Tình hình xây dựng và ban hành văn bản, chương trình, dự án thực th

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giáo dục pháp luậ cho thanh niên trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 62 - 67)

7. Kết cấu luận văn

2.2.1. Tình hình xây dựng và ban hành văn bản, chương trình, dự án thực th

thi chính sách giáo dục pháp luật cho thanh niên

Trong những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật luôn có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay, là một bộ phận của công tác giáo dục, là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự điều phối, tổ chức thực hiện của các cơ quan nhà nước và các tổ chức, đoàn thể; là khâu then chốt, quan trọng để chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước thực sự đi vào cuộc sống xã hội, đi vào ý thức, hành động của từng chủ thể trong xã hội. Định hướng chiến lược này là cơ sở quan trọng để xây dựng và ban hành các chính sách, chương trình và dự án thực thi trong GDPL cho thanh niên.

- Quyết định số 857/QĐ-UBND, ngày 02/7/2012 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình phát triển thanh niên tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2012-2020. Việc tham mưu xây dựng, triển khai các Đề án, chính sách, pháp luật về thanh niên và công tác thanh niên, đặc biệt là việc thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 11/9/2009 của Chính phủ và dự án về thanh niên tỉnh Hòa Bình trên địa bàn đã đạt được những kết quả nhất định.

Bên cạnh đó, có thể nhắc đến kế hoạch thực hiện GDPL cho thanh niên của UBND Tỉnh Hòa Bình trong thời gian vừa qua như : Kế hoạch số 52/KH- UBND, ngày 17/12/2012 về việc thực hiện Chương trình phát triển thanh niên tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2012-2015; Kế hoạch số 664/KH-UBND, ngày 01/6/2011 của UBND tỉnh về thực hiện Đề án “Tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho thanh thiếu niên trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2011-2015.

Kế hoạch đã đưa ra khá chi tiết về mục đích, nội dung, hình thức, cụ thể: Mục đích kế hoạch bao gồm: Kế hoạch nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức về pháp luật, kỹ năng ứng xử pháp luật trong đời sống thanh thiếu niên; ý thức chấp hành pháp luật, hành động, trách nhiệm của gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội trong việc giáo dục thanh thiếu niên chấp hành pháp luật; phối hợp tích cực với Đoàn, Đội, Hội trong hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên.

Phấn đấu 100% thanh thiếu niên trong các trường học được phổ biến chính sách pháp luật trong các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống, công việc học tập phù hợp với lứa tuổi của các em như Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Giao thông đường bộ, Luật Thanh niên, Luật Chăm sóc và bảo vệ trẻ em, Luật Bảo vệ môi trường, Bộ luật Hình sự, Luật Phòng chống ma túy...; cán bộ đoàn được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức pháp luật mới và nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật.

Đối tượng phổ biến, giáo dục pháp luật là thanh thiếu niên tự do, sinh sống, lao động tại địa bàn cư trú; thanh thiếu niên vi phạm pháp luật; thanh niên là công nhân lao động trong các khu công nghiệp, doanh nghiệp trong hệ thống Đoàn thanh niên Thành phố; thanh thiếu niên trong trường học; đoàn viên, thanh niên là cán bộ, công chức, viên chức trong các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị của tỉnh.

Nội dung sẽ triển khai các hoạt động phổ biến các văn bản pháp luật liên quan đến thanh thiếu niên; biên soạn tài liệu pháp luật cho thanh thiếu niên và tài liệu về kỹ năng nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật, kiến thức pháp luật liên quan đến thanh thiếu niên dành cho lực lượng cán bộ làm công tác thực hiện giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên; Xây dựng mô hình Câu lạc bộ “Thanh niên với pháp luật”; chỉ đạo điểm một số đơn vị trong việc thực hiê ̣n giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên. Có thể thấy, đây là văn bản thực thi

chi tiết và thiết thực, ý nghĩa đối với các cấp quản lý và đối với bản thân thanh niên. Tuy nhiên, thực tế trong thời gian vừa qua tỉnh Hòa Bình đã có bước tiến về kinh tế đặc biệt lâm, nông nghiệp, đan xen tệ nạn ma túy, HIV- AIDS ...vẫn tồn tại trong đời sống của người dân nhất là dân tộc biên giới vùng biên, dân tộc ít người trong đó không ít thanh niên.

Để đánh giá thực trạng thực hiện chính sách giáo dục về pháp luật cho thanh niên tỉnh Hòa Bình, chúng tôi đã tiến hành khảo sát dành cho cán bộ, cán bộ chuyên trách thuộc UBND, HĐND, Đoàn thanh niên, UBND cấp huyện, Sở Tư pháp. Các phòng ban thực hiện chủ chốt về thực hiện chính sách GDPL cho thanh niên tỉnh Hòa Bình.Trên cơ sở những văn bản chương trình, kế hoạch đã triển khai, luận văn đã có khảo sát nghiên cứu mức độ hài lòng về việc xây dựng và ban hành các văn bản, chương trình và dự án thực thi thi hành chính sách GDPL cho thanh niên có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế tỉnh Hòa Bình hiện nay.

