Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, năng lực của chủ thể và đố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giáo dục pháp luậ cho thanh niên trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 94 - 98)

7. Kết cấu luận văn

3.2.1. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, năng lực của chủ thể và đố

đối tượng trong thực hiện chính sách giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Hoà Bình

Trong GDPL, giữa chủ thể và đối tượng GDPL có mối quan hệ mật thiết với nhau, cùng chi phối hiệu quả GDPL. Nếu cả chủ thể và đối tượng cùng

hợp tác tích cực, chủ động, cùng xác định rõ ràng mục tiêu GDPL, cùng có ý thức trách nhiệm cao trong triển khai cũng như tham gia GDPL thì chất lượng, hiệu quả GDPL sẽ được nâng lên. Chính vì vậy, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của chủ thể và đối tượng trong GDPL cho thanh niên là một giải pháp hết sức quan trọng.

Xác định rõ mục tiêu giáo dục pháp luật cho thanh niên: Chủ thể GDPL và đối tượng tiếp nhận GDPL phải cùng nhau xác định rõ ràng mục tiêu GDPL cho thanh niên. Việc làm này đòi hỏi phải xuất phát từ cả hai phía vì giữa họ có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Nếu chủ thể GDPL xác định rõ ràng, đúng đắn mục tiêu GDPL nhưng không nhận được sự tương đồng về mục tiêu và sự hợp tác từ phía đối tượng GDPL thì khó có thể hiện thực hóa mục tiêu đó trong thực tiễn. Ngược lại, cho dù đối tượng có xác định được mục tiêu cần phải đạt khi tham dự hoạt động GDPL, song chủ thể GDPL lại không quan tâm, chú ý tới mục tiêu đó thì đối tượng dẫu có nỗ lực hết sức cũng khó đạt được kết quả mong muốn. Việc chủ thể và đối tượng cùng xác định rõ ràng mục tiêu GDPL cho thanh niên cũng là cơ sở để đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức GDPL. Chủ thể và đối tượng cần tập trung thực hiện tốt các yêu cầu sau:

Chủ thể và đối tượng phải cùng nhau xác định rõ ràng mục tiêu của GDPL cho thanh niên. Mục tiêu là kết quả cuối cùng mà GDPL cho thanh niên phải đạt được sau khi kết thúc hoạt động này. “Bản chất của giáo dục pháp luật đó là hoạt động định hướng có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục tác động lên đối tượng nhằm mục đích hình thành ở họ tri thức pháp lý, tình cảm và hành vi phù hợp với các đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành” [50, tr.20]. Điều đó có nghĩa, mục tiêu của GDPL cho thanh niên là cung cấp, trang bị cho họ những thông tin, kiến thức pháp luật cụ thể, thiết thực đối với cuộc sống, lao động, sinh hoạt của thanh niên tỉnh Hòa Bình. Để

quá trình GDPL diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả cao thì yêu cầu đặt ra là phải có sự “cộng hưởng” tinh thần, ý thức trách nhiệm từ cả hai phía. Về phía các chủ thể GDPL, khi đã xác định rõ ràng mục tiêu chung của GDPL, cần có sự chuẩn bị chu đáo, đầy đủ về cơ sở vật chất, nội dung GDPL, lựa chọn được đội ngũ BCV, TTV pháp luật có trình độ chuyên môn cao, có kỹ năng nghiệp vụ GDPL tốt, tâm huyết và nhiệt tình, sẵn sàng cung cấp thông tin, kiến thức pháp luật cho thanh niên. Về phía thanh niên, khi đã xác định đúng mục tiêu tham dự GDPL, phải có sự chuẩn bị về năng lực nhận thức, sẵn sàng về tâm thế tiếp thu kiến thức pháp luật cần cho cuộc sống, lao động của mình.

Việc xác định rõ ràng các mục tiêu cụ thể của GDPL cho thanh niên cũng phải xuất phát từ cả chủ thể GDPL và đối tượng GDPL. Cả hai bên đều phải ý thức được rằng, những mục tiêu cụ thể cần đạt được từ thực hiện chính sách GDPL cho thanh niên bao gồm mục tiêu về nhận thức (kiến thức), mục tiêu về thái độ (tình cảm) và mục tiêu về kỹ năng (hành vi).

