7. Kết cấu luận văn
2.1.2. Khái quát về tình hình thanh niên tỉnh Hòa Bình
Hiện nay, theo tổng kết của Đoàn Thanh niên tỉnh Hòa Bình tổng số thanh niên trong độ tuổi 16-30 của toàn thị xã là 316.390 trong đó, thanh niên trường học là: 16.678 người, thanh niên khối doanh nghiệp hành chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang là: 105.068 người, thanh niên khối xã, phường là: 194.644. Số thanh niên trong độ tuổi lao động chiếm gần 29% lực lượng lao động toàn thị xã, tỷ lệ thanh niên tham gia hoạt động Đoàn - Hội trên địa bàn dân cư đạt 25% [7].
- Về trình độ học vấn: Đa số thanh niên có trình độ văn hóa tốt nghiệp cấp II. Số thanh niên mù chữ chiếm 8,7%; chưa hết cấp I là 2,9%; hết cấp I là 17,4%; và tốt nghiệp cấp III là 21,8%. Mặt bằng dân trí của thanh niên tỉnh có tỷ lệ thấp hơn mặt bằng dân trí các tỉnh lân cận.
- Về thu nhập và việc làm: Do đặc thù đặc điểm tự nhiên, cơ cấu kinh tế của tỉnh Hòa Bình chủ yếu là nông nghiệp, các hoạt động công nghiệp. Thanh niên trên địa bàn thị xã làm việc trong ngành nông, lâm là chủ yếu, thu nhập khoảng 1.500.000 đồng/người/tháng; trong ngành lâm nghiệp 800.000 – 1.200.000 đồng/người/ tháng; trong các ngành khác (tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, may mặc, sữa chữa, làm nghề tự do) bình quân đạt 1.200.000 – 1.400.000 đồng/ người/tháng. Thanh niên có việc làm là 194,634 người, chiếm 62,4%; số thanh niên chưa có việc làm là 32,870 người, chiếm 10,4%; số thanh niên thiếu việc làm thường xuyên là 62,950 người, chiếm 19,7%. Đây là vấn đề nan giải đối với Thị Đoàn tỉnh Hòa Bình trong việc thu hút, tận dụng nguồn nhân lực trẻ vào trong lao động, xây dựng quê hương.
- Về chuyên môn, tay nghề: Tỷ lệ thanh niên có trình độ tay nghề chiếm tỷ lệ thấp. Cụ thể thanh niên là công nhân kỹ thuật chiếm 3,4%; trung học chuyên nghiệp chiếm 1,6%; cao đẳng, đại học chiếm 2,1%; số được học nghề, truyền nghề, tập huấn kỹ thuật chuyên môn, được dạy nghề tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dạy nghề trong ngành lâm, nông khoảng 207,971 người, chiếm 65,8% tổng số thanh niên toàn thị xã.
- Về nhận thức chính trị: Điểm mạnh của thanh niên tỉnh Hòa Bình là tư tưởng của thanh niên thể hiện rõ niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Thanh niên quan tâm nhiều hơn đến việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, tích cực học nghề, chủ động tiếp thu nắm bắt kiến thức khoa học công nghệ mới, tạo lập các mô hình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập ổn định cuộc sống, khẳng định khát khao vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng.
Có thể thấy, thanh niên tỉnh Hòa Bình ngày càng tin tưởng vào công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng. Niềm tin và sự ủng hộ đó được
thể hiện thông qua các hành động của thanh niên trên hầu hết các lĩnh vực hoạt động và phong trào của thanh niên do tổ chức Đoàn phát động. Họ tích cực hơn trong sản xuất kinh doanh, lập nghiệp, tích cực phấn đấu và tham gia vào các hoạt động của Đoàn, Hội, góp phần quan trọng vào sự phát triển của thị xã. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường, các vấn đề về chuyển dịch lao động, xã hội nghề nghiệp, sự bùng nổ khoa học công nghệ tác động trực tiếp đến thanh niên với cả tích cực và tiêu cực. Một bộ phận thanh niên sống thiếu lý tưởng, thực dụng, thiếu ý thức học tập, rèn luyện và không thích tham gia hoạt động Đoàn, Hội; đã có tới hàng trăm thanh niên nhiễm HIV và chiều hướng thanh niên mắc vào các tệ nạn xã hội, tiêm chích ma túy gia tăng, phạm pháp có chiều hướng gia tăng.
Bên cạnh đó, hiện nay tình trạng thanh niên vi phạm pháp luật có chiều hướng gia tăng, phức tạp.
Theo thống kê công an Hòa Bình, hiện nay trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có trên 316 nghìn thanh niên, chiếm gần 29% dân số toàn tỉnh. Phần lớn thanh thiếu niên Hòa Bình thực hiện tốt các chính sách pháp luật của Nhà nước, có ý chí vươn lên trong học tập, lao động để thoát khỏi đói nghèo lạc hậu, làm giàu chính đáng cho bản thân và gia đình, tích cực tham gia các hoạt động đoàn – hội – đội, luôn mong muốn được cống hiến, sẵn sàng tình nguyện vì cộng đồng.
