Vai trò của giáo dục pháp luật cho thanh niên trong hoạt động quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giáo dục pháp luậ cho thanh niên trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 27 - 29)

7. Kết cấu luận văn

1.1.3. Vai trò của giáo dục pháp luật cho thanh niên trong hoạt động quản lý

lý hành chính nhà nước

GDPL góp phần nâng cao ý thức pháp luật, văn hóa pháp lý của mọi thành viên trong xã hội, trong đó có thanh niên là tiêu chí quan trọng đảm bảo hiệu lực quản lý nhà nước. Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề củng cố tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa ở nước ta đang là một vấn đề cấp thiết. Đại hội Đảng lần thứ VII đã khẳng định “điều kiện quan trọng để phát huy dân chủ là xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế Xã Hội Chủ Nghĩa, nâng cao dân trí, trình độ hiểu biết pháp luật và ý thức pháp luật của nhân dân” [14].

Để củng cố và tăng cường pháp chế đòi hỏi phải áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ trong đó có việc nâng cao trình độ văn hóa pháp lý, xây dựng ý

thức pháp luật ở mỗi người dân. Chỉ khi nào trong xã hội, mọi công dân đều có ý thức pháp luật, luôn tuân thủ pháp luật và có hành vi phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của hệ thống pháp luật, mới có thể thực hiện quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật và điều này chỉ có thể hình thành và thực hiện được trên cơ sở tiến hành giáo dục pháp luật.

Giáo dục pháp luật góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Một trong những vai trò cơ bản của pháp luật trong đời sống Nhà nước, đời sống xã hội là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực của Nhà nước. Nhà nước không thể tồn tại nếu thiếu pháp luật và pháp luật không thể phát huy hiệu lực của mình nếu không có sức mạnh của bộ máy Nhà nước. Thông qua quyền lực Nhà nước, pháp luật mới có thể phát huy tác dụng trong đời sống xã hội, phát huy vai trò quản lý Nhà nước, quản lý xã hội.

Hệ thống pháp luật là “con đường” là cái “khung pháp lý” do Nhà nước đặt ra để mọi tổ chức, mọi công dân dựa vào đó mà tổ chức, dựa vào đó để phát triển. Giáo dục pháp luật góp phần đem lại cho con người có tri thức pháp luật, xây dựng tình cảm pháp luật đúng đắn và có hành vi hợp pháp, biết sử dụng pháp luật làm phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tạo điều kiện cho quá trình quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đang trong tiến trình đổi mới, từng bước tham gia hội nhập quốc tế, gia nhập WTO, cùng với xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã Hội Chủ Nghĩa là Nhà nước của dân, do dân, vì dân thì giáo dục pháp luật được nâng lên một tầm cao mới. Khi nói đến nhà nước pháp quyền Xã Hội Chủ Nghĩa, là nhà nước đó phải có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, quản lý xã hội bằng pháp luật và hoạt động của Nhà nước đó cũng phải tuân theo quy định của pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Nhưng để quản lý xã hội bằng pháp luật và không

ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi mọi công dân phải sống và làm việc theo Hiến Pháp và Pháp luật, nhất là những vấn đề liên quan đến lợi ích thiết thực của họ, những vấn đề liên quan đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Trong điều kiện kinh tế của nước ta hiện nay thì trình độ dân trí còn thấp, dẫn đến trình độ pháp luật trong một số bộ phận nhân dân còn hạn chế. Vì vậy muốn luật thực sự đi vào cuộc sống, muốn mọi người sống và làm việc theo Hiến Pháp và Pháp luật thì công tác giáo dục pháp luật là một yêu cầu cấp thiết, đòi hỏi các cấp các ngành cần phải quan tâm và nâng cao hơn nữa công tác giáo dục pháp luật góp phần vào việc nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giáo dục pháp luậ cho thanh niên trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 27 - 29)