Mục tiêu về nhận thức là cung cấp, trang bị tri thức, hiểu biết pháp luật cho thanh niên. Tùy theo từng nhóm đối tượng cụ thể trong thanh niên mà mục tiêu này có thể được xác định theo từng mức độ cụ thể, gồm: Một, nắm bắt (thuộc lòng, nhớ, nhận biết được các QPPL cơ bản trong một bộ luật, đạo luật được phổ biến, giáo dục); Hai, hiểu biết (nắm vững, giải thích được nội dung, tinh thần của các QPPL theo ngôn từ, cách hiểu của mình); Ba, vận dụng (sử dụng được các QPPL vào những hoàn cảnh, tình huống cụ thể xảy ra trong cuộc sống). Đó là ba mức độ nhận thức cơ bản mà thanh niên tỉnh Hòa Bình cần đạt được. Ngoài ra, tùy thuộc vào năng lực, nhu cầu của từng nhóm đối tượng thanh niên, các chủ thể có thể định hướng cho đối tượng phấn đấu vươn lên nhận thức ở mức độ cao hơn, như biết phân tích, tổng hợp, đánh giá về các QPPL, mối liên hệ giữa các QPPL với thực tiễn...

Mục tiêu về thái độ là làm hình thành, củng cố trong thanh niên tình cảm, niềm tin đối với pháp luật. Trong thực hiện chính sách GDPL cho thanh niên, mục tiêu về thái độ cần được cụ thể hóa ở việc giáo dục cho thanh niên tình cảm, niềm tin vào sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật, tôn trọng công lý, có tình cảm trách nhiệm pháp lý, tình cảm pháp chế, biết phê phán, lên án, đấu tranh với các hành vi phạm pháp, phạm tội...

Mục tiêu về kỹ năng là làm hình thành ở thanh niên hành vi xử sự phù hợp với các nguyên tắc, quy định của pháp luật. Mục tiêu này là sự hiện thực hóa mục tiêu về nhận thức và mục tiêu về thái độ, thể hiện quá trình chuyển biến có tính tự giác, chủ động từ nhận thức pháp luật thành hành vi pháp luật của thanh niên. Hành vi pháp luật hợp pháp của mỗi thanh niên chỉ có thể trở thành hiện thực khi nó xuất phát từ động lực nội tâm, dựa trên tình cảm pháp luật và niềm tin vững chắc vào pháp luật một cách tự nguyện, tự giác. Trong mục tiêu về kỹ năng, chủ thể GDPL cần trang bị, rèn luyện cho thanh niên kỹ năng xử lý các tình huống pháp luật trong thực tiễn, hình thành và củng cố lối sống theo pháp luật.

Việc đánh giá kết quả GDPL cho thanh niên cũng cần được chú trọng. Các chủ thể GDPL phải tiến hành khảo sát, thăm dò ý kiến trong đội ngũ BCV, TTV pháp luật và trong chính bản thân mỗi thanh niên tham dự GDPL để nắm bắt thông tin phản hồi từ họ về kết quả, hiệu quả của công tác GDPL. Có thể nói, thông tin phản hồi thu được là thước đo để đánh giá quá trình hiện thực hóa mục tiêu GDPL cho thanh niên. Thông qua những thông tin đó, chủ thể GDPL có cơ sở để đánh giá kết quả GDPL có đạt mục tiêu đề ra hay không; cần bổ sung thêm những mục tiêu nào mà thực tế cuộc sống tỉnh Hòa Bình đang đòi hỏi, mỗi người thanh niên đang cần được trang bị... Bên cạnh đó, việc xây dựng được một bộ tiêu chí để đo lường kết quả GDPL cũng là một việc làm quan trọng mà các chủ thể GDPL tỉnh Hòa Bình phải tính tới và khẩn trương triển khai thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giáo dục pháp luậ cho thanh niên trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)