Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giáo dục pháp luậ cho thanh niên trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 82 - 91)

7. Kết cấu luận văn

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong thực hiện chính sách GDPL cho thanh niên còn một số hạn chế nhất định:

Thứ nhất, về nhận thức:

Có thể khẳng định rằng, những sự chuyển đổi trong xã hội nói chung đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến lối suy nghĩ, quan điểm, nhận thức của thanh niên tỉnh Hòa Bình về pháp luật đã cải thiện. Ảnh hưởng tiêu cực của những thay đổi chính là việc xâm nhập của chủ nghĩa cá nhân với sự tuyệt đối hoá cái tôi

và quá đề cao giá trị vật chất trong cuộc sống. Hậu quả là có không ít thanh niên quá coi trọng cá nhân mình mà không cần quan tâm đến lợi ích cộng đồng, coi đồng tiền là giá trị của mọi giá trị. Điều đó đã bộc lộ một nhận thức kém cỏi về định hướng những giá trị trong cuộc sống của thanh niên.

Bên cạnh đó, một bộ phận ít thanh niên khi ngồi trên ghế nhà trường được giáo dục đầy đủ, thấm nhuần lý tưởng cách mạng, hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước, nhưng khi bước vào cuộc sống họ đã không đủ sức đề kháng đối với vòng xoáy của đồng tiền, đã

gục ngã trước sự cám dỗ của sức mạnh vật chất. Họ coi tiền là giá trị cao nhất của cuộc sống và tìm mọi cách để đạt được giá trị đó. Nhân sinh quan của thanh niên cũng vì thế mà thay đổi, ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động lao động, học tập, văn hóa tư tưởng, hoạt động chính trị xã hội của họ. Họ ngày càng ít quan tâm đến các vấn đề chính trị, những hoạt động tập thể mà chạy theo lối sống hưởng thụ, thực dụng, chạy theo các giá trị vật chất tầm thường

Nhận thức chung của các cấp, các ngành trong thực hiện chính sách GDPL cho thanh niên còn nhiều hạn chế, còn cho đó là nhiệm vụ của Ngành Tư pháp, một số đơn vị, địa phương nhận thức đây là công tác của Đoàn thanh niên. Vì vậy, sự quan tâm và đầu tư để thực hiện chính sách GDPL cho thanh niên vẫn chưa được đảm bảo.

Một số chủ thể giáo dục đôi khi chưa thấy hết tính cấp thiết, tầm quan trọng của thực hiện chính sách GDPL cho thanh niên, còn xem nhẹ công tác giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách cho thanh niên mà chỉ chú trọng vào phát triển kinh tế tạo những diện mạo mới cho tỉnh. Mặc dù quan điểm của các cơ quan chức năng về thực hiện chính sách GDPL cho thanh niên thì đúng đắn, nhưng còn dừng lại ở cái chung, chưa có những định hướng cụ thể, rõ ràng trong giáo dục nhân cách thế hệ trẻ; nhiều nơi còn mang tính hình thức, thành tích, phong trào không xem thực hiện chính sách GDPL cho thanh niên là chiến lược, là công việc thường xuyên đối với sự phát triển và trưởng thành của thanh niên. Chất lượng giáo dục nói chung và thực hiện chính sách GDPL cho thanh niên nói riêng còn thấp và chưa được quan tâm đúng mức.

Có thể nói, thực hiện chính sách GDPL cho thanh niên trong những năm qua nhìn chung chưa được coi trọng đúng mức, chưa có biện pháp đồng bộ, hiệu quả để thúc đẩy hiệu quả thực hiện chính sách GDPL cho thanh niên, nhiều khi còn nặng về sơ kết, tổng kết chưa đánh giá đúng thực lực. Những nội dung về thực hiện chính sách GDPL cho thanh niên không nhiều và không

cụ thể mang tính chung chung. Phương pháp và hình thức giáo dục còn khô cứng, áp đặt, nặng về thuyết giáo, không phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi. Tất cả những vấn đề này đã và đang để lại những mặt hạn chế trong thực hiện chính sách GDPL cho thanh niên và là vấn đề cấp bách đối với các tổ chức xã hội trong vấn đề giáo dục PL cho thanh niên.