Tuy nhiên hiện nay, tình hình vi phạm pháp luật trong thanh thiếu niên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng đã và đang diễn ra hết sức phức tạp, ảnh hưởng rất lớn đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Ở Hòa Bình tình hình vi phạm pháp luật trong thanh thiếu niên ngày càng gia tăng không chỉ diễn ra ở nhóm thanh thiếu niên vùng thấp, khu vực đô thị mà còn gia tăng ở thanh thiếu niên vùng nông thôn, vùng cao, thanh thiếu niên là người dân tộc thiểu số. Theo số liệu kê trong 7 tháng đầu năm 2014, trên địa
bàn tỉnh đã xảy ra 118 vụ vi phạm pháp luật hình sự. Về tội phạm ma túy: bắt 102 vụ, 134 đối tượng, thu giữ 861,089 gam hêrôin, trong đó số đối tượng phạm pháp là thanh thiếu niên chiếm tỷ lệ rất cao.
Một số thanh niên có biểu hiện xa rời những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, sống thực dụng và dễ bị dụ dỗ, mắc vào tệ nạn xã hội.
Một bộ phận thanh niên có biểu hiện quay lưng và coi thường quá khứ, sống hời hợt. Hành trang của các em vào đời có phần thiếu hụt và phiến diện, lệch lạc cả hiểu biết và tâm hồn, cằn cỗi thô kệch dẫn tới cách hành xử thiếu chính kiến và coi nhẹ thủy chung. Ngoài ra, trong mối quan hệ tình bạn khác giới, nhiều em chưa định hình được ranh giới giữa tình bạn và tình yêu, nên dẫn đến xu hướng thực dụng, sống với nhau như vợ chồng. Theo thống kê của Bộ Y tế, hàng năm ở nước ta có 14.000 ca nạo phá thai ở tuổi vị thành niên (chiếm 10% số người nạo phá thai), có 5% số trẻ em gái dưới 18 tuổi đã phải làm mẹ, có 14% số người nhiễm HIV/AIDS là trẻ em dưới 15 tuổi. Bên cạnh đó, sự gia tăng đột biến của tệ nạn ma tuý học đường là vấn đề nhức nhối.
Tỉnh Hòa Bình có một bộ phận thanh niên mắc vào các tệ nạn xã hội như: đánh bạc, lô đề, nghiện hút. Để có tiền tiêu xài một số em đã không ngần ngại cắm xe đạp, đồ dùng cá nhân, trộm cắp, cướp giật, có em trộm tiền, vàng của cha mẹ mình. Đáng lo ngại và khó giải quyết hơn cả là nạn ma túy - cái chết trắng đang xâm nhập vào giới trẻ, ở tỉnh Hòa Bình số nghiện hút đa số ở lứa tuổi thanh niên, trong đó có cả học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường. Đây không chỉ là vấn đề của tỉnh mà là nỗi lo chung của cả nước, là vấn đề của toàn xã hội. Ma túy không chỉ là tệ nạn, mà đã được xác định là tội phạm. Theo điều tra của công an tỉnh, số người nghiện có hồ sơ quản lý từ năm 2009 - 2014 theo bảng 2.1:
Bảng 2.1: Số thanh niên nghiện ma túy ở tỉnh Hòa Bình STT Năm Tổng số người nghiện
có hồ sơ quản lý Đối tượng từ 15- 30 tuổi Tỷ lệ % 1 2010 1.684 1.128 67 2 2011 1.663 1.123 67,5 3 2012 1.832 1.264 69 4 2013 1.909 1.342 70,3 5 2014 2.343 1.749 73,4
Nguồn: Báo cáo Công an tỉnh Hòa Bình
Nạn cờ bạc, cá độ của những kẻ say máu “đỏ đen”, ham muốn tiền bạc dựa trên sự lừa lọc, sát phạt nhau đã gây ra bao cảnh tan cửa, nát nhà, đầu độc tâm hồn con người, theo kết quả điều tra năm 2014 ở Hòa Bình đã phát hiện được 311 vụ cờ bạc với 1246 đối tượng, trong đó độ tuổi từ 25 - 30 là 461 đối tượng (chiếm 37%) [8]
Có thể thấy rằng, do đặc thù về lứa tuổi, tâm lý, sinh lý, năng lực... đang trong bước trưởng thành và hoàn thiện, từ nhận thức tới hành động của thanh niên còn rất nhiều yếu tố bồng bột, nông nổi. Vì thế, trước tác động đa chiều bởi nhiều yếu tố khác nhau của cuộc sống gồm cả tốt lẫn xấu, không phải thanh niên nào cũng đủ bản lĩnh, khả năng phân tích thấu đáo để xử lý, định hướng cho đúng. Do vậy, trên thực tế luôn luôn xảy ra những hiện tượng vi phạm pháp luật, lối sống của thanh niên. Nếu tình trạng này không được ngăn chặn sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường cho xã hội.
Điều này đặt ra cho các cấp Đảng, ủy, chính quyền cần có chính sách quyết đoán, hữu hiệu và thiết thực hơn để tổ chức thực hiện chính sách GDPL cho thanh niên tỉnh nhà.