Quan điểm bảo đảm thực hiện chính sách giáo dục pháp luật cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giáo dục pháp luậ cho thanh niên trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 91 - 94)

7. Kết cấu luận văn

3.1. Quan điểm bảo đảm thực hiện chính sách giáo dục pháp luật cho

thanh niên trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Quản lý xã hội bằng pháp luật đã trở thành một đòi hỏi tất yếu khách quan trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay.

Quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về giáo dục pháp luật nói chung, giáo dục pháp luật cho thanh niên nói riêng.

Trước hết, thực hiện chính sách GDPL nói chung, thực hiện chính sách GDPL cho thanh niên nói riêng phải luôn bám sát, quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam qua từng giai đoạn và gắn với sự lãnh đạo của Đảng. Thực tế cho thấy, Đảng ta luôn quan tâm, coi trọng GDPL cho CBCC và nhân dân. Bắt đầu từ Đại hội VI, công tác PBGDPL ngày càng được quan tâm và được coi là nhiệm vụ quan trọng, góp phần nâng cao trình độ kiến thức, hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của đội ngũ CBCC nhà nước và nhân dân. Nghị quyết Đại hội VI của Đảng nhấn mạnh: “Coi trọng công tác giáo dục, tuyên truyền, giải thích pháp luật... Cần sử dụng nhiều hình thức và biện pháp để giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật” [13].

Tiếp đó, trong Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, Đảng ta khẳng định: “Tăng cường giáo dục ý thức pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm cho pháp luật được thi hành một cách nghiêm minh, thống nhất và công bằng” [14]. Giải pháp có tính thực tiễn cho việc phát huy vai trò

của GDPL nhằm nâng cao ý thức chấp hành, thực hiện pháp luật trong CBCC và các tầng lớp nhân dân là: “Các luật ban hành cần đảm bảo tính khả thi, dễ hiểu, quy định cụ thể để giảm bớt tình trạng phải chờ đợi quá nhiều văn bản hướng dẫn mới thi hành được. Tăng cường công tác tuyên truyền, giải thích, GDPL để nhân dân hiểu và tự giác chấp hành” [14].

Điểm mốc quan trọng nhất đánh dấu sự quan tâm mạnh mẽ và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với công tác PBGDPL là Chỉ thị số 32- CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Để Chỉ thị 32-CT/TW thực sự đi vào thực tiễn cuộc sống, Ban Bí thư đã đôn đốc, nhắc nhở và tổ chức Hội nghị sơ kết, đưa ra kết luận về tình hình thực hiện Chỉ thị. Cụ thể, ngày 08/4/2007, Ban Bí thư Trung ương Ðảng đã tổ chức Hội nghị toàn quốc sơ kết ba năm thực hiện Chỉ thị 32- CT/TW của Ban Bí thư (khóa IX) về công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; ngày 19/4/2011, Ban Bí thư đã đưa ra Kết luận số 04-KL/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.

Các Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ; các Quyết định, chương trình, kế hoạch của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình về công tác giáo dục pháp luật.

Về phía Nhà nước, nhận thức sâu sắc vai trò, tầm quan trọng của công tác này và quán triệt đường lối của Đảng về công tác PBGDPL, Nhà nước ta đã từng bước xây dựng, ban hành các văn bản QPPL về công tác PBGDPL cho đội ngũ nhân dân và các tầng lớp thanh niên. Ngày 07/01/1998, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg Về việc tăng cường công tác PBGDPL trong giai đoạn hiện nay và Quyết định số 03/1998/QĐ- TTg Về việc ban hành Kế hoạch triển khai công tác PBGDPL từ năm 1998 đến năm 2002 và thành lập HĐPH công tác PBGDPL. Hai văn bản QPPL này

đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để các địa phương, các cấp, các ngành triển khai công tác PBGDPL một cách mạnh mẽ hơn và đạt hiệu quả cao hơn.

Ngày 12/3/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình PBGDPL từ năm 2008 đến năm 2012 (gọi tắt là Chương trình 37) với mục tiêu:

Tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; đổi mới phương thức tổ chức thực hiện PBGDPL và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác PBGDPL; tuyên truyền kịp thời, thường xuyên nội dung pháp luật phù hợp với từng đối tượng, địa bàn; tổ chức có hiệu quả công tác PBGDPL trên toàn quốc... [15].

Trên cơ sở sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các cấp chính quyền tỉnh Hòa Bình đã chỉ đạo sâu sát, quyết liệt GDPL trên địa bàn, trong đó có GDPL cho thanh niên. Theo Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg về việc ban hành

Thực hiện chính sách GDPL cho thanh niên phải thu hút sự tham gia chủ động, tích cực của tất cả các cơ quan, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể hữu quan trong tỉnh.

Trước hết, cần nhận thức sâu sắc rằng, thực hiện chính sách GDPL cho thanh niên không chỉ là nhiệm vụ của riêng cơ quan chức năng, cấp chính quyền, đoàn thể hay cá nhân nào, mà nó phải được coi là trách nhiệm chung của tất cả các cơ quan, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể,.... Hoạt động này đòi hỏi sự nỗ lực, phấn đấu và sự chủ động, tích cực của các cấp ủy Đảng, các cấp chính quyền, các cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp thực hiện các đề án trọng tâm, các chủ thể GDPL và của bản thân thanh niên. Cùng với vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, vai trò điều hành và thực hiện của các cấp chính quyền, vai trò kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng; vai trò quan trọng hàng đầu trong việc bảo đảm hiệu quả thực hiện chính sách GDPL cho thanh niên thuộc về các chủ thể GDPL (cơ quan chức năng, tổ chức, đoàn thể và đội ngũ BCV, TTV pháp luật).

Cả chủ thể GDPL và đối tượng GDPL phải cùng có chung nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của thực hiện chính sách GDPL cho thanh niên; cùng có ý thức trách nhiệm trong việc xác định đúng đắn mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức GDPL cho thanh niên. Các chủ thể với tư cách cơ quan chủ trì, phối hợp thực hiện GDPL cần chú trọng nhiều hơn việc tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ GDPL cho đội ngũ BCV, TTV pháp luật; củng cố, nâng cấp cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ GDPL. Đội ngũ BCV, TTV pháp luật cần có ý thức chủ động học tập nâng cao trình độ học vấn về pháp luật, tích cực, nhiệt tình, tâm huyết với GDPL cho thanh niên, gắn các QPPL thực định với các sự kiện, tình huống pháp luật thực tiễn... của thanh niên, với là tư cách đối tượng tiếp nhận GDPL, phải nâng cao hơn nữa tinh thần, ý thức trách nhiệm, chủ động, tích cực khi tham gia vào các hoạt động GDPL; phải coi việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, hiểu biết pháp luật là nhu cầu tự thân, là động lực thực sự của mỗi người xuất phát từ mong muốn tiếp nhận, nâng cao kiến thức pháp luật.

Quán triệt quan điểm này cũng có nghĩa là quán triệt yêu cầu được nêu trong Chương trình PBGDPL từ năm 2008 đến năm 2012 (Ban hành kèm theo Quyết định 37/2008/QĐ-TT ngày 12/03/2008 của Thủ tướng Chính phủ): “Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật... là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng” [15].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giáo dục pháp luậ cho thanh niên trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)