Thứ hai: Hiệu quả thực hiện chính sách GDPL hạn chế

Thực hiện chính sách GDPL cho thanh niên ở một số địa phương còn mang tính phong trào, chưa đi sâu vào những nội dung thiết thực mà thanh niên cần. Các mô hình, hình thức tuyên truyền, phổ biến GDPL chưa được chú trọng đổi mới, vận dụng phù hợp với tâm lý, lứa tuổi của thanh niên. Công tác đánh giá, tổng kết các mô hình, cách làm hay, hiệu quả trong GDPL cho thanh niên chưa chú trọng; có nhiều mô hình qua thực tiễn triển khai được đánh giá cao nhưng chưa được quan tâm tổng kết, thông tin, truyền thông để các cơ quan, đơn vị, địa phương bạn học tập, tham khảo, để qua đó nhân rộng nếu thấy thiết thực, phù hợp với địa bàn và điều kiện thực tế.

Thứ ba: Nội dung thực hiện chính sách GDPL cho thanh niên chưa được cụ thể hóa sinh động, hình thức thiếu hấp dẫn, phong phú

Trong những năm qua, thực hiện chính sách GDPL cho thanh niên thông qua giáo dục truyền thống cách mạng, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho thanh niên luôn được quan tâm chỉ đạo và đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, nhiều tổ chức, đơn vị.. chưa thực sự quan tâm đến công tác này mà chỉ đạo qua loa, chiếu lệ. Các ngày lễ truyền thống trọng đại của đất nước được tổ chức không bài bản, chuyên nghiệp với nội dung đơn giản, nghèo nàn nên không gợi được hứng thú cho thanh niên. Công tác phối hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường, xã hội chưa chặt chẽ. Các hiện tượng tiêu cực, suy thoái về lối sống của một số bộ phận cán bộ, đảng viên, giáo viên thiếu tính làm gương cùng các tệ nạn xã hội đã làm ảnh hưởng không tốt đến tư tưởng, lối sống của thanh niên.

Về hình thức, phương pháp, phương tiện giáo dục: hình thức GDPL cho thanh niên còn yếu kém, đó là sự đơn điệu, chưa chú ý đến từng đối tượng thanh niên như thanh niên ở các nhóm nghề, thanh niên còn ngồi trên nghế nhà trường,thanh niên lao động. Phương pháp giáo dục nhìn chung vẫn chưa thoát khỏi tình trạng nặng về đạo lý suông, dạy và học rơi vào thuần túy lý thuyết, coi nhẹ hoặc không có điều kiện thực hành, không phát huy được tính độc lập, chủ động và sáng tạo củathanh niên, không ít nơi tách rời giáo dục nhà trường với gia đình và xã hội. Do vậy, việc thực hiện chính sách GDPL cho thanh niên đang có lỗ hổng lớn, đang có một khoảng cách không nhỏ so với yêu cầu xây dựng đất nước thời kỳ CNXH, CNH-HĐH. Phương tiện giáo dục còn nghèo nàn, thực hiện chưa đồng bộ giữa xã, thị trấn trong toàn tỉnh.

Thứ 4: nguồn lực để thực hiện chính sách GDPL cho thanh niên chưa đồng bộ, thiếu hút, nghèo nàn

Thanh thiếu niên do có đặc điểm về lứa tuổi, thể chất đang ở độ trưởng thành, nhận thức, tâm lý chưa hoàn toàn chín chắn, dễ bị lôi kéo, bị chi phối, kích động, nên Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 đã xác định rõ đây là nhóm đối tượng đặc thù mà Nhà nước, xã hội cần quan tâm, đầu tư, đặc biệt đối với công tác giáo dục lối sống, đạo đức, pháp luật.

Tuy nhiên, trên thực tế, kinh phí của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn về nguồn lực, nhất là kinh phí, do đó, việc tuyên truyền, phổ viên GDPL chủ yếu mới tập trung vào thanh thiếu niên là học sinh, sinh viên trong trường học; thanh thiếu niên vi phạm trong trại giam, trường giáo dưỡng; chưa có điều kiện thực hiện liên tục, thường xuyên đối với thanh thiếu niên tự do, không có địa bàn cư trú ổn định, không có việc làm, trong khi đây là đối tượng có nguy cơ cao về vi phạm pháp luật, đòi hỏi cách thức tiếp cận, vận dụng các hình thức phổ biến GDPL sáng tạo, đặc thù.