Bảng 2.2: Tình hình xây dựng và ban hành văn bản, chương trình, dự án

thực thi chính sách giáo dục pháp luật cho thanh niên

TT Xây dựng văn bản, chương trình

Mức độ thực hiện Không hài lòng Ít hài lòng Hài lòng Rất hài lòng SL % SL % SL % SL % 1

Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách giáo dục pháp luật cho thanh niên

34 34.0 40 40.0 12 12.0 14 14.0

2

Xác định rõ vị trí của thanh niên đối với sự phát triển kinh tế của địa phương

33 33.0 46 46.0 8 8.0 13 13.0

TT Xây dựng văn bản, chương trình Mức độ thực hiện Không hài lòng Ít hài lòng Hài lòng Rất hài lòng SL % SL % SL % SL % dung của công tác giáo dục pháp

luật

4

Quy định trách nhiệm cũng như phân định nhiệm vụ các cơ quan ngang Bộ, UNBD, đến cấp đảng, chính quyền địa phương trong công tác giáo dục pháp luật

35 35.0 38 38.0 10 10.0 17 17.0

5

Xây dựng các phương tiện cho giáo dục pháp luật như tài liệu, sách, tờ gấp, đĩa hình tiểu phẩm, câu chuyện pháp luật...

30 30.0 32 32.0 25 25.0 13 13.0

6

Xây dựng nguồn nhân lực, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt và chuyên trách cho giáo dục pháp luật

36 36.0 40 40.0 12 12.0 12 12.0

7

Xây dựng nội dung thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật cho thanh niên

42 42.0 20 20.0 25 25.0 13 13.0

8

Quy định về phạm vi, mục tiêu, nội dung của công tác giáo dục pháp luật

30 30.0 40 40.0 16 16.0 14 14.0

9

Quy định về mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức, tài chính của công tác giáo dục pháp

TT Xây dựng văn bản, chương trình Mức độ thực hiện Không hài lòng Ít hài lòng Hài lòng Rất hài lòng SL % SL % SL % SL % luật như tuyên truyền, phổ biến,

...giáo dục pháp luật cho thanh niên

10

Xây dựng các phương tiện cho giáo dục pháp luật như tài liệu, sách, tờ gấp, đĩa hình tiểu phẩm, câu chuyện pháp luật...

30 30.0 45 45.0 10 10.0 15 15.0

11

Lập kế hoạch dự toán kinh phí trình cấp Đảng ủy xem xét, phê duyệt bảo đảm kinh phí thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch

30 30.0 32 32.0 25 25.0 13 13.0

TB Chung 32.1 36.5 18.0 13.5

Nguồn: Tính toán từ dữ liệu điều tra

Bảng số liệu với 11 nội dung cơ bản đánh giá mức độ hài lòng của cán bộ, chuyên viên tại các ban, phòng, sở trực tiếp quản lý, thực thi chính sách GDPL cho thanh niên được đánh giá mức độ ít hài lòng đến hài lòng, với mức độ trung bình chung ít hài lòng là 32,1%, ít hài lòng là 36,5% và rất hài lòng là 18,0%. Trong đó, nội dung được đánh giá hài lòng nhất là“Xây dựng các phương tiện cho giáo dục pháp luật như tài liệu, sách, tờ gấp, đĩa hình tiểu phẩm, câu chuyện pháp luật...” với 38% tỷ lệ hài lòng và rất hài lòng. Xếp thứ 2 là nội dung “Quy định về phạm vi, mục tiêu, nội dung của công tác giáo dục pháp luật”.

Do vậy, đánh giá hạn chế trong văn bản chính sách, văn bản pháp quy về thực thi chính sách GDPL cho thanh niên như: Xác định rõ vị trí của thanh niên đối với sự phát triển kinh tế của địa phương; Quy định trách nhiệm cũng

như phân định nhiệm vụ các cơ quan ngang Bộ, UNBD, đến cấp đảng, chính quyền địa phương trong công tác giáo dục pháp luật và Xây dựng nguồn nhân lực, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt và chuyên trách cho giáo dục pháp luật chưa được hài lòng về các nội dung trên. Thực tế cho thấy, mặc dù Chính phủ, Nhà nước đã ban hành các văn bản và Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở tư pháp chủ trì thực hiện chính sách tuyên truyền, phổ biến GDPL cho thanh niên, tuy nhiên hạn chế còn tồn đọng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giáo dục pháp luậ cho thanh niên trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 62 - 67)