chính trị chung, cương lĩnh chính trị của đảng cầm quyền mà người ta định ra chính sách.
Hai là: Chính sách là cơ sở nền tảng để chế định nên pháp luật. Hay nói cách khác, pháp luật là kết quả của sự thể chế hóa chính sách. Có thể có chính sách chưa được luật pháp hóa (thể chế hóa), hoặc cũng có thể không bao giờ được luật pháp hóa vì nó không được lựa chọn để luật pháp hóa khi không còn phù hợp với tư tưởng mới hay sự thay đổi của thực tiễn. Nhưng sẽ không có pháp luật phi chính sách hay pháp luật ngoài chính sách. Theo nghĩa đó, chính sách chính là linh hồn, là nội dung của pháp luật, còn pháp luật là hình thức, là phương tiện thể hiện của chính sách khi nó được thừa nhận, được “nhào nặn” bởi “bàn tay công quyền”, tức là được ban hành bởi nhà nước theo một trình tự luật định.
Như vậy, chính sách luôn gắn liền với quyền lực chính trị, với đảng cầm quyền và với bộ máy quyền lực công – nhà nước. Đối với nước ta, Đảng đề ra đường lối chính sách để Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật nhưng việc xây dựng và ban hành pháp luật của Nhà nước cũng chính là Nhà nước xây dựng và ban hành chính sách. Đường lối, chính sách của Đảng có thể được kế thừa, lặp lại, được cụ thể hóa trong pháp luật nhưng nó cũng có thể được điều chỉnh, được hoàn thiện trong quá trình thể chế hóa để phù hợp với tư tưởng mới hay đáp ứng yêu cầu mới của thực tiễn xã hội. Nhà nước xây dựng và ban hành pháp luật là thể chế hóa chính sách của Đảng thành pháp luật nhưng cũng là một bước xây dựng và hoàn thiện chính sách. Và vì vậy, chính sách
và pháp luật là hai phạm trù rất gần gũi và có những điểm giao nhau, là cơ sở tồn tại của nhau trong một chế độ nhà nước pháp quyền.
Tuy nhiên, khi đã được thể chế hóa, vì chính sách là nội dung, pháp luật là hình thức nên chính sách có vai trò chi phối, quyết định đối với pháp luật. Khi tư tưởng chính sách thay đổi thì pháp luật phải thay đổi theo. Ngược lại, pháp luật lại là công cụ thực tiễn hóa chính sách. Chính sách muốn đi vào cuộc sống một cách thực sự hiệu quả thì phải đựợc luật pháp hoá, nếu không được thể chế hóa thành pháp luật thì rất có thể chính sách sẽ chỉ là một thứ “bánh vẽ” khó có thể đi vào và phát huy hiệu quả trong cuộc sống.
Chính sách GDPL là mô ̣t trong những mắt xích quan tro ̣ng, có ý nghĩa đă ̣c biê ̣t trong viê ̣c tăng cường pháp chế XHCN, là cách thức cơ bản nhất đưa tri thứ c pháp luâ ̣t đến với người dân, giúp mo ̣i công dân hình thành ý thức tôn trọng, tuân thủ, thực hiê ̣n pháp luâ ̣t, sử du ̣ng và áp du ̣ng pháp luâ ̣t , thể hiê ̣n trách nhiê ̣m và nghĩa vu ̣ với pháp luâ ̣t trong đời sống, phát huy vai trò và hiê ̣u lực của pháp luâ ̣t trong công cuô ̣c xây dựng và bảo vê ̣ Tổ Quốc Viê ̣t Nam XHCN.
Như vậy, chính sách giáo dục pháp luật là tư tưởng, định hướng, những quy định về giáo dục pháp luật được thể hiện bằng những hình thức khác nhau trong đó chủ yếu là các quy tắc xử sự mang tính pháp lý được ban hành bởi Nhà nước theo những trình tự và thủ tục chặt chẽ (hình thức, thẩm quyền, quy trình soạn thảo và ban hành).