Nguyên nhân của những mặt hạn chế trên

Xem xét và đánh giá một cách toàn diện, trong những năm qua ngoài những thành tích đã đạt được trong thực hiện chính sách GDPL cho thanh niên, ở một góc nhìn khác chúng ta không thể không thừa nhận những hạn chế, thiếu sót nhất định, cụ thể:

Trong thời gian qua, thực hiện chính sách GDPL cho thanh niên chậm đổi mới. Hiện nay, Bộ Tư pháp xây dựng một số văn bản về chính sách GDPL cho thanh niên, tuy nhiên chính sách này ban hành chung cho cả nước, vô hình chung thanh niên cả nước tuân thủ “mô típ” đó điều đó chưa thể hiện chính sách GDPL theo vùng miền. Mỗi vùng lãnh thổ có đặc điểm văn hóa, xã hội, kinh tế đặc thù riêng, việc “áp đặt”, “mô típ” chung về 1 chính sách chưa sát thực tế, hơn nữa địa bàn tỉnh Hòa Bình khá phức tạp, hiểm trở, dễ tạo điều kiện cho “chống phá cách mạng; bạo lực hòa bình”....buôn lậu, ma túy ẩn nấp. Có thể thấy, để ban hành chính sách, chương trình, dự án GDPL cho thanh niên, cần có sự phối hợp giữa cơ quan thẩm quyền chung (UBND tỉnh) và cơ quan thẩm quyền riêng (Bộ Tư pháp; Bộ GD&ĐT) vừa đảm bảo tính thống nhất trong công tác chuyên môn vừa phù hợp với tình hình địa phương.

Như vậy, thể chế xây dựng và ban hành văn bản, chương trình, dự án thực thi chính sách giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Hòa Bình nói riêng chậm được đổi mới và còn tập trung nhiều vào vấn đề quản lý hành chính. Trong suốt một thời kỳ dài, cơ quan tiến hành ban hành lập pháp, hiến pháp về chính sách GDPL cho thanh niên tập trung nhiều việc tuyên truyền, phổ biến mang tính bề nổi mà chưa quan tâm đến việc chính sách có hiệu quả thực tế, ăn sâu và tiềm thức mỗi thanh niên cũng như xây dựng ý thức, hành vi tuân thủ pháp luật cho mỗi thanh niên.

Thứ nhất, về điệu kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội : Là một tỉnh có điều kiện kinh tế chậm phát triển, chia cắt địa hình, giao thông không thuận lợi, trình độ

dân trí còn thấp, đời sống kinh tế người dân còn khó khăn, nghèo nàn, nhỏ lẻ, quảng canh, tự cung tự cấp, cơ bản dựa vào nông nghiệp do đó, ngoài tầng lớp nhân dân ở vùng thành thị, thành phố, thị trấn, huyện, trung tâm xã, người dân vùng núi cao, vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn chưa quan tâm, hưởng ứng đúng mức, chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của chính sách GDPL nên việc tham gia các đợt tuyên truyền, vận động, các phong trào GSPL cho thanh niên còn hạn chế.

Thứ hai: Về công tác chỉ đạo, phối hợp

Công tác phối hợp giáo dục giữa các ban ngành, đoàn thể, nhà trường, gia đình còn hạn chế, chưa đồng bộ, thiếu nhất quán.

+ Sự phối hợp giữa các nhà trường và công an, chính quyền địa phương chưa tốt: một số thanh niên vi phạm pháp luật chưa có cơ chế quản lý, đặc biệt hiện nay đoàn viên thanh niên trong trường học vi phạm pháp luật chưa có chế tài khi Công an đổ lỗi cho Nhà trường, Nhà trường tạo áp lực cho Công an và chính quyền địa phương.

+ Sự buông lỏng trong quản lý của các cấp, các ngành về các hoạt động dịch vụ văn hoá đã làm xuất hiện ngày càng nhiều các tụ điểm văn hoá không lành mạnh ở gần các trường học, các tụ điểm này dùng đủ mọi cách để lôi kéo thanh niên vào các điểm giải trí như: Bi-a, Game, chat,...nhằm phục vụ lợi ích kinh tế của riêng họ. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến hiện tượng thanh niên lơ là, né tránh, gây gổ đánh nhau, thậm chí vi phạm pháp luật.

Hàng năm tỉnh Hòa Bình đã xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch phát triển thanh niên của tỉnh với sự tham gia của các thành viên Ban chỉ đạo là đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành tổ chức các đoàn đi kiểm tra việc thực các Đề án, chính sách phát triển thanh niên và công tác thanh niên tại các địa phương, đơn vị. Tuy nhiên việc thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về lĩnh vực công tác thanh niên vẫn còn

nhiều hạn chế, việc thanh tra, kiểm tra thực hiện các chính sách, pháp luật về thanh niên và công tác thanh niên chưa được tiến hành thường xuyên. Số vụ việc vi phạm được phát hiện qua thanh tra, kiểm tra chưa nhiều so với thực trạng và nhiều khi còn mang tính chất hình thức. Việc kiểm tra mới chỉ dừng ở việc đôn đốc các địa phương, đơn vị triển khai thực hiện các Đề án, chính sách và các nhiệm vụ thực hiê ̣n chính sách GDPL về công tác thanh niên mà ít phát hiện được những vi phạm, hạn chế và những khó khăn, vướng mắc, đề xuất xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách cho thanh niên [53,54].

Thứ ba: Về yếu tố môi trường, hoàn cảnh giáo dục:

- Môi trường xã hội. Sự gia tăng các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội trong điều kiện cơ chế thị trường đã làm cho môi trường xã hội của giáo dục bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây nên những tác động xấu tới tư tưởng, ý thức, tới tình cảm, hành vi và lối sống của thanh niên.

Khi đất nước chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, chúng ta không lường hết được cả tác động tích cực, lẫn tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế đến sự phát triển CNXH. Thang giá trị xã hội ở nước ta có những bước chuyển dịch, thay đổi, thậm chí có “sự đảo lộn” một cách nhanh chóng, nhiều giá trị trước thời kỳ đổi mới được đề cao, nay lại bị hạ thấp, theo đó, sự nhìn nhận đánh giá và định hướng về các giá trị truyền thống dân tộc trong thanh niên cũng có những biến đổi nhanh chóng.

Mặt trái của cơ chế thị trường, các tệ nạn xã hội, văn hóa phẩm không lành mạnh tràn ngập, cộng với lối sống buông thả thực dụng chạy theo đồng tiền, sống lạnh lùng sòng phẳng v.v. đang ngày càng làm xói mòn các chuẩn mực truyền thống của dân tộc, những yếu tố đó đang hàng ngày hàng giờ tác động tới lớp trẻ ngày nay. Hơn bao giờ, chúng ta phải quán triệt một cách sâu sắc luận điểm của C.Mác và Ph. Ăngghen về sự thống nhất biện chứng giữa

con người và hoàn cảnh: con người tạo ra hoàn cảnh đến mức nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người đến mức ấy.

Bên cạnh đó, sự thiếu gương mẫu trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và cán bộ chuyên trách. Đó là, tình trạng tham ô, hối lộ, bao che, trù dập, buôn lậu, trốn thuế, chiếm đoạt của công v.v. đã làm cho thế hệ thanh niên mất lòng tin, không còn là những tấm gương để cho thế hệ thanh niên học tập và noi theo. Mặt khác, sự quan tâm của Đảng bộ và các cơ quan ban ngành trong tỉnh đối với thanh niên và công tác thanh niên chưa được phát huy đầy đủ và đúng mức, chưa toàn diện và sâu sát. Chưa đề cao vai trò của thanh niên, có tư tưởng xem thường tuổi trẻ cho rằng họ chưa có kinh nghiệm, không đủ khả năng v.v. Do vậy mà chính sách xã hội và chiến lược con người nhất là chiến lược đối với thế hệ trẻ còn nhiều bất cập, thiếu những biện pháp, cơ chế, chính sách hỗ trợ thanh niên tham gia có hiệu quả vào các chương trình chính sách phát triển kinh tế- xã hội tại địa phương.

Về phía đối tượng giáo dục

Đặc biệt về tâm sinh lý lứa tuổi thanh niên là giai đoạn các em đang phát triển mạnh về thể chất, tinh thần và tình cảm, đó là những biến đổi tâm sinh lý lứa tuổi: do đặc điểm tâm, sinh lý tuổi, tình cảm của các em chưa bền vững, không ổn định, khả năng làm chủ bản thân, “sức đề kháng”, trước những tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài… cho nên dễ phát sinh mặc cảm, sự bồng bột, cả tin…Điều này tạo cơ hội cho những hiện tượng tiêu cực trong xã hội xâm nhập vào tư tưởng, tình cảm của các em, cá biệt có một số em bị rối loạn về tâm thần.Thanh niên với tư cách là đối tượng được giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giáo dục pháp luậ cho thanh niên trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 82 - 91)