1.2.1.2. Khái niệm thực hiện chính sách giáo dục pháp luật cho thanh niên
Thực hiện chính sách là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể chính sách thành hiện thực, là bước đặc biệt quan trọng trong chu trình chính sách: hiện thực hóa chính sách, đưa chính sách vào cuộc sống. Chất lượng hiệu quả thực hiện chính sách phụ thuộc vào năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức trong thực hiện chính sách. Thực trạng năng lực thực hiện chính
sách ở nước ta cho ta thấy, bên cạnh những ưu điểm còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Do đó nghiên cứu về vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện chính sách có ý nghĩa khoa học, thiết thực và cấp bách hiện nay .
Thực hiện chính sách giáo dục pháp luật có đối tượng tác động rộng rãi, mang ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc, bởi trong lịch sử đã có lúc pháp luật được ban hành nhưng không được thực hiện mà chỉ được coi là một công cụ để nhà nước dùng để trị dân.
Trên cơ sở phân tích trên có thể hiểu thực hiện chính sách giáo dục pháp luật cho thanh niên là một giai đoạn trong chu trình chính sách GDPL cho thanh niên. Đây là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục tuyên truyền, tác động một cách có hệ thống và thường xuyên nội dung pháp luật nhằm mục đích giúp cho thanh niên hiểu và hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm pháp lý và hành vi phù hợp với các đòi hỏi của các quy định pháp luật hiện hành.
Từ khái niệm trên có thể xác định đặc điểm thực hiện chính sách giáo dục pháp luật cho thanh niên như sau:
Thực hiện chính sách GDPL cho thanh niên là một giai đoạn trong chu trình chính sách giáo dục pháp luật. Chính sách GDPL có nhiệm vụ phục vụ lợi ích công và lợi ích của công dân. Mọi hoạt động trong hệ thống chính sách GDPL đều mang tính chất phục vụ chứ không theo đuổi động cơ lợi nhuận.
Thực hiện chính sách giáo dục pháp luật là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Đảng, Nhà nước đề ra nhằm từng bước nâng cao dân trí pháp luật, nâng cao năng lực áp dụng đúng pháp luật, xác lập kỷ cương, phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Với sự nỗ lực và cố gắng của các cấp, các ban, ngành, đoàn thể, công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong những năm qua đã có những chuyển biến tích cực, góp phần xây dựng ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật của cán bộ,
nhân dân. Thực hiện chính sách giáo dục pháp luật cho thanh niên là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng.
Thực hiện chính sách giáo dục pháp luật cho Thanh niên nhằn truyền đạt thông tin, nội dung pháp luật giúp đối tượng được tác động có những hiểu biết nhất định về pháp luật góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho đối tượng. Hiện nay, trên 70% dân số thanh niên sống ở vùng nông thôn, là lực lượng cơ bản góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên thực tế hiện nay, đời sống vật chất và tinh thần của Thanh niên nông thôn còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, nhất là vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là trình độ dân trí thấp, nhận thức về pháp luật của Thanh niên còn hạn chế, số đông ít có điều kiện tiếp cận với pháp luật và các dịch vụ pháp lý của Nhà nước. Chính vì vậy, việc nâng cao dân trí pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật cho thanh niên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay
1.2.1.3. Mục đích thực hiện chính sách giáo dục pháp luật cho thanh niên
Để xác định được mục đích của thực hiện chính sách GDPL cho thanh niên trước hết chúng ta cần tìm hiểu về mục đích chung của giáo dục pháp luật. Theo quan điểm chung của các nhà khoa học, GDPL bao gồm những mục đích sau:
Mục đích nhận thức: tri thức pháp luật có vai trò quan trọng đối với việc hình thành tình cảm, lòng tin và thái độ đúng đắn đối với pháp luật. Tri thức pháp luật còn giúp con người tổ chức một cách có ý thức hành động của mình và tự đánh giá kiểm tra, đối chiếu hành vi với các chuẩn mực pháp luật.
Mục đích cảm xúc: đây là mục đích quan trọng của giáo dục pháp luật, vì mục đích này mang lại tình cảm lòng tin và thái độ đúng đắn đối với pháp luật. Nội hàm của mục đích cảm xúc chính là giáo dục tình cảm, công bằng, ý thức, biết tuân thủ các tiêu chuẩn công bằng của pháp luật. Đồng thời phải
biết ủng hộ, tích cực tham gia bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật, bài trừ thái độ coi thường, không tuân thủ pháp luật. Niềm tin pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng hành vi. Lòng tin vững chắc vào pháp luật là cơ sở để hình thành động cơ của hành vi hợp pháp. Có lòng tin vào pháp luật, con người sẽ có hành vi phù hợp với các đòi hỏi của pháp luật một cách tự nguyện. Lòng tin đối với pháp luật được xây dựng trên cơ sở:
Giáo dục tình cảm công bằng là giáo dục cho con người biết cách đánh giá các quy phạm pháp luật, biết cách xác định, đánh giá các tiêu chuẩn về tính công bằng của pháp luật để tự đánh giá về hành vi của mình, biết quan hệ với người khác và với chính mình bằng các quy phạm pháp luật
Giáo dục tình cảm trách nhiệm là giáo dục ý thức về nghĩa vụ pháp lý. Giáo dục ý thức đấu tranh không khoan nhượng đối với những biểu hiện vi phạm pháp luật, chống đối pháp luật, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm.
Mục đích hành vi: động cơ và hành vi hợp pháp là kết quả cuối cùng của hành động giáo dục pháp luật. Thói quen xử sự hợp pháp chính là tuân thủ và thực hiện một cách đúng đắn, tận tâm đối với các quy định của pháp luật. Chính giáo dục pháp luật là phương tiện, công cụ cung cấp những tri thức pháp luật, giáo dục lòng tin sâu sắc, dẫn tới sự tuân theo pháp luật một cách tự nguyện tạo nên động cơ, hành vi và thói quen xử sự theo pháp luật.
Việc xác định mục đích cụ thể của từng chính sách giáo dục trong đó có chính sách GDPL phải đảm bảo phản ánh được các nhu cầu cụ thể của xã hội, phù hợp các điều kiện khách quan, chủ quan trong từng thời kỳ để cho mục đích đó có thể trở thành hiện thực. Đồng thời, bản thân mục đích chính sách này không thể là sự xác định chủ quan "duy ý chí" mà phải phản ánh được trong nó hiện thực tiến hành công tác giáo dục pháp luật, phải có quan hệ trực tiếp với công tác này. Từ đó, việc xác định đúng đắn mục đích chính sách
GDPL sẽ giúp ích cho việc xác định nội dung. Từ mục đích GDPL cho thanh niên, thì mục đích thực hiện chính sách GDPL cho thanh niên bao gồm: cụ thể hóa văn bản pháp quy nhằm trang bị, cung cấp, bồi dưỡng và nâng cao tri thức pháp luật, căn cứ vào đặc điểm của từng loại đối tượng, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể.
Như vậy, thực hiện chính sách GDPL giữa các mục đích đó có quan hệ qua lại thống nhất chặt chẽ, chính sách GDPL đó không chỉ hình thành ý thức pháp luật đến tạo lập tính tự giác, từ tính tự giác tới tính tích cực, từ tính tích cực đến thói quen xử sự theo pháp luật và từ thói quen hành động, sử dụng pháp luật lại xuất hiện nhu cầu lĩnh hội tri thức pháp luật. Nếu chính sách GDPL được tiến hành thỏa mãn cả ba mục đích này thì từ chỗ là yếu tố tác động từ bên ngoài đối với đối tượng, nó sẽ trở thành nội tâm của chính đối tượng. Đây là một đòi hỏi rất quan trọng khi thực hiện chính sách công tác giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên nói riêng phải đáp ứng.